Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Các yếu tố địa kinh tế trong các thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (Phần 4)

Các yếu tố địa kinh tế trong các thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (Phần 4)

03:57 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 3)

* Quan tâm trong chính sách đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) cấu thành trụ cột hoặc xương sống của các quốc gia đang phát triển, và giúp tăng cường tiềm năng xuất khẩu cũng như sự tham gia của các nước đang phát triển vào GVCs. Các cấu trúc thể chế trong đó có các cơ quan thương mại, và vị trí, vai trò của các tổ chức khu vực như Hợp tác Mekong-Ganga (MGC) và vị trí, vai trò của các Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) Ấn Độ và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về hàng hóa cũng như dịch vụ đã đóng góp hết sức to lớn vào sự phát triển của hợp tác song phương Việt Nam và Ấn Độ. Ngoài ra, các khuôn khổ chính sách như “Chính sách Hướng Đông” và hiện nay đổi thành “Chính sách Hành động phía Đông” cũng đang được thúc đẩy bởi chính phủ hai nước đã góp phần tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ. Tuy nhiên, trọng tâm hiện nay nên tập trung vào việc thành lập các nhóm SME có kết nối với các doanh nghiệp đa quốc gia. Với việc cải thiện đầu tư và gia tăng tiếp cận thị trường, điều vừa nêu sẽ giúp tạo ra các giải pháp nhằm giải quyết những thách thức có liên quan tới SME như: khả năng thích ứng với nhu cầu toàn cầu; năng lực sẵn sàng cung ứng tài chính; quản lý những khó khăn về phía nguồn cung; tìm kiếm sáng kiến; tiếp cận công nghệ; giảm thiểu khí thải các bon; và nhiều vấn đề khác có liên quan.

* Nhu cầu xây dựng tiềm lực trong lĩnh vực dịch vụ: Hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ cần phải được thúc đẩy và tăng cường. Xuất khẩu dịch vụ toàn cầu của Ấn Độ đạt 161,8 tỷ USD, trong khi đó xuất khẩu dịch vụ toàn cầu của Việt Nam đạt 12,38 tỷ USD vào năm 2016. Các hoạt động kinh tế của Việt Nam phù hợp với cơ cấu tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc nội (GDP). Lĩnh vực nông nghiệp đóng góp 15,9% vào GDP của Việt Nam, trong khi đó ngành công nghiệp đóng góp 37% và dịch vụ đóng góp 41,3% vào GDP của Việt Nam. Với cơ cấu nền kinh tế như vừa nêu, Việt Nam có tiềm năng to lớn trong phát triển ngành dịch vụ đặc biệt là thông tin và công nghệ truyền thông, dịch vụ tài chính, du lịch, dịch vụ nghe nhìn, vận tải và thậm chí là giáo dục bậc cao khi hợp tác với Ấn Độ. Vì lẽ đó, có nhu cầu rất lớn trong xây dựng tiềm lực con người và thể chế trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam.

5. Kết luận

Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở là chiến lược có ý nghĩa tiên liệu về vị trí và vai trò địa kinh tế mà mỗi quốc gia thành viên trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ đảm nhận trong tương lai. Tài liệu nghiên cứu này đã khảo sát, đánh giá những phương thức khác nhau mà các quốc gia đã và đang sử dụng để khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng địa chính trị trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ngoài ra, một số nhân tố “địa-kinh tế” thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ cũng như các thách thức và tiềm năng có liên quan tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ cũng được nghiên cứu và thảo luận trong tài liệu nghiên cứu này. Những nhân tố “địa-kinh tế” thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ vừa đề cập, bao gồm: hợp tác quốc phòng, tính đa dạng, tuần tra chung, các chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ,… đòi hỏi phải vị trí xứng đáng trong chính sách của mỗi quốc gia. Các nhân tố “địa-kinh tế” thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ sẽ giúp quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ có được chiều sâu chiến lược. Đồng thời, còn có nhiều công cụ quan trọng khác như: các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B); tiếp tục thúc đẩy tự do theo Phương thức - 4; kênh kết nối nhân dân; và các biện pháp xây dựng lòng tin khác, có thể tăng cường quan hệ song phương và giúp mang lại các lợi ích địa kinh tế đôi bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Danh mục tài liệu tham khảo

  1. Ahmed, F and Singh, V (2016), ‘Financial Integration among RCEP(ASEAN + 6) Economies: Evidences from Stock and Forex Markets’, South Asian Journal of Management, Vol. 23, No.1 pp. 164-188.
  2. Alam M I (2015), Indo-Asian Trade Relations: An Analysis,Journal of International Economics, Vol. 6, No. 1, pp.73-106.
  3. Bajpaee C (2017), Dephasing India’s Look East/Act East Policy, Contemporary Southeast Asia, Vol. 39, No. 2, pp. 348–72.
  4. Brewster D (2013), India’s Defense Strategy and the India-ASEAN Relationship, India Review, Vol. 12, No. 3, pp. 151-164.
  5. Chacko, P (2012), India and Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: An Emerging Regional Vision, Indo-Pacific Governance Research Centre, Policy Briefs, Issue 5, November 2012.
  6. Chong, A and Wu, S (2018), ‘Indo-Pacific’ vs ‘Asia-Pacific’: Contending Visions? RSIS, Policy Brief No. 034, February 2018.
  7. Collin K S L (2013), ASEAN Perspectives on Naval Cooperation with India: Singapore and Vietnam, India Review, vol. 12, no. 3, 2013, pp. 186–206
  8. Das, A K (2013), India’s Defense-Related Agreements with ASEAN States: A Timeline, India Review, Vol. 12, No. 3, pp. 130-133.
  9. Das, R. U., Rishi, M. & Dubey, J. D. (2016), ‘ASEAN plus six and successful FTAs: Can India propel Intra-Industry trade flows?’ The Journal of Developing Areas, Vol. 50, No. 2, pp. 40-57.
  10. Esteban M (2018), Europe in the face of a new privileged strategic scenario: Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Expert Comment 15/2018 - 20/2/2018, Real Instituto, Elcano Royal Institute.
  11. Garge R (2016), The India-Japan strategic partnership: evolving synergy in Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Australian Journal of Maritime and Ocean Affairs, Vol. 8, No. 3, pp. 257–266.
  12. Garge R (2017), Maritime outreach as part of India’s ‘Act East’ policy, Australian Journal of Maritime and Ocean Affairs, 2017, Vol. 9, No. 3, pp.150-167.
  13. Grantz, D A (2016), ‘The TPP and RCEP: Mega-Trade Agreements for the Pacific Rim’, Arizona Journal of International and Comparative Law, Vol.33, No.1, pp. 57-70.
  14. Ha H T (2018), ASEAN in Viễn cảnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Australia, Perspective, issue: 2018 No. 24, ISSN 2335-6677.
  15. Hidayat, A. S. (2013), ‘ASEAN – India Strategic Partnership and design of future regional trading architecture’, Economic Research Center, Indonesian Institute of Sciences, pp. 1-13.
  16. Lee J & Lee L (2016), Japan–India Cooperation and Abe’s Democratic Security Diamond: Possibilities, Limitations and the View from Southeast Asia, Contemporary Southeast Asia Vol. 38, No. 2 (2016), pp. 284–308.
  17. Mathur, S. K., Arora, R. & Bhardwaj, M. (2016), ‘Relative Benefits/losses of India aligning with RCEP and BRICS countries under the conjecture of free trade area in goods’, ARTNeT Working Paper Series, no. 160, pp. 1-35.
  18. Nguyen T P T, Nghiem S H, Roca E & Sharma P (2016), Efficiency, innovation and competition: evidence fromfrom Vietnam, China and India, Empirical Economics(2016) 51:1235–1259, Springer-Verlag Berlin Heidelberg 2016
  19. Pant, H V (2018), India and Vietnam: A “Strategic Partnership” in the making, RSIS, Policy Brief, April 2018.
  20. Prasad, N (2017), India, Japan, and Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Breaking Out of the Middle Power Status, Asia Pacific Bulletin, EastWestCenter.org/APB, Number 384 I June15, 2017.
  21. Raghurampatruni R (2012), Revealed Comparative Advantage: An Analysis for India and ASEAN, Sona Global Management Review, Vol.6, No. 4.
  22. Scott D (2013), India’s Role in Biển Đông (nd: Biển Nam Trung Hoa, theo cách gọi của Trung Quốc): Geopolitics and Geoeconomics in Play, India Review, Vol. 12, No. 2,pp. 51–69.
  23. Vu K & Asher M (2009), India-Vietnam: A Comparative Analysis of Economic Performance, International Journal of Business Insight and Transformation, October 08 - March 09
  24. Wignaraja, G. (2015) ‘India’s Economic Potential in Looking East’, Asia Pacific Bulletin, No. 300.

 

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục