Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tổng thuật các tham luận tại Hội thảo khoa học "Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ: Tiếp cận từ góc độ kinh tế" (Phần 3)

Tổng thuật các tham luận tại Hội thảo khoa học "Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ: Tiếp cận từ góc độ kinh tế" (Phần 3)

Ngày 11/5/2015, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ: Tiếp cận từ góc độ kinh tế”. Hội thảo đã nhận được 38 tham luận của gần 50 tác giả trong và ngoài nước, gồm các nhà lãnh đạo, quản lý, học giả Việt Nam, các học giả, doanh nhân Ấn Độ. Xin trân trọng giới thiệu “Tổng thuật các tham luận tại Hội thảo khoa học” của PGS, TS Lê Văn Toan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ.

02:09 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 2)

Tổng thuật các tham luận tại Hội thảo khoa học "Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ: Tiếp cận từ góc độ kinh tế"

PGS, TS Lê Văn Toan*

* Về lĩnh vực Kinh tế - Du lịch

Hội thảo đã nhận được bốn bài tham luận của các nhà lãnh đạo, các học giả trong nước. Trong tham luận “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực du lịch: thực trạng và triển vọng”, tác giả Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam - đã tiếp cận từ góc độ chủ trương, chính sách đến thực tiễn phát triển du lịch Việt - Ấn trong thời gian qua để đi sâu phân tích thực trạng, tiềm năng và triển vọng du lịch hai nước, chỉ rõ những mặt tồn tại mà hai nước cần khắc phục, nêu bật những lợi thế mà hai nước cần phát huy và tin tưởng rằng, với sự nỗ lực của toàn ngành du lịch, cơ quan du lịch quốc gia hai nước, thời gian tới hợp tác du lịch Việt - Ấn sẽ có bước phát triển rõ rệt.

PGS, TS Lưu Hòa Bình – Học viện CTQG HCM - trong bài tham luận của mình đã khái quát quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Ấn Độ, cho rằng, đây là mối quan hệ truyền thống rất tốt đẹp và hiện nay đã được nâng cấp toàn diện. Tác giả đã luận giải thực trạng hợp tác du lịch Việt - Ấn trong thời gian qua, khẳng định rằng, hợp tác song phương trên lĩnh vực du lịch chưa xứng tầm. Tác giả đã chỉ rõ nguyên nhân từ hai phía và khuyến cáo phải nhanh chóng khắc phục. Tham luận cũng nêu rõ những tiềm năng phát triển du lịch; nhận diện về trải nghiệm Ấn Độ - điểm đến của du khách Việt Nam; nêu bật những giải pháp và một số mục tiêu mà mỗi nước cùng phấn đấu để đạt được. Tham luận “Thị trường khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam: tiềm năng triển vọng và một số giải pháp” của tác giả Phạm Văn Hòa, Học viện Chính trị khu vực IV, tham luận “Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang – Cao đẳng Công nghiệp Nam Định đều tập trung giới thiệu đất nước, con người Ấn Độ, thị trường du lịch Việt Nam - Ấn Độ, những đặc điểm của khách du lịch Ấn Độ khi đến Việt Nam, thực trạng đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch Ấn Độ. Các tác giả cũng nêu rõ những điểm được và chưa được của chính sách đầu tư, chính sách thu hút khách đôi bên, những điều kiện cơ sở vật chất, giao thông vận tải, dịch vụ du lịch mà đôi bên cần chú trọng đầu tư phát triển. Những đề xuất và giải pháp của tác giả về hợp tác phát triển du lịch Việt - Ấn đều có tính khả thi.

Kính thưa quý vị khách quý, các nhà khoa học, các vị đại biểu!

Với gần 40 tham luận trong Hội thảo khoa học lần thứ nhất này, và chắc chắn sẽ còn nhiều ý kiến khác được thảo luận, chúng tôi nhận thấy, mỗi tham luận là một khối óc, một tấm lòng nhiệt thành trong hoạt động khoa học, và cao hơn là tình yêu hai đất nước, hai dân tộc Việt Nam - Ấn Độ đã được các nhà khoa học gửi gắm trong từng dòng chữ của tham luận. Với tình cảm và trí tuệ đó, cùng với tình cảm và trí tuệ của các vị khách quý, các nhà khoa học, các vị đại biểu đến dự Hội thảo hôm nay, chúng tôi tin tưởng rằng Hội thảo sẽ thành công tốt đẹp.

Một lần nữa, tôi xin cảm ơn các vị khách quý, các đại biểu đã có mặt tham gia Hội thảo! Kính chúc các quý vị, các bạn Ấn Độ - Việt Nam mạnh khỏe, hạnh phúc! Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

*Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Nguồn:

Cùng chuyên mục