Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Quan hệ hợp tác quốc phòng và đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam (Phần 3)

Quan hệ hợp tác quốc phòng và đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam (Phần 3)

Mặc dù Ấn Độ có nhiều mối quan hệ xã hội, kinh tế và chiến lược với hầu hết các nước Đông Nam Á nhưng Việt Nam vẫn là đối tác quan trọng nhất xét về lợi ích an ninh của Ấn Độ. Với bối cảnh chiến lược đang thay đổi nhanh chóng trong khu vực cùng với những thách thức ngày càng gia tăng mà Việt Nam phải đối mặt, Ấn Độ có thể đóng một vai trò lớn hơn trong việc củng cố vị trí chiến lược khu vực thông qua tiếp cận gần hơn với Việt Nam trong lĩnh vực chiến lược và quốc phòng.

02:11 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 2)

QUAN HỆ HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VÀ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC GIỮA ẤN ĐỘ VÀ VIỆT NAM

TS Dhrubajyoti Bhattacharjee*

Quyết định của chính phủ Ấn Độ bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam nhấn mạnh sự phát triển chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Và vào thời điểm này ít nhất là quan điểm đó được chào đón bởi các nước như Việt Nam, vốn đang e ngại sự gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Một Ấn Độ tham gia nhiều hơn cũng sẽ dẫn tới trạng thái cân bằng về quyền lực ổn định hơn trong khu vực[1].

Ngoài ra, còn có rất nhiều sự kiện có thể củng cố hơn quan hệ hợp tác quốc phòng và đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Một lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ là việc cung cấp đào tạo thủy thủ tàu ngầm, đặc biệt liên quan tới các tàu ngầm của Nga.

Lực lượng Không quân Ấn Độ có thể chủ động hợp tác thông qua đào tạo kĩ thuật viên của máy bay Sukhoi cũng như các phi công không quân theo cơ sở hàng năm. Việc sắp xếp này có thể được tiến hành trong việc cộng tác với Lực lượng Không quân Ấn Độ, nơi mà một nhóm đào tạo gồm 5 thành viên có thể được thành lập để cung cấp đào tạo tác chiến cho các phi công trẻ Việt Nam.

Việt Nam cũng còn chưa thể sản xuất các loại khí tài nhỏ liên quan đến an ninh bờ biển. Trong khi đó, quy mô sản xuất các loại súng trường được các binh lính bảo vệ bờ biển Ấn Độ sử dụng là rất lớn. Việc thiết lập quốc phòng Ấn Độ cũng có thể thành lập các cơ sở sản xuất súng cacbin và các loại tên lửa nhỏ cho những người mua tiềm năng từ Ấn Độ và Việt Nam.

Ấn Độ và Việt Nam cũng có thể tìm ra cơ chế quốc phòng bờ biển qua đó gắn hội nhập giữa cảnh sát biển hoặc cảnh sát hàng hải, bảo vệ bờ biển và hải quân cũng như hệ thống ra đa bờ biển để cản trở các cuộc tấn công vào các căn cứ thương mại hoặc căn cứ chiến lược dọc theo bờ biển của cả hai nước.

Ấn Độ và Việt Nam cũng có thể hoạt động tại những cảng song phương đang phát triển ở Việt Nam, mà chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm phát triển, đặc biệt là các cảng vào quốc tế ở Hải Phòng (miền Bắc) và Bà Rịa – Vũng Tàu (miền Nam)[2].

Sau quyết định của Ấn Độ thiết lập trung tâm hình ảnh và theo dõi vệ tinh ở miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện cho Hà Nội tiếp cận các hình ảnh từ các vệ tinh quan sát trái đất của Ấn Độ bao quát toàn bộ khu vực, một lĩnh vực hợp tác khác vẫn là lĩnh vực công nghệ vệ tinh nano và siêu nhỏ[3]. Cả Ấn Độ và Việt Nam đều có rất nhiều tài sản ngoài bờ, bao gồm các lô thăm dò dầu và các quần đảo. An ninh của những tài sản này cần phải được củng cố bởi các hệ thống giám sát trên không tốt hơn và trong bối cảnh này các viện khoa học và công nghệ cùng với các trường đại học đã phát triển những nghiên cứu về các lĩnh vực này có thể tiến hành các dự án tiên phong dựa vào nghiên cứu. Các vệ tinh này có thể được sử dụng để bản đồ hóa không gian địa lý cũng như thu thập dữ liệu môi trường và thăm dò biển khơi.

Cũng còn cả tổ hợp ra đa trên không quân sự và điện tử, trong đó Ấn Độ đã đạt được tiến bộ đáng kể về mặt công nghệ. Đặc biệt là trong trường hợp tổ hợp ra đa trên không điện tử lắp trên xe, cái mà cũng có thể hoạt động như là một chỉ dẫn điện tử cho các biện pháp đối phó. Ấn Độ và Việt Nam có thể cùng nhau nghiên cứu ra đa trên không điện tử trên bề mặt phẳng, có thể lắp đặt trên nhiều quần đảo khác nhau.

Ngoài ra còn có các cơ hội hợp tác khác về mặt quốc phòng. Việc xuất khẩu trực thăng Dhruv và Kamov, được sản xuất dưới giấy phép của Nga, cho Việt Nam vẫn mang lại lợi ích. Tính đa chức năng của trực trăng Kamov vẫn chiếm phần quan trọng bởi chúng hiệu quả trong việc điều chỉnh và tiến hành các hoạt động địa hình khó khăn trong nhiều thời điểm có nhu cầu. Ấn Độ cũng đã phát triển tàu Griffon/GRSE 800 TD, một loại tàu đệm khí đa chức năng, phát triển cùng với công ty cổ phần Griffon Hovercraft Ltd, Anh, và được giới thiệu bởi lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ. Công nghệ như vậy chắc chắn mang lại nhiều lợi ích cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.

Đánh giá chung

Sự trỗi dậy của thế kỷ Châu Á làm xuất hiện nhu cầu củng cố các mối liên kết từ xa xưa đã tồn tại trước đó. Với các diễn đàn khu vực chiến lược khác nhau được đặt ở Đông Nam Á, Ấn Độ, quốc gia có trình độ chuyên môn về công nghệ quốc phòng và không gian cũng như sản xuất vũ khí và khí tài đang dần dần chuyển sang một địa điểm có thể tiếp cận cũng như một đối tác khả thi cho các diễn đàn đó. Ấn Độ và Việt Nam đã tiến một chặng đường dài cùng nhau xây dựng và vun đắp mối quan hệ dựa vào sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.

Với bối cảnh chiến lược đang thay đổi nhanh chóng trong khu vực cùng với những thách thức ngày càng gia tăng mà Việt Nam phải đối mặt, Ấn Độ có thể đóng một vai trò lớn hơn trong việc củng cố vị trí chiến lược khu vực thông qua tiếp cận gần hơn với Việt Nam trong lĩnh vực chiến lược và quốc phòng. Thông qua chia sẻ các kinh nghiệm và bí quyết công nghệ cho nhau, cả hai nước sẽ có thể đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng đang ngày càng thành hình nhanh chóng trong khu vực. Cả Ấn Độ và Việt Nam cùng nhau có thể đối trọng với các cường quốc lớn hơn đang hiện diện làm đe dọa ổn định khu vực và các tuyến đường hàng hải chiến lược.

 

* Nghiên cứu sinh tại Hội đồng Các vấn đề Thế giới của Ấn Độ (ICWA), New Delhi

[1] Harsh V Pant, “India’s strategic gambit in Vietnam ”, Live Mint, June 15, 2016,

http://www.livemint.com/Opinion/K4RMcKDJDYtplAwoJcPY9O/ Indias-strategic-gambit-in-Vietnam.html

[2] “Deep sea ports to be developed”, Vietnam News, December 18, 2013,

http://vietnamn ews.vn/society/ 249067/deep-sea-ports-to-be-developed.html#W4u4PwwlSUTimCDU.97

[3] Sanjeev Miglani and Greg Torode, “India to build satellite tracking stat ion in Vietnam that offers eye on China”, Reuters, January 25, 2016, http://in.reuters.com/article/india-vietnam-satellite-china-idINKCN0V309 W

Nguồn:

Cùng chuyên mục