Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Bác Hồ - Thần tượng của tôi (Phần 1)

Bác Hồ - Thần tượng của tôi (Phần 1)

Sẽ khó có thể tìm thấy một ai không biết đến nhà lãnh đạo huyền thoại vĩ đại của Việt Nam - Hồ Chí Minh, hoặc không ý thức được về tinh thần bất khuất và lòng yêu nước của người dân Việt Nam trong công cuộc giải phóng dân tộc khỏi các cường quốc lớn như Pháp, Nhật Bản và Mỹ, những nước không những đã bị buộc phải nếm thất bại dưới tay của người Việt mà còn bị đuổi ra khỏi Việt Nam bởi những người dân với tinh thần đoàn kết và chiến lược quân sự chuẩn mực.

02:10 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Bác Hồ - Thần tượng của tôi

Geetesh Sharma*

Việt Nam và Hồ Chí Minh vĩ đại là hai cái tên nổi tiếng nhất và phổ biến trong nhân dân Ấn Độ, người đã từng là tâm điểm trong những các nhân sĩ trí thức và các nhà hoạt động chính trị kể từ nửa sau của thế kỷ XX, đặc biệt là giữa những năm 1950 đến những năm 1970. Đây là giai đoạn có rất nhiều bài viết được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau của Ấn Độ về Hồ Chí Minh, đặc biệt là ở Tây Bengal, nơi có rất nhiều bài thơ và bài viết ngợi khen Hồ Chí Minh; các công trình khoa học và cuốn Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh đã được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ chính của Ấn Độ và được đánh giá cao bởi các độc giả Ấn Độ. Trong thực tế, Việt NamHồ Chí Minh đã trở thành những từ đồng nghĩa với nhau.

Sẽ khó có thể tìm thấy một ai không biết đến nhà lãnh đạo huyền thoại vĩ đại của Việt Nam - Hồ Chí Minh, hoặc không biết đến tinh thần bất khuất và lòng yêu nước của người dân Việt Nam trong công cuộc giải phóng dân tộc khỏi các cường quốc lớn như Pháp, Nhật Bản và Mỹ, những nước không những đã bị buộc phải nếm thất bại dưới tay của người Việt mà còn bị đuổi ra khỏi Việt Nam bởi những người dân với tinh thần đoàn kết và chiến lược quân sự chuẩn mực.

Rõ ràng, một thành tựu lớn như vậy sẽ không thể đạt được nếu không có sự lãnh đạo truyền cảm và nhân cách của Hồ Chí Minh, cũng như các chính sách và chiến lược do nhân dân quyết định của Người. Dưới sự lãnh đạo tài giỏi bậc nhất của Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã không chỉ giải phóng đất nước của họ khỏi các cường quốc thực dân, phát xít và chủ nghĩa đế quốc, mà đồng thời còn phá hủy kết cấu phong kiến lâu đời và giải phóng người dân từ hệ thống phong kiến còn thịnh hành trong xã hội và các quan niệm của nó trong một khoảng thời gian ngắn nhất, điều chưa từng có trong lịch sử.

Nhân dân đã luôn là tâm điểm trong quá trình tư duy của Hồ Chí Minh và các mối quan tâm của ông dành cho mọi người được không chỉ giới hạn trong ranh giới địa lý của Việt Nam. Mục tiêu của Người không chỉ là giải phóng đất nước của mình từ sự cai trị nước ngoài, mà trong sâu thẳm suy nghĩ của mình, ngoài mục đích giành độc lập dân tộc, Người còn mơ ước tạo ra bình đẳng xã hội, công bằng và hạnh phúc cho nhân dân. Chính vì thế, bên cạnh việc đấu tranh kiên quyết và triệt để chống lại những kẻ xâm lược nước ngoài, Người cũng rất kiên quyết và triệt để trong chiến dịch chiến đấu chống lại kết cấu xã hội phong kiến, bởi vì loại bỏ cả hai là điều cần thiết để toàn dân thoát khỏi cảnh nô lệ và bóc lột.

Như đã đề cập trước đó, nhân dân đã ăn sâu trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong lời nói và hành động của Người luôn nhấn mạnh về độc lập và quyền lợi của nhân dân. Chính vì thế, Người có thể thu hút nhân dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam, ngoại trừ một vài nhóm quyền lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng của Việt Nam. Không chỉ có những người khỏe mạnh mà ngay cả phụ nữ, người già, người khuyết tật và trẻ em cũng đóng vai trò quan trọng của mình như các chiến sĩ trên các mặt trận khác nhau của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong khi các đô thị và nông thôn Việt Nam bị ném bom trên diện rộng nhưng vẫn có những người tình nguyện thực hiện chiến dịch xóa mù chữ cho nhân dân ở vùng sâu vùng xa của Việt Nam. Trẻ em trở thành giao liên đưa tin về tình hình của địch tới cho các chiến sĩ du kích, bên cạnh đó duy trì cầu nối cung cấp cho tiền tuyến. Thế giới chưa bao giờ được chứng kiến sự tham gia rộng rãi của nhân dân trong chiến tranh giải phóng như thế.

Chính sự lãnh đạo có sức lôi cuốn của Hồ Chí Minh đã có sức ảnh hưởng kỳ diệu tới khắp mọi người dân Việt Nam, những người sẵn sàng hy sinh tất cả với niềm hy vọng và tin tưởng rằng, sau khi giải phóng mọi người sẽ được chia sẻ những thành quả của độc lập. Thực tế đó vẫn còn được tiếp tục đến sau khi giải phóng, các nguyện vọng của nhân dân Việt Nam không bao giờ bị đi ngược lại. Thành tựu lớn nhất trong quá trình này là: tầm quan trọng của lao động không chỉ được công nhận mà còn được coi trọng trong xã hội, kết cấu phong kiến đã hoàn toàn bị bật gốc.

Hồ Chí Minh không chỉ là lý thuyết hay hình mẫu, Người thực hành những điều mình rao giảng và truyền cảm hứng cho mọi người đi theo con đường của mình.

Kể từ thời thơ ấu, Người đã mơ ước về độc lập và hạnh phúc cho những người dân trên quê hương của mình.

Hồ Chí Minh là một tấm gương về cần kiệm và giản dị, và Người làm vậy không phải để trình diễn và thu hút mọi người. Ngay cả sau khi trở thành Chủ tịch nước của Việt Nam, Người vẫn duy trì lối sống khắc khổ. Mặc dù có một Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, nơi ở chính thức của Chủ tịch nước, Người vẫn chọn sống trong một ngôi nhà gỗ đơn sơ thuộc khu phức hợp Phủ Chủ tịch cho đến khi qua đời. Người chỉ sử dụng Phủ Chủ tịch cho các cuộc họp chính thức hoặc bữa ăn tối với chức sắc nước ngoài.

Người thường đi đôi dép cao su làm bằng lốp xe cũ. Đôi dép này đã trở thành thương hiệu của sự “thắt lưng buộc bụng” của Người và các nhà lãnh đạo Cộng sản, cán bộ, trí thức và các nhà hoạt động của vùng Tây Bengal đặc biệt luôn có cảm hứng bất tận từ đôi dép cao su mà Hồ Chí Minh đi.

Trong khi thực hiện nghi lễ trồng cây ở Delhi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự làm mọi việc khiến cho những người có mặt hoàn toàn ngạc nhiên, bởi đối với họ, việc tự tay trồng cây không thích hợp với một Chủ tịch nước.

Người tin vào bản thân mình, làm công việc của mình mà không cần sự giúp đỡ của bất kỳ người làm công hay nhân viên nào, những người mà Người coi là biểu tượng của chế độ phong kiến. Người tin rằng, chế độ phong kiến chỉ có thể được loại bỏ khi có sự phủ nhận hoàn toàn đối với những thói quen phong kiến trong hành vi của con người. Ý nghĩ này của Người đã được phản ánh một cách sinh động trong xã hội Việt Nam ngày nay, nơi không có giúp việc gia đình trong các hộ gia đình và không có người giúp việc, người làm công trong các văn phòng. Lái xe, quan chức an ninh, quản gia, quan chức cấp cao, người giàu hay người nghèo, chia sẻ một bàn ăn mà không có bất kỳ do dự hay tự ái nào, bởi tất cả đều được coi là ngang bằng.

Hồ Chí Minh có một tình cảm yêu quý đặc biệt đối với trẻ em bởi Người cho rằng đó là tương lai của đất nước. Người tin rằng, trẻ em khỏe mạnh và có học hành sẽ xây dựng một quốc gia chắc chắn và bền vững. Các trẻ em cũng rất yêu quý Người và gọi Người là “Bác Hồ”.

Là Chủ tịch nước, sau khi tuyên bố Hiến pháp mới, bài nói chuyện chính thức đầu tiên của Người là bài gửi đến các trẻ em, trong đó Người đã nói:

"Các cháu thân mến,

Hôm nay là Tết Trung thu. Ba má các cháu đã sắm cho các cháu nào đèn, nào trống, nào pháo, nào hoa và nhiều đồ chơi khác, các cháu vui vẻ nhỉ.  

... Các cháu vui cười hớn hở, Bác Hồ cũng vui cười với các cháu, đố các cháu biết vì sao? Một là, vì bác rất yêu mến các cháu, hai là, vì Trung thu năm ngoái Nước nhà còn bị áp bức, các cháu còn là một bầy nô tết con, mà Trung thu năm nay, nước ta đã được tự do và các cháu đã trở thành những người tiểu chủ nhân của một nước độc lập.

Hôm nay tha hồ các cháu vui chơi thỏa chí, ngày mai mong các cháu ra sức học tập, tất cả các cháu đã biết chữ quốc ngữ chưa? Cháu nào chưa biết thì phải học cho biết ….

Đêm Trung thu năm sau chúng ta sẽ tổ chức một cuộc vui cả già lẫn trẻ, các cháu nghĩ thế nào?

Trung thu này, Bác không có gì gửi tặng các cháu, chỉ gửi tặng các cháu nhiều cái hôn”.

Bất cứ việc gì Hồ Chí Minh làm cũng lôi cuốn người dân tham gia và chính cùng với sự chung tay góp sức của nhân dân mà Người không chỉ có thể xây dựng lại đất nước của mình từ đống đổ nát mà trong vòng 2 đến 3 thập kỷ, Người còn có thể đưa đất nước tiến lên hàng đầu trong các quốc gia đang phát triển. Chiến lược này, nếu được thực hiện ngày hôm nay, vẫn có thể đơm hoa kết trái.

Hồ Chí Minh là một người có nhiều đức tính và để lại ảnh hưởng mang tính thi đua trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. Người đã rất phổ biến trong số các độc giả, như một nhà thơ, ca sĩ, nhạc sĩ, nhà văn, nhà viết kịch. Mọi người không chỉ thích đọc các tác phẩm của Người mà còn lấy cảm hứng từ những tác phẩm đó. Người luôn tránh dùng từ ngữ học thuật trong các các tác phẩm của mình. Người thường nói: khi viết bất cứ vấn đề gì cũng nên dùng từ ngữ đơn giản để một người dân bình thường có thể hiểu và nắm bắt nó một cách dễ dàng. Một phần tác phẩm của Người là tuyên truyền. Người thường nói: nếu một văn bản tuyên truyền giúp và truyền cảm hứng cho mọi người chiến đấu chống lại bất công, thì đó là một nền văn học đúng nghĩa. Đúng như vậy, nếu một nền văn học các học giả và các nhà phê bình đánh giá là tuyệt vời mà những người bình thường không hiểu được thì nó chẳng có ý nghĩa gì.

Hiện nay, các nước đang phát triển của thế giới thứ ba đang phải đối mặt với ba thách thức lớn. Thách thức đầu tiên là chủ nghĩa đế quốc, được thiết kế để duy trì sự thống trị của mình trên toàn thế giới bằng bất kỳ phương tiện nào và nếu cần thiết, nó tạo ra đối thủ và sau đó với danh nghĩa chiến đấu để loại bỏ đối thủ, nó cần đến sự trợ giúp của các hành động quân sự. Vũ khí khác của nó là lũng đoạn chính quyền đất nước.

Thách thức lớn hơn vẫn là chế độ phong kiến. Dưới chế độ phong kiến là sự bất bình đẳng, phụ nữ bị coi thường, lao động bị đánh giá thấp và người bóc lột người. Trong chế độ phong kiến tồn tại sự phân biệt theo giai tầng và đẳng cấp. Dwak trên nền tảng của các tôn giáo và chế độ đẳng cấp, chủ nghĩa phong kiến đã bám rễ sâu trong xã hội. Rất khó khăn để chống lại nó bởi nó ăn sâu bám rễ trong từng gia đình. Nếu xã hội của bất kỳ quốc gia nào thoát khỏi chế độ phong kiến ​​và chủ nghĩa tôn giáo, thì nó có thể đối mặt và chiến thắng bất kỳ thế lực bên ngoài nào cho dù có hùng mạnh đến đâu đi chăng nữa. Việt Nam là một ví dụ rõ ràng, đất nước thành công trong việc thoát khỏi chế độ thực dân, đế quốc và xâm lược dưới sự lãnh đạo tài giỏi nhất của Hồ Chí Minh và các chính sách phù hợp thực tế. Điều đó là có thể bởi, ngoại trừ một vài nhóm quyền lợi ra thì Hồ Chí Minh có thể đoàn kết tất cả các dân tộc Việt Nam. Đây là điều không thể dưới chế độ phong kiến. Chính Hồ Chí Minh đã giải phóng nhân dân ra khỏi nanh vuốt của chế độ phong kiến. Thông qua giáo dục, Người thức tỉnh ý thức của họ khiến họ nhận ra tầm quan trọng của độc lập và bình đẳng, và điều này đã thúc đẩy họ xây dựng một xã hội lành mạnh dựa trên sự bình đẳng và công lý. (Xem tiếp phần 2)


* Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn – Việt bang Tây Belgan, Ấn Độ.

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục