Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Các yếu tố địa kinh tế trong các thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (Phần 3)

Các yếu tố địa kinh tế trong các thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (Phần 3)

03:00 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 2)

4. Các nhân tố “địa-kinh tế” thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ: Những thách thức và cách thức để vượt qua thách thức nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước

Với bối cảnh, tình hình nêu trên đây, vấn đề đặt ra là cần phải nỗ lực để nhận diện và xác định được các nhân tố “địa-kinh tế” thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ, đây là những nhân tố cần nhận được sự quan tâm xứng đáng trong chính sách và là những nhân tố có khả năng định hình lại các thỏa thuận hợp tác song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ. Bởi vì đặc tính của thỏa thuận hợp tác song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ chủ yếu dựa trên góc độ địa kinh tế nên sự quan tâm của chính sách đối với các nhân tố “địa-kinh tế” thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ sẽ trở thành công cụ kinh tế cũng như các lợi ích địa chính trị của Việt Nam và Ấn Độ. Ấn Độ cung cấp gói tín dụng quốc phòng trị giá 500 triệu USD cho Việt Nam năm 2016. Ngoài ra, còn có một số thỏa thuận khác cũng được ký kết trong năm 2016, bao gồm các thỏa thuận về: các tàu tuần tra ngoài khơi, an ninh mạng, xây dựng trung tâm phần mềm quân đội, gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và học bổng đối với giáo dục bậc bao. Trên thực tế, xuất phát từ xung lực tồn tại trong nhiều vấn đề song phương, trong đó có việc mở rộng gói tín dụng quốc phòng, việc đạt được “mức độ sâu sắc về chiến lược” trong các mục tiêu địa chính trị và kinh tế xã hội song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ hiện nay dường như đã khá chắc chắn.[1]

* Tăng cường Hợp tác Quốc phòng và An ninh: Cả Ấn Độ và Việt Nam đều là các quốc gia có vị trí và ảnh hưởng lớn trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Việt Nam và Ấn Độ cam kết liên doanh sản xuất trong lĩnh vực quốc phòng, trong đó có việc chuyển giao công nghệ từ Ấn Độ cho Việt Nam. Việc Nam và Ấn Độ đang mong muốn xây dựng các thỏa thuận hợp tác địa chính trị và kinh tế sâu sắc hơn, đồng thời việc nâng cấp Thỏa thuận Đối tác Chiến lược (2007-17) lên Thỏa thuận Đối tác Chiến lược Toàn diện cũng tạo điều kiện để quan hệ hợp tác Quốc phòng và An ninh giữa hai nước phát triển mạnh mẽ. Quân sự, Hàng hải và An ninh mạng là các nội dung hợp tác chính. Nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng phát triển hơn nữa, Ấn Độ và Việt Nam nhất trí trao đổi các đoàn cấp cao quốc phòng, tổ chức đối thoại thường niên cấp cao, và tăng cường hợp tác giữa lực lượng quân đội hai nước. Ngoài ra, các dự án và các sáng kiến mua sắm trang thiết bị và xây dựng tiềm lực quốc phòng cũng được hai bên thúc đẩy. Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) mở rộng cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Việt Nam và Ấn Độ đã ký kết nhiều thỏa thuận đột phá có liên quan tới lĩnh vực quốc phòng.

* Các vấn đề liên quan EEZ và Biển Đông: Những thách thức địa chính trị tại Biển Đông và vấn đề Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) có tác động về mặt địa kinh tế đối với cả Ấn Độ và Việt Nam. Vấn đề địa chính trị gây tranh cãi vừa nêu cũng được thể hiện rõ nét trong Thỏa thuận Đối tác Chiến lược Toàn diện. Ví dụ, Ấn Độ đã bày tỏ quan ngại của Ấn Độ về tự do hàng hải ở Biển Đông, và trong năm 2016 Ấn Độ cũng đã ủng hộ phán quyết của Tòa Thường trực Trọng tài Tòa Công lý Quốc tế. Năm 2017, bên lề Thượng đỉnh ASEAN, Thủ tướng Modi hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ. Gần đây nhất, Ấn Độ đã nhận được từ Việt Nam lời mời gọi các đầu tư mới của Ấn Độ trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông, điều này có thể mở ra chương mới tiếp theo trong hợp tác của Ấn Độ tại Biển Đông.

* Nhu cầu tuần tra chung và duy trì hoạt động tuần tra chung: Ấn Độ đang nỗ lực để thâm nhập thị trường quốc phòng Việt Nam nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương chiến lược giữa hai nước. Ấn Độ đã cam kết khoản tín dụng trị giá 100 triệu USD cho Việt Nam phục vụ cho các dự án liên quan tới: các trực thăng hạng nhẹ hiện đại Dhruv, hệ thống tên lửa đất đối không Akash, và Phương tiện Tuần tra Ngoài khơi[2]. Để có thể triển khai các thỏa thuận đã tuyên bố trên thực tế, Garden Reach Shipbuilders & Engineers (GRSE) đã cố gắng cung cấp cho Việt Nam 14 tàu tuần tra trị giá khoảng 212 triệu USD[3]. Ngoài ra, xuất hiện nhu cầu tuần tra và tập trận hải quân chung sẽ được triển khai trong tương lai giữa Ấn Độ và Việt Nam ở Biển Đông.

* Tác động, ảnh hưởng tới các chuỗi giá trị toàn cầu: Sự biến động về mặt địa chính trị có tác động, ảnh hưởng lớn tới các chuỗi giá trị và các mạng lưới sản xuất toàn cầu, đặc biệt là ở Đông Á. Vì vậy, việc tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) có ý nghĩa quan trọng đối với cả Ấn Độ và Việt Nam. Hơn 60% thương mại toàn cầu ngày nay nằm ở phân khúc các hàng hóa trung gian. Các mạng lưới sản xuất và các hoạt động chuỗi giá trị phổ biến và lan rộng trong toàn bộ khu vực dựa trên các yếu tố như: sự sẵn có về nguyên liệu thô; quy mô thị trường; và các lợi thế về chi phí. Điều đáng ngạc nhiên ở đây là, sự tham gia của Ấn Độ và Việt nam ở mức tương đối thấp so với tiềm năng thực sự của mỗi bên. Hai nước cần cộng tác với nhau để tăng cường việc tham gia vào GVC đặc biệt trong các lĩnh vực như trang sức, giày dép, đồ dùng điện tử và thậm chí là dầu sinh học.

* Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực An ninh mạng: Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng giữa Ấn Độ và Việt Nam đã được ký kết ngày 3/9/2016 tại Hà Nội. Bản ghi nhớ này được ký giữa Đội Ứng phó Khẩn cấp Máy tính Ấn Độ (CERT-In), Ấn Độ, và Cục An ninh mạng Bộ Công an, Chính phủ Việt Nam. Mục tiêu đề tra trong Bản Ghi nhớ là nhằm làm sâu sắc ở cấp chiến lược đối với quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ. Bản ghi nhớ này sẽ mang lại lợi ích cho hai bên trong việc xây dựng tiềm lực và thể chế trong lĩnh vực an ninh mạng. Điều này cũng sẽ góp phần củng cố và tăng cường cơ chế kiểm soát tội phạm mạng tại Việt Nam. Vietnam sẽ thông qua dự luật An ninh mạng.

* Xây dựng Trung tâm phần mềm quân đội: Trung tâm phần mềm quân đội là sáng kiến quan trọng được nêu ra trong chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới Việt Nam vào tháng 9/2016. Đồng thời, sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Ấn Độ vào năm 2014, Trung tâm Anh ngữ và Huấn luyện IT Việt Nam - Ấn Độ đã được thành lập tại Nha Trang. Ấn Độ tuyên bố cấp 5 triệu USD để xây dựng Trung tâm phần mềm quân đội[4].

* Đa dạng hóa danh mục hàng hóa trao đổi thương mại giữa hai nước: Đa dạng hóa danh mục hàng hóa trao đổi thương mại tiếp tục là vấn đề cần quan tâm của Việt Nam và Ấn Độ. Xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ sang Việt Nam năm 2017-2018 tăng thêm 15,13% so với cùng kỳ năm ngoái. Và điều đáng quan tâm là, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ cũng tăng thêm 51,41%. Thương mại song phương Việt Nam và Ấn Độ đạt 10,11 tỷ USD, tăng 29,14% so với cùng kỳ năm trước. Toàn bộ các số liệu vừa nêu chứng minh rõ ràng rằng, hợp tác song phương đã mang lại lợi thế và thắng lợi cho cả nước. Năm 2017, Tổng thống Pranab Mukherjee cũng kêu gọi hai quốc gia cùng nỗ lực để đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 15 tỷ USD vào năm 2020. Mục tiêu này dường như sẽ đạt được với cường độ và mức độ hợp tác đang gia tăng giữa hai nước. Tuy nhiên, phần lớn thương mại song phương chỉ là các lĩnh vực truyền thống trong các lợi thế cạnh tranh của mỗi nước như cá và tôm cua, cao su, bông, thịt và sản phẩm  thịt, OEMs, máy móc điện và các thiết bị có liên quan etc. Tuy nhiên, Ấn Độ cần xây dựng và phát triển danh mục hàng hóa trong quan hệ thương mại song phương bằng cách xây dựng các lợi thế cạnh tranh mới trong các lĩnh vực khác có liên quan. (Xem tiếp phần 4)


[1] Some of the geo-economic issues highlighted here are also based on author’s article titled “India and Vietnam must create greater synergies” published in The Statesman newspaper in January 2018

[2] Sandeep Dikshit, “India offers Vietnam credit for military ware”, The Hindu, July 28, 2013

[3] Maki Catama, “Vietnam Looking to Buy 14 Fast Patrol Boats from India”, ASEAN Military Defence Review, August 29, 2015

[4] India - Vietnam: 45 years, partners in Peace, By Dipanjan Roy Chaudhury, The Economic Times, January 18, 2017, 
//economictimes.indiatimes.com/articleshow/56637016.cms?utm_source=contentofinterest&utm_medium=text&utm_campaign=cppst

 

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục