Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Thống nhất trong đa dạng - một phần thiết yếu của văn hóa Ấn Độ

Thống nhất trong đa dạng - một phần thiết yếu của văn hóa Ấn Độ

Thống nhất trong sự đa dạng là một cụm từ mà tất cả chúng ta đều quen thuộc từ thời còn đi học. Sống trong không khí của các lễ hội từ Ramlila kéo dài mười ngày đến Vijayadashami và các đám rước Tazia, hoặc các đám rước Jaina với khẩu hiệu Vande Viram (Kính mừng Chúa Mahavira), lễ kỷ niệm các vị Đạt lai vào ngày Babasaheb Ambedkar quy y theo Phật giáo, và lễ Giáng sinh. Những trải nghiệm đa dạng này bắt nguồn sâu xa từ cách người Ấn Độ tham gia các lễ hội.

03:05 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trong xã hội Ấn Độ, sự đa dạng có truyền thống từ xa xưa. Cơ đốc giáo ở Ấn Độ lâu đời hơn nhiều quốc gia khác có số đông dân số theo đạo Cơ đốc. Ngay trong thế kỷ thứ bảy, đạo Hồi đã trở thành một đạo lớn của Ấn Độ. Shaka, Kushana, Hunas và Hy Lạp đã mang thêm giá trị vào văn hóa của Ấn Độ. Sự đa dạng đã ăn sâu vào nền văn hóa của Ấn Độ như thế nào? Trong khi vẫn có xung sắc tộc, các điều kiện xã hội đã điều hòa xung đột để tạo ra trạng thái chung sống hòa hợp giữa các luồng tôn giáo.

Các điều răn của Ashokan yêu cầu các tôn giáo tôn trọng lẫn nhau (bao gồm Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ Na giáo và giáo phái Ajivikas). Rất lâu sau đó, vua Akbar của vương triều Mughal đã phát triển tư tưởng Deen-e-Ilahi và Sulh-e-Kul (an bình và hòa hợp). Trong cuốn sách Majma Ul Baharayn, tác giả Dara Shukoh đã mô tả Ấn Độ như một đại dương rộng lớn được tạo thành từ hai biển, Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Các vị thánh Bhakti như Kabir, Ramdeo Baba, Tukaram, Namdeo và Narsi Mehta đã thu hút tín đồ từ những người theo đạo Hindu và đạo Hồi. Các vị thánh dòng Sufi như Nizamuddin Auliya, Muin al-Din Chishti, và Haji Malang đã trở thành một phần đặc trưng của Ấn Độ. Những vị thánh này đã bao dung tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo và đẳng cấp. Họ hoàn toàn hòa hợp với văn hóa từng địa phương.

Trong thời kỳ thuộc địa, khuynh hướng chia rẽ tôn giáo trở thành chủ đạo do chính sách chia để trị của Anh. Các nhóm tinh hoa trong xã hội cũng hưởng ứng khuynh hướng này. Tuy nhiên, họ đã bị lấn át bởi phong trào tự do toàn diện và bao trùm. Khả năng kỳ diệu về vận dụng Ấn Độ giáo của Gandhi đã thành công trong việc huy động mọi người thuộc mọi tôn giáo vào mối đoàn kết theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ. Sức lôi cuốn trong các phong trào của Gandhi đã để lại ấn tượng sâu sắc cho tín độ thuộc mọi tín ngưỡng. Mọi người dân đều hiểu biết những điển tích trong sách Gita và các câu trong kinh Koran cũng như Kinh thánh.

Trong giai đoạn này, chúng ta đã thấy Maulana Abul Kalam Azad, Shaukatullah Shah Ansari, Khan Abdul Ghaffar Khan, Allah Bakhsh, và nhiều người khác đã sánh vai với Jawaharlal Nehru, Sardar Patel và các nhà lãnh đạo khác của phong trào tự do. Sự đa dạng đã bổ sung thêm sự phong phú và sức mạnh cho khái niệm tổng hợp về chủ nghĩa dân tộc của Ấn Độ.

