Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ và ý nghĩa của nó (Phần 4)

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ và ý nghĩa của nó (Phần 4)

Bài viết cho Hội thảo khoa học quốc tế “Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ: tiếp cận từ góc độ văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo” tổ chức tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2015.

02:54 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 3)

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ và ý nghĩa của nó

TS Võ Xuân Vinh*

 

Ý nghĩa của quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ

Từ quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, quan hệ chiến lược Việt Nam  - Ấn Độ có ý nghĩa lớn đối với quan hệ quốc tế của Việt Nam.

Nhờ mối quan hệ này, Việt Nam có ai đó để tin trong cộng đồng quốc tế. Lập luận này xem ra không giống với quan điểm phổ biến hiện nay trong quan hệ quốc tế. Rất nhiều người trong chúng ta đã biết tới và đồng ý với quan điểm của nguyên Thủ tướng Anh Winston Churchill rằng, “chúng ta không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích vĩnh viễn”. Chỉ mới hơn 60 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlar Nehru có cuộc gặp lịch sử lần đầu tiên nhưng quãng thời gian này cũng là khá đủ để thử thách quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Rất khó để miêu tả mối quan hệ giữa hai quốc gia nào đó là “tin tưởng mạnh mẽ”[1], “mạnh mẽ và không một gợn mây”[2], nhưng với trường hợp quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, điều này thực sự tồn tại.

Sự kiên định của Ấn Độ trong việc ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982, và hoạt động tiếp tục thăm dò của Ấn Độ ở lô thăm dò 128 do Việt Nam cấp phép trong khu vực kinh tế đặc quyền của Việt Nam đã giúp Việt Nam có thêm sức mạnh và niềm tin để đấu tranh cho công lý và luật pháp quốc tế, đặc biệt là cuộc đấu tranh vì chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và cho quyền chủ quyền và quyền tài phán của một nước ven biển đối với khu vực kinh tế đặc quyền và thềm lục địa của mình.

Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Thương mại hai chiều đạt hơn 8 tỷ USD trong năm tài khóa[3] 2013-2014 và 9,3 tỷ USD trong năm tài khóa 2014-2015[4]. Trong lĩnh vực đầu tư, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến cuối tháng 4/2015, các nhà đầu tư Ấn Độ xếp thứ 30 trong số 101 các nước và vùng lãnh thổ có đầu tư ở Việt Nam với 99 dự án đang thực hiện với tổng số vốn 379,2 triệu USD. Trong lĩnh vực quốc phòng, Ấn Độ là nước cung cấp trang thiết bị quân sự, vũ khí chiến lược và đào tạo quân nhân cho Việt Nam. Những con số này minh chứng một điều rằng, Ấn Độ ngày càng có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam và nhờ đó, chính Ấn Độ đã có một phần đóng góp cho tiếng nói ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

Kết luận

Quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ đã đạt được những thành tựu nổi bật trong gần 10 năm qua, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Ấn Độ hiện là nước cung cấp trang thiết bị quân sự và vũ khí chiến lược lớn thứ hai cho Việt Nam. Ấn Độ là một trong những nước quan trọng nhất có đào tạo quân nhân cho Việt Nam. Về chính trị, Việt Nam và Ấn Độ là những người bạn có sự tin tưởng mạnh mẽ trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Việt Nam kiên định ủng hộ Ấn Độ can dự vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như nỗ lực của Ấn Độ trong việc trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an khi tổ chức này được cải cách. Về phần mình, Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ chính sách giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong các lĩnh vực hợp tác khác cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ quốc tế của Việt Nam. Ít nhất, nó cho thấy rằng, Việt Nam có ai đó để tin trong cộng đồng quốc tế. Sự ủng hộ của Ấn Độ đối với việc giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế, và sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực hợp tác trong hàng thập kỷ qua đã giúp Việt Nam có thêm sức mạnh và niềm tin trong quan hệ với cộng đồng quốc tế. Do vậy, là không quá lời khi nói rằng, quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ đã được nâng lên một cấp độ mới - quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

* Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

  1. Beijing says keep off South China Sea, Delhi unmoved, Hindustan Times, September 16, 2011.
  2. Bhasin, Avtar Singh (2013), India’s Foreign Relations-2012 Documents, Geetika Publishers, New Delhi.

3.      Bhaumik,Anirban (2014),  India plans to supply Vietnam BrahMos missiles, Deccan Herald, Sep 12.

  1. China may assert itself but India will protect its rights: Minister of State for Defence M M Pallam Raju, The Economic Times, Sep 16, 2011.
  2. China objects to oil hunt, India says back off, Hindustan Times, September 15, 2011.
  3. China to react if India seeks oil in South China Sea, The Economic Times, August 1, 2012.
  4. Department of Commerce (Ministry of Commerce and Industry, Government of India), Export Import Data Bank Version 7.2, Country Wise.
  5. Foreign Investment Agency (Ministry of Planning and Investment, Vietnam), Indian Investment in Vietnam, May 14, 2015

9.      Ghosh, P K (2014), India’s Strategic Vietnam Defense Relations, The Diplomat, November 11.

10.  India sends four warships on eastward deployment, The Indian Express, May 25 2010.

  1. India set to drop anchor off China, Deccan Chronicle, Nov 13, 2012.

12.  India, Japan to hold first joint naval exercise today, ZEENEWS.com, June 09, 2012.

  1. India, S Korea to hold joint naval exercise, Outlookindia.com, May 31, 2007.

14.  Korablinov, Alexander (2014), India to train Vietnamese pilots to fly Sukhoi fighters, Russia and India Report, August 27.

15.  Miglani, Sanjeev (2014), India to supply Vietnam with naval vessels amid China disputes, Reuters, Oct 28.

  1. Ministry of Foreign Affairs (Government of India), Annual Report 2009-2010, p.26.
  2. Ministry of Foreign Affairs of India, Incident involving INS Airavat in South China Sea, Press Briefings, September 01, 2011.
  3. Ministry of Foreign Affairs of India, Recent developments in South China Sea, Press Briefings, May 10, 2012.
  4. Nanda, Prakash (2003), Rediscovering Asia: Evolution of India’s Look East Policy, Lancer Publishers & Distributors, New Delhi, p. 389.
  5. Pham Binh Minh (2014), Building strategic, comprehensive partnerships - Viet Nam’s soft power, Communist Review, May 8.

21.  Siddiqui, Huma (2015), A milestone at Garden Reach; GRSE places India in warship exporters’ club, The Financial Express, January 13.

22.  Thayer, Carl (2013), The U.S.-Vietnam Comprehensive Partnership: What’s in a Name? cogitASIA, July 30.

23.  We’ll send force to protect our interests in South China Sea, says Navy chief, The Hindu, December 3, 2012.

 


[1] Joint Statement on the State Visit of Prime Minister of the Socialist Republic of Vietnam to India (October 27-28, 2014),  October 28, 2014, http://www.mea.gov.in/bilateral-documents.htm?dtl/24142/Joint_Statement_on_the_State_Visit_of_Prime_Minister_of_the_Socialist_Republic_of_Vietnam_to_India_October_2728_2014

[2] Statement to the Media by President on return from Vietnam (17th September 2014),  http://www.mea.gov.in/Speeches-Statements.htm?dtl/24010/Statement_to_the_Media_by_President_on_return_from_Vietnam_17th_September_2014

[3] India’s fiscal year begins from April 1st of this year to the last day of March next year.

[4] See Department of Commerce (Ministry of Commerce and Industry, Government of India), Export Import Data Bank Version 7.2, Country Wise, http://commerce.nic.in/eidb/iecnt.asp (accesse June 18, 2015).

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục