Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Quan hệ Việt Nam và Ấn Độ trong cấu trúc an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Phần 1)

Quan hệ Việt Nam và Ấn Độ trong cấu trúc an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Phần 1)

03:54 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

ThS Trần Hùng Minh Phương*

TÓM TẮT

 Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia có tầm ảnh hưởng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Việt Nam là một quốc gia thành viên trong ASEAN, có nhiều đóng góp quan trọng trong tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN, trong đó có việc xây dựng cộng đồng ASEAN. Ấn Độ trong những thập kỷ gần đây đã có những bước phát triển quan trọng. Dự báo đến năm 2025, Ấn Độ sẽ vượt ra khỏi các quốc gia tầm trung, trở thành một cường quốc khu vực, hướng đến cường quốc trên thế giới.

Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được xây dựng từ năm 1972, và ngày nay mối quan hệ này trở thành mối quan hệ song phương quan trọng trong khu vực, và là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tác động đến diện mạo nền chính trị thế giới và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một cách hiệu quả.

Từ khoá: An ninh khu vực, cấu trúc khu vực, Việt Nam, Ấn Độ, Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

1. Đặt vấn đề

Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, dân số đông và đồng thời là quốc gia năng lượng trong khu vực, theo đánh giá thì Ấn Độ chiếm 70% dân số, gần 80% GDP và 75% sản lượng thương mại[1]. Ấn Độ đã ủng hộ sự độc lập của Việt Nam thoát khỏi sự chiếm đóng của Pháp. Sau đó, Ấn Độ lên án mạnh mẽ ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ấn Độ là một trong số rất ít quốc gia không phải là quốc gia XHCN ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam. Mối quan hệ chặt chẽ Việt Nam - Ấn Độ đã được lãnh đạo của hai nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Jawahar Lal Nehru cùng nhau xây dựng.

Trong hơn 40 năm, Ấn Độ là “người bạn và đồng minh đáng tin cậy nhất” của Việt Nam, liên tục bên cạnh nhau chống lại sự thống trị của các thế lực phương Tây. Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã làm hạn chế ảnh hưởng sức mạnh kinh tế và quân sự đang phát triển của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Ấn Độ phát triển các mối quan hệ nhằm cân bằng quyền lực của Trung Quốc trong Châu Á và thực tế mà các nước láng giềng Trung Quốc phải đối mặt ở Đông Á và Đông Nam Á.

Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam trong nửa thế kỷ qua đã được xây dựng trên nền tảng ý thức hệ của chủ nghĩa dân tộc Á-Âu, được củng cố bởi cuộc chiến tranh Lạnh chống lại ảnh hưởng của Hoa Kỳ và những lo ngại chung với sự “trỗi dậy” của Trung Quốc. Mối quan hệ trong lịch sử hiện đại của Việt Nam và Ấn Độ là các quốc gia độc lập. Trong những năm 1940, Ấn Độ và những người cách mạng Việt Nam đã đi đầu trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Á[2]. Ngay sau khi giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm đến lãnh tụ Nehru và các nhà lãnh đạo Ấn Độ nhờ sự hỗ trợ. Ông Nehru là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà vào tháng 10 năm 1954 đã góp phần làm tăng ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.

Trong thế kỷ XXI, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tạo ra sự quan tâm nhiều hơn và các suy đoán về tương lai của nó so với bất kỳ phần nào khác trên thế giới. Đây là trung tâm thương mại và nền kinh tế toàn cầu và cũng là khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới. Thuật ngữ “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” được sử dụng ngày càng tăng, đề cập đến tất cả các nước giáp với các đại dương Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, chứ không phải là khu vực “Châu Á-Thái Bình Dương” trước đây, nó nhấn mạnh tầm quan trọng hàng hải trong thời đại ngày nay.

Trong khu vực này, Ấn Độ và Việt Nam là đối tác có tầm quan trọng chiến lược ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong suốt những giai đoạn lịch sử khác nhau, cùng với những thành tựu đạt được thông qua quan hệ đối tác chiến lược được thành lập 2007 đã tạo ra nhiều vết son trong mối quan hệ này. Ấn Độ đã xác định Việt Nam và Indonesia là hai trụ cột có thể giúp giảm thiểu ảnh hưởng của Đông Nam Á đối với các cường quốc bên ngoài (bao gồm cả Trung Quốc và Hoa Kỳ), giống như một nhà bình luận đã quan sát, “đây là một biểu hiện của hy vọng hơn là một chính sách”[3].

2. Quan hệ an ninh - quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ trong cấu trúc Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

2.1. Thành tựu trong quan hệ an ninh - quốc phòng giữa Việt Nam - Ấn Độ

Trong những năm của thập kỷ qua, Việt Nam đã xây dựng chính sách đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Nguồn gốc của chính sách này bắt nguồn từ tháng 5 năm 1988 khi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Nghị quyết số 13, “Về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới”, ưu tiên phát triển kinh tế và kêu gọi định hướng “đa chính sách đối ngoại” với mục tiêu “thêm bạn, bớt thù”. Năm 1975, Ấn Độ đã xúc tiến thương mại đối với Việt Nam. Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam bắt đầu chính thức sau khi Ấn Độ gia nhập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vào năm 1996.

Mối quan hệ giữa hai quốc gia tiếp tục được củng cố bởi Hiệp định Xúc tiến đầu tư song phương được ký kết vào năm 1997. Hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục được cải thiện về mặt thương mại đạt 395,68 triệu USD. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã tồn tại qua nhiều thế kỷ; do đó nó là một bước tiến triển cho hai nước để đưa mối quan hệ song phương lên mức độ cao hơn tiếp theo, cả hai quốc gia phải giải quyết các tác động bên ngoài thay đổi của khu vực và giải quyết các vấn đề lợi ích chung. Quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ giống như một bề mặt liên kết nổi cần được neo đậu, ràng buộc với nhiều sự hỗ trợ, nếu không có, trên một cột hỗ trợ duy nhất, nền tảng liên kết sẽ dễ bị bất ổn gây ra sự bất ổn về địa chính trị. Với sự hỗ trợ nhiều mặt làm cho các mối quan hệ giữa hai quốc gia ổn định hơn, có khả năng chịu đựng bất kỳ sự tác động bên ngoài vào. Năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, ông George Fernandes đã nói “Việt Nam là người bạn và đồng minh đáng tin cậy nhất của Ấn Độ”. Ông cũng đề xuất sự tiếp cận Ấn Độ đối với các căn cứ không quân và hải quân Việt Nam ở vịnh Cam Ranh để cung cấp, đào tạo và tiếp cận cho quân đội với các hệ thống vũ khí tiên tiến[4].

Một tuyên bố chung về hợp tác toàn diện được ký kết vào năm 2003 giữa hai nhà nước Việt Nam và Ấn Độ. Tiếp theo tuyên bố này, hợp tác phát triển của hai bên đã được mở rộng đến lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục, không gian vũ trụ, các liên kết trực tiếp và các quy định thị thực. Nó đã phản ánh tiếp tục mối quan hệ chặt chẽ mà hai nước đã duy trì. Việc mở rộng danh sách thương mại cùng với sự phát triển của Ấn Độ. Mọi lĩnh vực mà Ấn Độ đạt được đều được chia sẻ với Việt Nam. Đến năm 2015, thương mại song phương đứng ở mức 9 tỷ USD, có thể sẽ tăng lên 15 tỷ USD vào năm 2020[5].

Về mặt chính trị, Việt Nam là một lựa chọn khả thi đối với những nhà lãnh đạo Ấn Độ. Ngoài ra, Ấn Độ có mối quan hệ kinh tế và chiến lược chặt chẽ với Singapore, Thái Lan và với Trung Quốc. Hiện nay, chính phủ Ấn Độ đã cung cấp một hạn mức tín dụng trị giá 100 triệu đô la vào tháng 10 năm 2015 để giúp Việt Nam mua sắm trang thiết bị quốc phòng và hiện đại hoá lực lượng vũ trang, bao gồm cả việc đào tạo lực lượng tàu ngầm. Dòng tiền tín dụng này hiện đang được Việt Nam sử dụng để mua bốn tàu tuần tra ngoài khơi cho Bộ đội biên phòng Việt Nam[6]. Ngoài ra, cơ sở quốc phòng Ấn Độ cũng có thể thiết lập các cơ sở sản xuất các loại tên lửa và tên lửa tầm nhỏ đến từ Ấn Độ. Cả hai quốc gia có thể xây dựng một cơ chế bảo vệ bờ biển, có sự phối hợp giữa cảnh sát biển, và hải quân của hai quốc gia để ngăn chặn các cuộc tấn công dọc theo bờ biển của cả hai quốc gia.

Các mối liên hệ chính trị giữa hai nước đã được củng cố trong thời gian gần đây, qua một số chuyến thăm cấp cao của các nhà lãnh đạo từ cả hai phía. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007, Ấn Độ và Việt Nam ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược nhằm đa dạng hóa và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam trong sự thay đổi nhanh chóng môi trường chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn hóa, khoa học và công nghệ, hợp tác của hai bên trong khu vực và đẩy mạnh đa phương hoá quan hệ trong những năm tiếp theo.

Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Ấn Độ đã thành lập một chiến lược đối thoại, hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn. Ấn Độ cam kết hỗ trợ Việt Nam thông qua các khoản trợ cấp và các dòng ưu đãi tín dụng, cam kết chung làm việc cùng nhau để thiết lập một cộng đồng thương mại mở rộng châu Á song phương, tăng cường khoa học và công nghệ và văn hóa, hợp tác chặt chẽ đa phương. Hầu hết các vấn đề trong số này đã được thực hiện. Cuộc đối thoại chiến lược lần thứ 5 được tổ chức tại New Delhi vào tháng 8 năm 2016, đã tăng cường sự hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, chống khủng bố, thương mại và văn hóa mở rộng đáng kể.  Một số dự án đã và đang triển khai bao gồm Dự án chung về nghiên cứu da và tái chế chất thải thuộc da; nâng cao Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông (ARC-ICT) tại Hà Nội; Cơ sở tính toán tại Hà Nội, và tham gia bảo tồn  dự án khôi phục di sản Mỹ Sơn của UNESCO tại Việt Nam. Gần đây, Ấn Độ mở rộng nguồn tín dụng sang Việt Nam trị giá 19,5 triệu USD cho dự án thủy điện Nậm Trai-IV... Ấn Độ và Việt Nam ngày càng hợp tác chặt chẽ tại khu vực. Ấn Độ xem Việt Nam là chìa khóa trụ cột của “chính sách Hướng Đông” của Ấn Độ. Cả hai bên cũng đã ký kết Chương trình hợp tác trong các vấn đề gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc[7]. (Xem tiếp phần 2)


[1] Srinath Raghavan. 2013. Stability in Southern Asia, Crux of Asia – China, India, and the emerging global order. Carnegie Endowment for International Peace.

[2] D.R.SarDesai. (1968). Indian Foreign Policy in Cambodia, Laos and Vietnam 1947 – 1964. Berkeley: University of California Press, at p.12.

[3] Kripa Sridharan. (1996). The ASEAN Region in India’s Foreign Policy. Aldershot: Dartmouth Publishing, at p.101

[4] Vice Admiral Shekhar Sinha. 14/3/2017. India-Vietnam cooperation on defence and security.

https://salute.co.in/india-vietnam-cooperation-on-defence-and-security/

[5] Vice Admiral Shekhar Sinha. 14/3/2017. India-Vietnam cooperation on defence and security.

https://salute.co.in/india-vietnam-cooperation-on-defence-and-security/

[6] Dhrubajyoti Bhattacharjee. India and Vietnam: Long Lost Cousins? https://qrius.com/india-vietnam-long-lost-cousins/

[7] Piyush Srivastava, 2017. “India-Vietnam: Expanding Strategic Engagement in 21st Century”, ‘Vietnam-India: 45 years of Diplomatic Relations and 10 years of Strategic Partnership’, Hà Nội, p.3.


* ThS Trần Hùng Minh Phương, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

** Bài tham luận Hội thảo khoa học quốc tế "Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh trong bối cảnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Tự do và rộng mở" tổ chức tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ngày 24/8/2018.​

Nguồn:

Cùng chuyên mục