Các giá trị văn hóa được tạo ra từ những tương tác tinh tế và sâu sắc, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta, từ thói quen ẩm thực, văn học, nghệ thuật, âm nhạc, kiến ​​trúc và những hoạt động bạn tham gia. Trong vài thập kỷ gần đây, các sự kiện ở Ấn Độ dường như đang diễn biến theo chiều hướng ngược lại, gây bất lợi cho hòa bình và hòa hợp. Về mặt tích cực, chúng ta chứng kiến ​​sự bùng nổ của những nỗ lực hòa nhập trong và ngoài tôn giáo. Ấn Độ đã có những nhân viên xã hội nổi tiếng như Swami Agnivesh và Asghar Ali Engineer, những người đã thúc đẩy đối thoại giữa các mối quan hệ và tìm cách xóa bỏ những hiểu lầm giữa tín đồ của các tín ngưỡng khác nhau.

Nhiều nhà hoạt động xã hội, như Martin McWan, John Dayal và Cedric Prakash, đã cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp thúc đẩy sự hòa hợp. Các phong trào đối thoại giữa các tôn giáo đã đi một chặng đường dài trong việc giảm bớt sự hiểu lầm về tôn giáo và xã hội giữa những người theo đạo Hindu và đạo Hồi cũng như các tín đồ của các tín ngưỡng khác. Sáng kiến ​​của họ đã đóng góp sâu sắc vào việc duy trì tình thân ái giữa các nhóm khác nhau. Mỗi người theo cách riêng của họ đã tạo ra dấu ấn hài hòa trên toàn xã hội.

Faisal Khan hồi sinh Khudai Khidmatgar, tổ chức mà Khan Abdul Gaffar Khan thành lập. Tổ chức cơ sở này thúc đẩy tình thân ái và tinh thần tôn trọng lẫn nhau giữa những người theo đạo Hindu và đạo Hồi. Họ đã cho ra mắt ngôi nhà mở Apna Ghar, một hệ thống trong đó các thành viên từ tất cả các cộng đồng có thể sống cùng nhau và chia sẻ cách làm của họ với những người khác theo cách tôn trọng lẫn nhau. Nhà sản xuất phim nổi tiếng Anand Patwardhan đã viết: “Khudais đã chạm đến trái tim của mọi người trên khắp đất nước và số hội viên đã tăng lên 50.000 người.”

Ấn Độ đã từng là địa điểm của nhiều vụ ly khai kinh hoàng. Gia đình các nạn nhân không có sự hỗ trợ của xã hội và tuyệt vọng không nơi nương tựa. Để bày tỏ lòng cảm thông với họ, nhà hoạt động xã hội Harsh Mander đã khởi xướng phong trào Karwan-e-Mohabbat, Caravan tình yêu, tiếp cận với các gia đình của nạn nhân để hỗ trợ về mặt tinh thần và xã hội. Phòng trào đã trợ giúp đáng kể cho các gia đình và cộng đồng.

Ngày nay, nhiều thành phố có các nhóm hòa hợp cộng đồng và các nhóm từ thiện giúp đỡ tất cả mọi người, mặc dù chúng ta có thể không nghe nhiều về họ. Các nhóm này đang hoạt động âm thầm, trong khi đó, các nhóm bạo lực gây chia rẽ luôn thu hút sự chú ý nhiều hơn. Ngay cả phong trào nông dân, phong trào quần chúng quan trọng nhất sau độc lập, cũng đã thúc đẩy gắn kết xã hội. Tương tự, các cuộc biểu tình Shaheen Bagh đã củng cố tình thân ái giữa các cộng đồng.

Vấn đề sâu xa hơn là sự gia tăng những người tin vào luận điểm “đụng độ của các nền văn minh” và thúc đẩy xu hướng chia rẽ trên toàn cầu. Ấn Độ cũng không là ngoại lệ. Một ủy ban cấp cao do Liên hợp quốc bảo trợ khi ông Kofi Annan làm Tổng thư ký đã đưa ra khái niệm về “Liên minh các nền văn minh”. Đây là nguyên tắc chỉ đạo của nhiều nhóm mong muốn làm sống lại các truyền thống doàn kết của Ấn Độ. Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, những tia hy vọng này ít được biết đến nhưng rất quan trọng cho một tương lai hòa bình.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.indepthnews.net/index.php/opinion/4991-unity-in-diversity-is-an-essential-part-of-indian-culture

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục