Hợp tác giữa Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực ngoại giao, an ninh, quốc phòng (Phần 3)
“Hợp tác quốc phòng của chúng ta với Việt Nam nằm trong số những hợp tác quan trọng nhất. Ấn Độ vẫn giữ cam kết hiện đại hoá lực lượng quốc phòng và an ninh của Việt Nam.”
Hợp tác giữa Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực ngoại giao, an ninh, quốc phòng
VINOD ANAND*
Ở cấp độ đa phương, Ấn Độ cũng là thành viên Cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN 8+ (ADMM-Plus). Mục tiêu cơ bản của khuôn khổ này là phát huy hợp tác an ninh, nhất là trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo, giảm nhẹ thiên tai, an ninh trên biển, chống khủng bố và các hoạt động gìn giữ hoà bình. ADMM-Plus 8 cũng đề xuất tăng cường đối thoại song phương và đa phương và chia sẻ kiến thức chuyên môn giữa các lực lượng quốc phòng của các quốc gia thành viên. Khuôn khổ này cũng thúc đẩy những đề xuất đối phó với những mối đe doạ và vấn đề cụ thể như cướp biển và thảm hoạ tự nhiên thông qua tập trận chung. Ấn Độ và Việt Nam cũng tham gia vào các cuộc tập trận chung được tổ chức trong khuôn khổ ADDM Plus. Cho đến nay, những cuộc tập trận này đã có những nội dung thuộc lĩnh vực HADR, ý tế quân đội, chống khủng bố và an ninh trên biển bên cạnh Nhóm công tác các chuyên gia của ADMM-Plus về các hoạt động gìn giữ hoà bình.
Một đặc điểm đáng kể nữa của kịch bản chiến lược đang nổi lên trong khu vực là sự cải thiện mạnh mẽ mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tháng 7 năm nay dẫn đến việc thông qua Tuyên bố Tầm nhìn chung. Hoa Kỳ đã đồng ý hợp tác hạt nhân dân sự và nới lỏng những hạn chế việc buôn bán vũ khí và tăng cường hợp tác đối với những vấn đề khu vực và đa phương. Trước đó trong tháng 6, một Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng đã được ký kết bao gồm những lĩnh vực hợp tác quốc phòng như an ninh trên biển; tìm kiếm và cứu hộ; hỗ trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai. Với tư cách là bước đi đầu tiên, Hoa Kỳ đã đồng ý cung cấp 18 triệu đôla cho Hà Nội để mua tầu tuần tiễu cho lực lượng Bảo vệ bờ biển để tăng cường an ninh trên biển. Hợp tác về quốc phòng và an ninh sẽ được nâng cấp cùng với việc giỡ bỏ cấm vận đánh vào xuất khẩu vũ khí sát thương.
Đồng thời, Hoa Kỳ ngày càng lên án cách tiếp cận của Trung Quốc đối với những vấn đề gây tranh cãi ở Biển Đông. Trong Đối thoại Shangri La được tổ chức vào cuối tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã nhấn mạnh rằng “Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc tốc độ và phạm vi đòi đất ở Biển Đông, triển vọng của việc quân sự hoá hơn nữa, cũng như tiềm năng cho những hoạt động làm tăng rủi ro của những tính toán sai lầm hay xung đột giữa các quốc gia đòi chủ quyền”.
Tương tự, đã có những phát triển mạnh mẽ trong quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tokyo đã cung cấp tầu tuần tra nhằm nâng cao năng lực an ninh biển của Việt Nam. Các chính sách an ninh của Nhật ở Biển Đông là phù hợp với của Mỹ và Việt Nam. Kể từ khi Thủ tưởng Shinzo Abe trở lại cầm quyền ông đã nâng cấp độ quan hệ đối tác chiến lược lên thành Đối tác Chiến lược tin cậy.
Con đường phía trước /Kết luận
Ấn Độ, Việt Nam và các thành viên ASEAN đang trên quĩ đạo phát triển kinh tế và khi họ phát triển, an ninh và môi trường chiến lược đang trở nên phức tạp. Trong khi các quốc gia này đang có quan hệ kinh tế cùng có lợi với Ấn Độ và Trung Quốc, họ vẫn lo ngại khuynh hướng lấn át và đòi lại lãnh thổ ngày càng tăng của Trung Quốc. Những nỗ lực của Ấn Độ trong hợp tác quốc phòng với Việt Nam và ASEAN như là một phần của những nỗ lực song phương và đa phương cũng nhằm giải quyết những quan tâm chiến lược của Ấn Độ cả ở Ấn Độ Dương cũng như ở Biển Đông.
Cả Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao cần phối hợp các nỗ lực để thiết thực tăng cường mối quan hệ an ninh và quốc phòng đang tiến triển với các thành viên ASEAN để cùng giành thắng lợi trong các mục tiêu chiến lược của Chính sách Hướng Đông và giờ đây là Chính sách hành động phía Đông. Bộ Quốc phòng cũng cần bố trí nhiều vị trí đào tạo hơn cho các sĩ quan quân đội của các nước Đông Nam Á tại các cơ sở đào tạo của mình. Thường xuyên tập trận chung, cũng cần tăng cường để nâng cao khả năng ứng phó. Cũng cần đánh giá lại chính sách hạn chế xuất khẩu vũ khí quốc phòng cho các nước Đông Nam Á.
Không có lý do gì để từ chối mối quan hệ ba bên Ấn Độ, Việt Nam và Hoa Kỳ hay giữa Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam theo cùng khuôn khổ và cơ sở như mối quan hệ ba bên Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản hiện tại.
Mối quan hệ nhiều mặt của Ấn Độ với Việt Nam đang sẵn sàng giành được tầm quan trọng kinh tế và chiến lược cao hơn. Sự hợp tác hiện nay về những dự án thăm dò dầu khí, đầu tư, nâng cao năng lực và phát triển, đặc bệt là trong quốc phòng và an ninh cần được đa dạng hoá hơn nữa.
Ấn Độ và Việt Nam cần khai thác những cơ hội tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác. Cả hai bên nên tham vấn lẫn nhau về những vấn đề song phương, khu vực và thế giới để có cách tiếp cận chung và có phối hợp.
Trên phương diện song phương, Ấn Độ cần làm nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam tăng cường an ninh trên biển bằng cách nâng cấp các cơ sở hải quân và tăng cường phòng không. Việt Nam và Ấn Độ có thể thực hiện những bước đi kịp thời và thích hợp để cùng hợp tác nghiên cứu, thiết kế, phát triển và sản xuất các thiết bị quân sự quốc phòng, bao gồm chuyển giao công nghệ về vũ khí và thiết bị quốc phòng. Chính phủ Ấn Độ và Việt Nam cần là nhân tố thúc đẩy đầu tư nước ngoài thông qua các nhóm công tác để nghiên cứu và thúc đẩy những dự án này theo kế hoạch.
Về phương diện khu vực, tự do hàng hải ở Biển Đông và an ninh kinh tế ở Biển Đông cần được thể chế hoá thành Bộ Quy tắc ứng xử bởi ASEAN với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và những nước khác trong khu vực. Việt Nam và Ấn Độ có thể cùng thăm dò dầu khí ở các nước thứ ba.
Về phương diện toàn cầu, Ấn Độ và Việt Nam có thể hợp tác trong những vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố, cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai v.v.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch
* Chuyên gia, Nghiên cứu viên cao cấp
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục