Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Sự trỗi dậy của các nền tảng công nghệ Ấn Độ

Sự trỗi dậy của các nền tảng công nghệ Ấn Độ

Sự trỗi dậy bất ngờ của các nền tảng công nghệ Ấn Độ liệu đã chuẩn bị cho thách thức của chủ nghĩa cực đoan trực tuyến?

03:30 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Cuộc khủng hoảng chính trị gần đây giữa Ấn Độ và Trung Quốc kết thúc bởi các cuộc đụng độ ở biên giới tranh chấp giữa hai quốc gia khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng vào tháng 6/2020, và một số thương vong không xác định của Trung Quốc. Sau giao tranh này, công nghệ đã trở thành vấn đề trọng tâm hàng đầu trong việc sắp xếp lại mối quan hệ song phương giữa hai cường quốc kinh tế và hạt nhân châu Á. Trong vài tháng qua, Ấn Độ đã cấm hàng chục ứng dụng của Trung Quốc, tạo ra một làn sóng phát triển các ứng dụng nội địa của Ấn Độ như các lựa chọn thay thế, thu hút hàng triệu người dùng trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, tốc độ tăng tốc nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số tiêu dùng nội địa ở Ấn Độ đòi hỏi phải cân nhắc không chỉ về bảo mật liên quan đến dữ liệu, công nghệ, IPR, v.v., mà chính các nền tảng này còn được sử dụng để xây dựng một hệ sinh thái mạnh mẽ, và vô tình tạo ra các nền tảng cho các nhóm vũ trang phi nhà nước, chẳng hạn như Nhà nước Hồi giáo (IS) và những nhóm khác, những kẻ này đã thu nạp thành công nhiều đối tượng thành viên nhờ quá trình tuyên truyền và cực đoan hóa, và hiện chưa có cách nào dễ dàng giảm tác hại của chúng. Các nền tảng công nghệ nhỏ hơn, chủ yếu dựa vào phương Tây, đã dần dần nhận ra mối đe dọa bị các nhóm cấp tiến từ mọi nền tảng và hệ tư tưởng lợi dụng, không chỉ trong việc nhắn tin và tuyên truyền mà còn cả khủng bố tài chính, tuyển dụng và các khía cạnh khác.

Sự bùng nổ các ứng dụng của Ấn Độ

Từ tháng 6 đến tháng 9/2020, Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin (MeitY) Ấn Độ đã chặn hơn 220 ứng dụng của Trung Quốc, với lý do lo ngại về chủ quyền và an ninh quốc gia, đặc biệt là các hoạt động dữ liệu kém cỏi của những ứng dụng đó.

Trước khi có lệnh cấm, các ứng dụng miễn phí của Trung Quốc đã thống trị nền kinh tế ứng dụng của Ấn Độ, được thúc đẩy bởi lượng người dùng di động Ấn Độ đang bùng nổ với sự thèm muốn các ứng dụng miễn phí. Các ứng dụng nổi tiếng như TikTok, PUBG Mobile, cùng với những ứng dụng ít được biết đến hơn như SHAREit (chia sẻ tệp), BeautyPlus (chỉnh sửa ảnh) và Turbo VPN có số lượt tải xuống hàng chục triệu.

Khoảng trống còn lại sau khi những ứng dụng này buộc phải bị xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng đã nhanh chóng được lấp đầy bởi các ứng dụng tương đương của Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã tổ chức Cuộc thi đổi mới ứng dụng AatmaNirbhar Bharat để khuyến khích các nhà phát triển ứng dụng tiềm năng. Song song đó, các ứng dụng hiện có như PLAYit, ShareChat và Vido đã chứng kiến lượt tải xuống hàng tháng của họ tăng lên, trong khi những ứng dụng mới như Josh, SHAREKaro và Kaagaz Scanner đã nhanh chóng leo lên bảng xếp hạng ứng dụng.

Người dùng ứng dụng Ấn Độ trung bình dường như cũng có ý thức hơn nhiều về nguồn gốc của các ứng dụng họ tải xuống. Mối quan tâm tìm kiếm với cụm từ “ứng dụng Ấn Độ” và “ứng dụng Trung Quốc” tăng vọt, và các bài đánh giá về ứng dụng Ấn Độ thường đánh giá cao nguồn gốc xuất xứ của chúng. Các ứng dụng của Ấn Độ cũng đã tận dụng lợi thế của những thay đổi địa chính trị khi ứng dụng Trung Quốc bị xóa, bằng cách thu hút người dùng Ấn Độ đến với các công nghệ Ấn Độ. Một sự thay đổi như vậy chưa từng được quan sát và nghiên cứu trước đây, cả về mặt chính trị và học thuật.

Mặt trái của tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đột ngột trong nhóm người dùng của các ứng dụng Ấn Độ là việc kiểm duyệt nội dung của các ứng dụng xã hội, và đối với các ứng dụng xã hội thì kiểm duyệt nội dung cũng là khía cạnh mới. Chingari, một trong những ứng dụng chiến thắng trong Thử thách đổi mới ứng dụng AatmaNirbhar Bharat, đang tìm cách mở rộng nhóm kiểm duyệt nội dung để theo kịp nhu cầu của người dùng. Một ví dụ nghiêm trọng hơn là Mitron, một ứng dụng tương tự, đã bị tạm ngưng trên Cửa hàng Play. Chính sách quyền riêng tư của ứng dụng rất yếu, thiếu nhiều chi tiết về các biện pháp bảo mật và bảo vệ dữ liệu. Ứng dụng cũng dường như không có chính sách kiểm duyệt nội dung.

Thử thách xử lý nội dung cực đoan

Sự phát triển và ra mắt nhanh chóng này của các ứng dụng nội địa, bao gồm các ứng dụng nhắn tin, đặt ra câu hỏi về các lỗ hổng của các ứng dụng khi bị các nhóm cực đoan chọn làm nền tảng để liên lạc, phổ biến các thông điệp tuyên truyền và phát triển hệ sinh thái trong và xung quanh các nền tảng kỹ thuật số ít được biết đến, do các nhóm nhỏ điều hành và trong một số trường hợp, thậm chí chỉ là cá nhân, không có cả chuyên môn và nguồn lực để giải quyết nội dung cực đoan. Các cuộc rà soát trước đây của các nền tảng truyền thông xã hội lớn hơn, như Facebook, Twitter và bây giờ là Telegram, đã cho chúng ta thấy rằng, việc gỡ bỏ nội dung cực đoan một cách nhanh chóng và hiệu quả, ngay cả trong những trường hợp đơn giản nhất, không phải là tình huống có thể phân biệt đúng sai một cách rõ ràng. Bất kỳ phản ứng hiệu quả nào cũng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà công nghệ, lập trình viên, nhà khoa học chính trị, nhà khoa học xã hội, xã hội dân sự và các lĩnh vực khác để phát triển các chính sách hiệu quả, nơi có thể thảo luận các điểm giao nhau về các vấn đề như tự do ngôn luận, không gian trực tuyến an toàn và kiểm duyệt nội dung, và quan trọng hơn được thực hiện thông qua chính sách được phát triển đặc biệt để chống lại các mối đe dọa như vậy.

Cũng cần phải nhớ rằng việc xây dựng chính sách và các cuộc tranh luận như vậy là một quá trình tốn thời gian và tốn nhiều nguồn lực, đặc biệt là với thực tế là ngày nay truyền thông xã hội rất gắn bó với công chúng và mức độ tiêu thụ tin tức lớn và lượt xem hàng ngày của người dùng ngày càng nhiều. Những thách thức này còn được phóng đại hơn nữa ở các nền dân chủ phức tạp như Ấn Độ.

Những thách thức ngày càng tăng này sẽ ảnh hưởng đến các ứng dụng của Ấn Độ trong nhiều tháng, nếu không phải là nhiều năm tới, và việc bắt đầu trước những thách thức về kiểm duyệt nội dung, và các mối đe dọa về các nền tảng này có thể được sử dụng làm bàn đạp cho các nhóm khủng bố và cực đoan sẽ đặt ra một loạt câu hỏi lớn hơn cho cả các công ty phát triển ứng dụng của Ấn Độ trong khu vực công và khu vực tư nhân, trong bối cảnh của sự tập trung hóa nhanh chóng này. Các câu trả lời khác nhau của các nền tảng khác nhau cho các câu hỏi phức tạp, như “thế nào là nội dung cực đoan?”, “Ai là nhóm cực đoan/khủng bố?” sẽ dẫn đến các giải pháp không thể thực hiện được trong thực tế. Những thách thức này có lẽ được quan sát rõ nhất trong quan điểm của các học giả Chris Meserole và Daniel Byman, những người tin rằng, các công ty nên thiết lập bộ phận chuyên môn trong nội bộ có hiểu biết chuyên về chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố. Ý tưởng này rất khó thực hiện. Tốt nhất là các công ty nên lựa chọn các chiến lược ứng phó hiện đã có, tuy không hoàn hảo nhưng đã được triển khai. Một nhiệm vụ đơn giản hơn là xác định các nhóm theo chủ nghĩa cực đoan và kiểm duyệt thông tin của những chữ này ngay từ đầu đối với các nền tảng công nghệ mới phát triển của Ấn Độ. Cách làm này có thể thách thức hơn nhiều vì những công ty này đồng thời phải tuân thủ các khuôn khổ bảo mật lớn hơn đối với các cuộc tấn công mạng, bảo vệ dữ liệu, v.v. và cần có các giải pháp dẫn đầu về công nghệ.

Kiểm duyệt nội dung đã được nhận định là một công việc còn thiếu quy củ đối với những gã khổng lồ truyền thông xã hội và những ứng dụng mới ra mắt thị trường của Ấn Độ. Cuối cùng sẽ hướng đến khán giả quốc tế, và sẽ cần phải vượt qua thách thức nếu họ muốn duy trì sự phát triển, và cần học hỏi thêm nhiều vấn đề nếu muốn cạnh tranh với những ứng dụng khổng lồ như Facebook, Twitter, YouTube và những ứng dụng khác.

Tác giả: Kabir Taneja, nghiên cứu viên chương trình Nghiên cứu Chiến lược ORF.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/research/the-sudden-rise-of-indian-tech-platforms/

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article 

Nguồn:

Cùng chuyên mục