Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Quan hệ chiến lược Ấn Độ - Việt Nam trong thế kỷ XXI (Phần 2)

Quan hệ chiến lược Ấn Độ - Việt Nam trong thế kỷ XXI (Phần 2)

Ấn Độ luôn coi Việt Nam là một người bạn lâu đời và đáng tin cậy. Hiện tại, Hà Nội đang dần trở thành trụ cột trong các hành động hướng về phía Đông của New Delhi. Trong thời gian gần đây, việc tăng cường tiếp xúc chính trị đã được phản ánh qua nhiều chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai bên, quan hệ chiến lược giữa hai nước đã được phản ánh đậm nét trên nhiều phương diện. Cả Việt Nam và Ấn Độ nhận thức được rằng, một Ấn Độ tham gia nhiều hơn trong khu vực cũng sẽ dẫn đến một sự cân bằng ổn định quyền lực trong khu vực hơn.

02:06 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

QUAN HỆ CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ XXI        

Pramoda Patel*

Hợp tác quốc phòng

Hợp tác quốc phòng giữa hai nước được thành lập trên cơ sở lợi ích chung, nhận thức chung và tầm nhìn chiến lược chung. Các thay đổi kết cấu địa chính trị đưa đến quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước. Việt Nam hiện đang thắp lại mối quan hệ lâu đời với Ấn Độ trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng sự quyết đoán trong khu vực. Dự án thương mại của Công ty Dầu khí nhà nước Ấn Độ OVL đã xem xét kỹ lưỡng vấn đề chủ quyền trong khu vực. Do đó, Ấn Độ có lợi ích trong trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông[1].

Ấn Độ và Việt Nam đều là thành viên của Hợp tác Sông Mekong - Sông Hằng, một sáng kiến được đưa ra nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam đã ủng hộ Ấn Độ trở thành Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và tham gia vào Hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Trong Tuyên bố chung năm 2003, Ấn Độ và Việt Nam dự kiến tạo ra một “Vòng cung phát triển và thịnh vượng” ở khu vực Đông Nam Á. Để đạt được điều này, Việt Nam đã ủng hộ việc tăng cường tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Ấn Độ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đàm phán của Thỏa thuận Thương mại tự do Ấn Độ - ASEAN. Ấn Độ và Việt Nam cũng đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm cả hợp tác sâu rộng về phát triển điện hạt nhân, tăng cường an ninh khu vực và chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và buôn bán ma túy[2].

Năm 2000, George Fernandes, người sau này là Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, đã ký Nghị định thư về hợp tác quốc phòng với Việt Nam, trong đó bao gồm các lĩnh vực như: thiết lập thiết chế đối thoại giữa hai bộ quốc phòng hai nước, chia sẻ thông tin chiến lược và tình báo, tập trận hải quân giữa hai nước và tuần tra phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển của Ấn Độ, các chương trình sửa chữa máy bay Air Force cho Việt Nam, và Không quân Ấn Độ giúp đào tạo phi công Không quân Việt Nam. Việt Nam cũng tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Ấn Độ trong việc đào tạo thủy thủ tàu ngầm. Liên kết quân sự giữa hai nước cũng hướng tới Việt Nam đào tạo chiến tranh du kích cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ trong năm 2003.

Ấn Độ và Việt Nam có tiềm năng tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng do ưu thế về vũ khí quân sự của Liên Xô ở cả hai quốc gia và kinh nghiệm của các lực lượng vũ trang Ấn Độ. Ấn Độ, nước đang tìm kiếm thị trường cho vũ khí quốc phòng của mình, cũng có thể tìm kiếm thị trường mới trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua Việt Nam. Ấn Độ cần phải góp phần vào việc tăng cường các thỏa thuận quốc phòng với Việt Nam và liên kết, hợp tác với Việt Nam. Ấn Độ có thể giúp xây dựng Hải quân Việt Nam và khả năng phong tỏa biển và giám sát hàng hải của Cảnh sát Biển Việt Nam. Ấn Độ đang cân nhắc việc tặng tàu, tàu chiến tấn công nhanh và máy bay giám sát hàng hải cho Việt Nam hoặc bán với giá “thân thiện” để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam. Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề về các phụ tùng thay thế của Nga vì thiếu trình độ kỹ thuật trong sửa chữa và bảo dưỡng; trong khi đó, Ấn Độ có tiềm năng giúp đỡ với kinh nghiệm và khả năng công nghiệp quốc phòng của mình. Ấn Độ cũng có thể phát triển cảng nước sâu của vịnh Cam Ranh, nơi đã từng là một cơ sở của Liên Xô trong quá khứ, và hợp tác với Việt Nam để phát triển nó trở thành nơi sửa chữa và bảo trì các tàu thương mại[3]. Và có một thực tế liên quan là, Ấn Độ hiện đang khan hiếm các cảng nước sâu cho việc sửa chữa và bảo trì tàu.

Đối thoại An ninh thường niên cấp Bộ trưởng lần thứ 8 được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 08 tháng 11 năm 2013. Lực lượng vũ trang Ấn Độ đã cam kết giúp xây dựng năng lực cho Lực lượng vũ trang Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quân. Các lĩnh vực cần tập trung bao gồm hỗ trợ đào tạo, sửa chữa và bảo dưỡng; trao đổi các cố vấn, tham quan học tập và thăm tàu. Ấn Độ và Việt Nam sẽ đồng chủ trì Nhóm Chuyên gia về Hành động mìn nhân đạo ADMM. Bốn tàu Hải quân Ấn Độ, trong đó bao gồm tàu khu trục tàng hình INS Satpura và đội tàu tiếp nhiên liệu INS Shakti với khoảng 12,00 sĩ quan và thủy thủ, đã đến thăm Đà Nẵng từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 06 năm 2013.

Hàng loạt các thỏa thuận được ký kết trong thời gian Chủ tịch nước Việt Nam, Trương Tấn Sang, sang thăm Ấn Độ tháng 10 năm 2011, trong đó bao gồm một thỏa thuận để thúc đẩy đầu tư, thăm dò, tinh chế, vận chuyển và cung cấp dầu và khí đốt ở vùng biển thuộc Biển Đông của Việt Nam. Liên quan đến “chủ quyền” trên Biển Đông, Ấn Độ cho rằng, cần phải giải quyết các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế thay vì việc đưa ra các hành động quyết đoán. Đáng kể nhất trong số này là Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982. Công ty TNHH ONGC Videsh của Ấn Độ đã bác bỏ khả năng xem xét lại quyết định của mình và vẫn tiếp tục thực hiện dự án thăm dò dầu khí chung tại hai lô dầu khí trên vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông. Điều này thể hiện điểm mới trong quan hệ Ấn Độ - Việt Nam. Cần lưu ý rằng, theo Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982, “mỗi quốc gia có quyền định chiều rộng của lãnh hải đến một giới hạn không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở được xác định phù hợp với Công ước này”.

Ấn Độ dưới thời Chính phủ Narendra Modi không giấu giếm mong muốn đóng một vai trò quyết đoán hơn trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Thủ tướng Ấn Độ Modi trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ đã nhấn mạnh: “một mối quan hệ mạnh mẽ giữa hai nước sẽ góp phần đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong toàn bộ khu vực từ châu Á đến châu Phi và từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương. Nó cũng có thể giúp đảm bảo an ninh các tuyến đường biển thương mại và tự do hàng hải trên biển”. Do đó, việc Ấn Độ hiện nay dường như đã sẵn sàng bán các tên lửa BrahMos siêu thanh được chế tạo bởi công ty liên doanh Ấn Độ - Nga cho Việt Nam sau khi đã lưỡng lự về vụ mua bán này năm 2011. Mặc dù đây được coi là một bước để thắt chặt hơn nữa quan hệ Ấn Độ và Việt Nam, như nó đang được gia tăng trong những năm gần đây, thì hành động này cũng được xem là một khả năng đối kháng tiền ẩn với Trung Quốc.

Chính phủ Modi đã chỉ đạo BrahMos Aerospace, công ty sản xuất tên lửa, xúc tiến bán tên lửa cho Việt Nam cùng với bốn nước khác là Indonesia, Nam Phi, Chile và Brazil. Ấn Độ còn cung cấp một dòng ưu đãi tín dụng 100 triệu USD cho việc mua sắm thiết bị quốc phòng, sự kiện đầu tiên thuộc hình thức ưu đãi này là bán cho Việt Nam bốn tàu tuần tra ngoài khơi có thể sử dụng để tăng cường an ninh quốc phòng của quốc gia trong khu vực Biển Đông giàu năng lượng này. Động thái mới nhất của Ấn Độ được đưa ra vào thời điểm Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán thiết bị quân sự cho Việt Nam. Sự quan tâm cố hữu của New Delhi ở Việt Nam vẫn trong lĩnh vực quốc phòng. Ấn Độ muốn xây dựng quan hệ với các quốc gia như Việt Nam để khai thác tiềm năng hành động của họ như những điểm gây áp lực đối với Trung Quốc. Để làm được điều này, Ấn Độ đang giúp Hà Nội tăng cường khả năng hải quân và không quân. Quan điểm chiến lược là hạn chế sự bùng nổ căng thẳng, bất ổn địa chính trị cùng với sự gia tăng kinh tế và quân sự của Trung Quốc.

Trong trường hợp của Ấn Độ và Việt Nam, sự cố năm 1962 và 1979 là căn cứ đáng để tin tưởng, và sự khó lường của chính sách Trung Quốc còn đáng lo ngại hơn nữa khi nhìn vào sự thiếu minh bạch của nó, đặc biệt là trong việc lập kế hoạch phòng thủ. Tiến độ Trung Quốc thực hiện trong lĩnh vực công nghệ sẽ là một con trỏ quan trọng đối với việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn tài nguyên biển. Hầu hết trong số đó nằm trong phạm vi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông. (Xem tiếp phần 3)


[*] Tổng Biên tập Tạp chí quốc tế NAM Today, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, New Delhi, Ấn Độ

[1] “Ấn Độ, Việt Nam ký MoU về hợp tác an ninh song phương”.

[2] “Việt Nam phản đối sự xâm lược của Trung Quốc”, The times of India, 2/9/2011.

[3] Pankaj K. Jha, Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam: Cần được thắt chặt

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục