Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam – Bà Preeti Saran – đến thăm Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội và trình bày chuyên đề “Văn hóa Ấn Độ và hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ về văn hóa”

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam – Bà Preeti Saran – đến thăm Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội và trình bày chuyên đề “Văn hóa Ấn Độ và hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ về văn hóa”

Ngày 28/10/2015, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Trường Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG Hà Nội tổ chức mời Bà Preeti Saran, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam trình bày chuyên đề và đối thoại với cán bộ, sinh viên Trường Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn về “Văn hóa Ấn Độ và hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ về văn hóa”.

03:15 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Đồng chủ trì buổi trình bày chuyên đề và đối thoại giữa Bà Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ với cán bộ sinh viên trường Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn là PGS.TS Lê Văn Toan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bà Preeti Saran, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam và PGS.TS Đỗ Thu Hà đại diện Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Tham dự buổi thuyết trình và đối thoại này có PGS. TS Phạm Quang Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, TS Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Phó Viện trưởng Viện Thông tin khoa học cùng các cán bộ của Trung tâm, TS. Lưu Tuấn Anh, Trưởng khoa Đông Phương Học, TS. Trần Hoàng Tiến, Phó Trưởng khoa Đông Phương học, đại diện lãnh đạo các khoa, phòng ban trong trường cùng trên 400 cán bộ, sinh viên trường Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.

Bà Preeti Saran đã dành thời gian gần một tiếng đồng hồ phác thảo bức tranh toàn cảnh về văn hóa Ấn Độ từ truyền thống đến hiện đại, nhấn mạnh những đặc trưng, đặc điểm nổi bật của văn hóa Ấn Độ trên các bình diện: tư duy, ngôn ngữ,văn học nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc v.v. khẳng định sự giao thoa văn hóa, lam tỏa của văn hóa Ấn Độ ra khu vực và thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á từ ngàn xưa đến nay bằng biện pháp hòa bình. Đây chính là sức mạnh mềm của Ấn Độ.

Bà Đại sứ khẳng định, quan hệ văn hóa và hợp tác phát triển về văn hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ đã diễn ra từ hơn 2000 năm trước khi đạo Phật từ Ấn Độ đến Việt Nam, ngày nay chính quyền và nhân dân hai nước đã và đang thúc đẩy hợp tác văn hóa không ngừng phát triển và đã đạt được nhiều thành quả, nhưng những gì đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Chúng ta cần phải có quyết tâm nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn, tìm nhiều cách làm để hợp tác phát triển Ấn Độ - Việt Nam về văn hóa luôn đơm hoa kết trái.

Cán bộ và sinh viên trường Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã đặt nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề về chủ trương, chính sách của chính phủ Ấn Độ trong việc thúc đẩy chính trị, tôn giáo, dân tộc, nữ quyền; văn hóa, giáo dục đào tạo của Ấn Độ phát triển trong thời gian gần đây; những triển vọng phát triển quan hệ hữu nghị Việt - Ấn về văn hóa, xã hội. Bà Đại sứ đã chân tình trả lời thấu đáo, sâu sắc tất cả những vấn đề đặt ra trong cuộc đối thoại và khẳng định, với tư cách cá nhân và vai trò là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, bà sẽ làm hết sức mình vì tình đoàn kết hữu nghị truyền thống thủy chung giữa hai nước, hai dân tộc Việt - Ấn. Bà kêu gọi thế hệ trẻ Việt Nam cố gắng nhiều hơn nữa, có nhiều việc làm hữu ích hơn nữa đóng góp cho việc tô thắm thêm tình hữu nghị hai nước Việt Nam - Ấn Độ.

Trong gần ba giờ làm việc sôi nổi, khẩn trương, chân tình, hữu nghị, buổi trao đổi, tọa đàm về chuyên đề văn hóa Ấn Độ và hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ về văn hóa đã thành công tốt đẹp. Bà Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam bày tỏ sự cám ơn chân tình đến Ban Lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ về ý tưởng tổ chức buổi tọa đàm về chuyên đề văn hóa Ấn Độ tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn và đề nghị lãnh đạo Trung tâm tạo điều kiện cho Bà có thêm cơ hội tiếp xúc, trao đổi với cán bộ, sinh viên các trường đại học, coi đây như là một kênh quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn về hai đất nước, hai dân tộc, góp phần nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

(Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ)

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục