Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Diễn đàn SDGs Mekong-Nhật Bản lần thứ nhất: Hợp tác và Thách thức

Diễn đàn SDGs Mekong-Nhật Bản lần thứ nhất: Hợp tác và Thách thức

Các phiên họp của Diễn đàn Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) Mekong-Nhật Bản lần thứ nhất được tổ chức vào ngày 20 tháng 12 năm 2021 và có sự tham dự của các nước như Nhật Bản, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

03:35 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tham dự diễn đàn còn có các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới, chương trình Môi trường của Liên hợp quốc, Viện Chiến lược Môi trường Toàn cầu và Viện Công nghệ Châu Á. Diễn đàn này do ngài Kano Takahiro, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á và Tây Nam Á thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản và bà Arunrung Phothong Humphreys, Đại sứ Tùy viên Bộ và Lãnh đạo Ủy ban Tiểu vùng sông Mekong thuộc Bộ Ngoại giao Thái Lan đồng chủ trì.

Diễn đàn họp trong nhiều phiên:

Phiên 1: Hướng tới Hợp tác vì Sức khỏe

Các bên đã thảo luận về các vấn đề và cách tiếp cận để đạt được Bảo hiểm Y tế Toàn dân, bao gồm nguyên tắc không để ai bị bỏ lại phía sau, tập trung vào hệ thống y tế của mọi quốc gia cùng với việc thực hiện các biện pháp ứng phó với đại dịch COVID-19, và hợp tác trong lĩnh vực sức khỏe và y tế. Những người tham gia diễn dàn tập trung vào việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững số 3 về Sức khỏe Tốt và Hạnh phúc.

Phiên 2: Hướng tới phục hồi kinh tế bền vững

Các bên thảo luận về tiền kỹ thuật số sử dụng công nghệ blockchain, năng lượng bền vững và xúc tiến đầu tư. Họ tập trung vào Mục tiêu Phát triển Bền vững số 17 về Quan hệ Đối tác cho các Mục tiêu.

Phiên 3: Hướng tới xã hội xanh và hòa nhập

Các bên tập trung vào chủ đề biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước, đặc biệt liên quan đến các nước Mekong nhằm thúc đẩy các nỗ lực xuyên khu vực.

Sáng kiến ​​Mekong-Nhật Bản cho các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Tháng 10 năm 2018, Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 10 đã được tổ chức. Hội nghị đã thông qua chiến lược Tokyo và nhằm hợp tác thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững ở khu vực Mekong và nhất trí thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững. Mục đích của Nhật Bản và các nước Mekong là hợp tác trong một thập kỷ hướng tới sáng kiến ​​Mekong xanh đã được đưa ra năm 2009. Ngoài ra, một Kế hoạch Hành động cũng được đưa vào Sáng kiến ​​Mekong-Nhật Bản cho các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Mục tiêu của sáng kiến ​​này là làm cho các nước Mekong đạt được và chấp nhận SDGs vào năm 2030, mở đường cho các tương tác giữa con người với xã hội, con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và hướng tới một thế hệ tương lai mạnh mẽ hơn.

Hợp tác trong 3 mục tiêu ưu tiên

Mục tiêu ưu tiên 1: Các vấn đề về Môi trường và Đô thị

Nhật Bản và các nước Mekong nhất trí tập trung vào việc làm hài hòa bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế và khả năng phục hồi xã hội. Các bên tập trung vào quản lý chất thải và tạo ra xã hội lành mạnh (Mục tiêu 11,12) và hướng tới mục tiêu giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế để xây dựng sức khỏe và hạnh phúc nhằm tạo ra một cộng đồng bền vững. Họ cũng hướng đến việc phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng để quản lý chất thải hiệu quả và tái chế chất thải cho các nhà máy năng lượng, chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực và ra quyết định chính sách. Nhật Bản đã đồng ý hỗ trợ các nước Mekong về tài chính và kỹ thuật. Đối với rác thải nhựa trên biển và ô nhiễm nước và sông (Mục tiêu 14), tập trung vào việc hợp tác để thúc đẩy nghiên cứu, giám sát và quan sát môi trường đại dương, quản lý hợp lý môi trường đối với chất thải, phục hồi rác thải biển và đổi mới, và hiện thực hóa Tầm nhìn Đại dương Xanh Osaka.

Các nước Mekong tập trung vào vấn đề rác thải nhựa vì nhiều con sông của các nước Mekong phải đối mặt với vấn đề này. Giảm thiểu rủi ro thiên tai và quản lý thiên tai (Mục tiêu 11) tập trung vào việc xây dựng lại cách tiếp cận tốt hơn nhằm mục đích tạo ra một cộng đồng có khả năng phục hồi nhằm thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng có chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về cởi mở, minh bạch, đầu tư kinh tế và tính bền vững của khoản nợ của các quốc gia. Giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng khả năng chống chịu với khí hậu (Mục tiêu 13). Do đó, Nhật Bản và các nước Mekong thúc đẩy Cơ chế tín nhiệm chung bao gồm quản lý lượng phát thải các chất Hydrofluorocarbon (HFC). Nhật Bản đã đồng ý hỗ trợ tài chính cho các dự án giúp giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng xã hội thích ứng với khí hậu.

Mục tiêu ưu tiên 2: Quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững

Để khu vực sông Mekong phát triển bền vững, các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần được quản lý một cách bền vững, và do đó, cần phải hướng tới mục tiêu tăng năng suất nông nghiệp (Mục tiêu 8, 12). Để đạt mục tiêu này, cũng cần hướng tới hiện đại hóa nông nghiệp thông qua cải tiến thủy lợi, cơ giới hóa nông nghiệp, chế biến nông sản và CNTT-TT. Nhật Bản đặt mục tiêu hỗ trợ các quốc gia ở Mekong bằng cách hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị lương thực và nâng cao thu nhập của nông dân quy mô nhỏ bằng cách sử dụng CNTT-TT. Họ cũng làm việc theo hướng quản lý tài nguyên nước (Mục tiêu 6, 7) và tập trung vào các công trình thủy lợi, quản lý lũ lụt và hạn hán và phát triển dịch vụ cấp nước bằng cách mở rộng xử lý nước. Quản lý rừng bền vững (Mục tiêu 15) nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học phong phú và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở các nước Mekong.

Mục tiêu ưu tiên 3: Tăng trưởng toàn diện

Tăng trưởng toàn diện có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng xã hội, đặc biệt là đối với các cá nhân. Nó bao gồm giáo dục và đầu tư vốn con người (Mục tiêu 4) để thúc đẩy giáo dục hòa nhập và bình đẳng cùng với việc kiến tạo các cơ hội học tập suốt đời. Nó cũng liên quan đến giáo dục và đào tạo cho trẻ em gái và phụ nữ, cung cấp giáo dục tiểu học và trung học, cải thiện giáo dục STEM-khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học và đào tạo nghề. Y tế và phúc lợi xã hội (Mục tiêu 3) nhằm đạt được các bước cần thiết đang được thực hiện vì cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc của tất cả người dân trong khu vực sông Mekong và xa hơn nữa, nâng cao mức độ bao phủ sức khỏe toàn dân vào năm 2030. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (Mục tiêu 5) nhằm tạo điều kiện bền vững cùng với phát triển kinh tế xã hội và xóa bỏ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em gái và trẻ em. Các bên cũng hướng tới hợp tác pháp lý và tư pháp (Mục tiêu 16), trong đó tăng cường pháp quyền và quản trị tốt. Các bên đã thảo luận theo hướng thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững (Mục tiêu 9), trong đó họ tập trung vào các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Cuối cùng, các bên cũng làm việc trong lĩnh vực du lịch để tạo việc làm và quảng bá văn hóa và sản phẩm địa phương, giúp đa dạng hóa thị trường. 

Những thách thức

Khu vực sông Mekong đang phải đối mặt với một số thách thức và những thách thức đó cần phải giải quyết để các SDG này thành công rực rỡ. Thách thức về ô nhiễm và biến đổi khí hậu là rất nghiêm trọng vì một mặt, công nghiệp hóa nhanh là điều cần thiết cho tăng trưởng kinh tế nhưng ngược lại, nó đã làm gia tăng ô nhiễm xuyên biên giới, bao gồm ô nhiễm chất thải công nghiệp, rác thải biển và biến đổi khí hậu và đây là những vấn đề cần được thực hiện thông qua thực hiện các mục tiêu vì thành phố và cộng đồng bền vững (Mục tiêu 11), tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm (Mục tiêu 12), hành động khí hậu (Mục tiêu 13) và cuộc sống dưới nước (Mục tiêu 14). Hơn nữa, cần phải sử dụng các nguồn lực và đó là điều cần thiết để đạt được các mục tiêu như đảm bảo sự sẵn có và bền vững trong quản lý nước và vệ sinh cho tất cả mọi người (Mục tiêu 6), năng lượng sạch và giá cả phải chăng (Mục tiêu 7), việc làm tốt và tăng trưởng kinh tế (Mục tiêu 8) và cuộc sống trên cạn (Mục tiêu 15). Một vấn đề khác là phân bổ tăng trưởng kinh tế một cách đồng đều mà chỉ có thể đạt được khi thực hiện tăng trưởng bao trùm, chỉ có thể đạt được khi có sức khỏe và hạnh phúc tốt (Mục tiêu 3), giáo dục có chất lượng (Mục tiêu 4), bình đẳng giới (Mục tiêu 5) và công bằng hòa bình và thể chế mạnh (Mục tiêu 16).

Kết luận

Để thực hiện các sáng kiến, các bên cần có kế hoạch hành động hợp lý và khả thi. Những nỗ lực của Nhật Bản và các nước Mekong đã mô tả rõ ràng rằng, các nước này tập trung vào việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, vốn sẽ là những yếu tố làm thay đổi cuộc chơi. Cần phải hiểu rằng, Nhật Bản hiểu tầm quan trọng của các nước Mekong vì một số nước trong nhóm sông Mekong cũng là thành viên ASEAN.

Tác giả: Gitanjali Sinha Roy, nghiên cứu sinh Phòng Nghiên cứu Đông Á, Đại học Delhi.

Chú thích ảnh: TS Pam Rajput giảng dạy về Các mục tiêu phát triển bền vững tại Viện Thông tin các nước đang phát triển (RIS), New Delhi, Ấn Độ, tháng 8/2019 (Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ)

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: Understanding the 1st Mekong-Japan SDGs Forum: Cooperation and Challenges (cescube.com)

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục