Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Myanmar: 5 lý do tại sao chuyến viếng thăm này quan trọng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Myanmar: 5 lý do tại sao chuyến viếng thăm này quan trọng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có chuyến viếng thăm đầu tiên kéo dài 2 ngày đến Myanmar, đất nước láng giềng, sau Hội nghị Thượng đỉnh của nhóm BRICS ở Trung Quốc.

03:40 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Thủ tướng Modi đã đến Naypyidaw vào hôm thứ Ba (5/9/2017) trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày đến Myanmar, chuyến thăm đầu tiên của ông đến đất nước láng giềng ở khu vực Đông Nam Á có chung đường biên giới với Ấn Độ.

Chuyến viếng thăm đúng vào thời điểm Myanmar đang phải đối mặt với sự kiểm soát chặt chẽ sau vòng bạo lực mới nhất đối với khoảng 1,1 triệu người Hồi giáo Rohingya.

Myanmar đã mở cửa với thế giới sau thời gian của chính quyền quân sự được thay thế bởi chính quyền dân sự vào năm 2011, nhưng Ấn Độ không hề đả kích người láng giềng đang có mối quan hệ nồng ấm với Trung Quốc.

Myanmar là cửa ngõ phía Đông của Ấn Độ và chính ở thủ đô Naypyidaw, ông Modi đã đề xuất chính sách Hành động Phía Đông vào năm 2014.

1. Bù đắp thời gian đã mất

Ấn Độ đã nỗ lực để giải mã những đấu tranh bên trong Myanmar. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này, New Delhi đã có quan hệ gần gũi với các tướng lĩnh điều hành đất nước này, và rời xa bà Aung San Suu Kyi, chủ nhân giải Nobel Hòa bình, người đã trở thành biểu tượng cho cuộc chiến chống lại chính quyền quân sự.

Mặc dù bà Suu Kyi đã theo học đại học tại Delhi, nhưng Ấn Độ lại thất bại trong việc xây dựng niềm tin khi đảng của bà lên nắm quyền lực vào năm 2016, và điều này đã mở đường cho phía Trung Quốc. Nhà lãnh đạo trên thực tế, Suu Kyi đã chọn Bắc Kinh là thủ đô đầu tiên trong chuyến viếng thăm đầu tiên ra nước ngoài của bà, trước New Delhi.

Cùng với việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động ở Ấn Độ Dương, Ấn Độ cần nỗ lực rất nhiều với đất nước này để có thể chứng minh tầm quan trọng về mặt chiến lược.

Thương mại song phương chỉ có giá trị 2 tỷ USD. Ấn Độ là nhà nhập khẩu lớn thứ 7 của Myanmar và là điểm đến xuất khẩu lớn thứ 3, nhưng mối quan hệ thương mại và kinh tế có nhiều tiềm năng này đã không tăng lên trong thời gian gần đây.

2. Nhân tố Trung Quốc

Quan hệ giữa Trung Quốc và Myanmar đã được tăng cường sau khi Đảng Liên đoàn quốc gia dân chủ của bà Suu Kyi giành được quyền lực. Hợp tác kinh tế và kinh doanh bền vững, Trung Quốc tiếp tục là chỗ dựa ngoại giao cho Myanmar vào thời điểm mà hầu hết các quốc gia phương Tây gây sức ép với chính phủ Suu Kyi và quân đội về nạn bạo lực và cuộc di tản của người Hồi giáo Rohingya.

Hơn nữa, Trung Quốc là nhân tố quan trọng trong các cuộc đàm phán hòa bình vì nước này là trung gian giữa các nhóm dân tộc vũ trang và chính phủ Myanmar.

3. Người Hồi giáo Rohingya

Nhà nước Rakhine ở phía Tây Bắc của Myanmar có tính nhạy cảm về mặt chính trị và cũng quan trọng đối với cả Ấn Độ và Trung Quốc.

Đây là điểm khởi đầu của các dự án vận tải đa thức Kaladan trị giá 484 triệu USD bị trì hoãn nhằm mục đích kết nối Myanmar với Ấn Độ.

Ấn Độ đã hoàn thành công việc tại cảng Sittwe, ở cửa sông Kaladan, ở Rakhine.

Tương tự, nơi này cũng là điểm cuối của đường ống dẫn dầu và khí đốt của Myanmar với Trung Quốc.

Bắc Kinh và New Delhi đều có lý do để duy trì hòa bình của đất nước này. Một mạng lưới đường bộ và đường sắt xuyên miền Bắc Myanmar đến Vịnh Bengal sẽ cho phép Bắc Kinh gia tăng thương mại với khu vực Tây Á mà không cần đến tuyến đường biển Nam Trung Hoa gây tranh cãi.

Nhưng cuộc di cư của người Hồi giáo Rohingya – khoảng 90 ngàn người đã tháo chạy trong vài ngày qua – đã gây vấn đề đối với cả Bangladesh và Ấn Độ.

4. Hợp tác về an ninh

Cùng với đường biên giới biển, Myanmar có đường biên giới trên bộ dài 1643 km với 4 bang phía Đông Bắc Ấn Độ. Một số nhóm nổi dậy đã thành lập các căn cứ và các trại huấn luyện ở Myanmar, vấn đề luôn khiến Ấn Độ đau đầu. Hai nước ngày càng hợp tác nhưng cần phải làm nhiều hơn để giải quyết những lo ngại về an ninh của Ấn Độ.

5. Chính sách Hành động Phía Đông

Về mặt địa lý, Myanmar là điểm dừng chân đầu tiên cho chính sách Đông Nam Á của Ấn Độ.

Hai nước cũng là thành viên của các nhóm khu vực khác nhau như Sáng kiến Vịnh Bengal về Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật Đa ngành (BIMSTEC) và ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á).

Tại Hội nghị Thượng đỉnh 2016 ở Goa, các nước BIMSTEC nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường các hiệp định quá cảnh và sớm ký kết một hiệp định thương mại tự do. Myanmar cũng là một quốc gia quan trọng cho các kế hoạch kết nối khu vực khác nhau.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

   Nguồn: http://www.hindustantimes.com/india-news/five-reasons-why-narendra-modi-s-visit-to-myanmar-is-important/story-nRB2ljRqwvdcMcUtkdeHsK.html

Nguồn:

Cùng chuyên mục