Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

90% công ty khởi nghiệp Ấn Độ sẽ thất bại do thiếu sáng tạo

90% công ty khởi nghiệp Ấn Độ sẽ thất bại do thiếu sáng tạo

Cuối cùng, Ấn Độ cũng đã có thể đã trở thành một môi trường khởi nghiệp lớn thứ ba thế giới, nhưng nó thiếu sự đổi mới sáng tạo để thành công.

06:29 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Mặc dù định giá thị trường của các công ty khởi nghiệp Ấn Độ đã tăng lên đáng kể trong bốn năm qua, nhưng trong một nghiên cứu gần đây về “Doanh nghiệp Ấn Độ” của Viện Nghiên cứu giá trị kinh doanh IBM và Tổ chức Oxford Economics cho thấy, 90% công ty khởi nghiệp ở Ấn Độ đã bị thất bại trong 5 năm đầu. Và lý do phổ biến nhất cho sự thất bại này là thiếu tính sáng tạo - 77% các nhà đầu tư mạo hiểm cho rằng, các công ty mới của Ấn Độ thiếu công nghệ mới hoặc mô hình kinh doanh độc đáo.

Theo nghiên cứu này, các lý do khác dẫn đến thất bại còn bao gồm thiếu nhân công có tay nghề và nguồn tài chính, định hướng không đầy đủ và văn hóa kinh doanh còn nhiều hạn chế.

Dễ dàng nhận thấy rằng, hầu hết các công ty khởi nghiệp Ấn Độ đều có xu hướng mô phỏng, sao chép lại ý tưởng đã thành công trên thế giới, điều chỉnh mô hình kinh doanh hiện tại để phục vụ nhu cầu trong nước. Ví dụ như Ola mô phỏng theo Uber, Gaana sao chép Spotify, OYO Rooms theo Airbnb hoặc Flipkart giống với Amazon.

Ấn Độ không có các công ty khởi nghiệp đỉnh cao như Google, Facebook hay Twitter. Trong khi đó, Trung Quốc, nước mà Ấn Độ thường đem ra so sánh, đã xây dựng được Google của riêng mình, đó là Baidu và Alibaba là Amazon phiên bản Trung Quốc. Không có gì ngạc nhiên khi năm 2016, Asian Paints là tổ chức duy nhất của Ấn Độ nằm trong số 25 công ty sáng tạo nhất của Forbes bình bầu và Gillette India là một trong số 25 công ty phát triển sáng tạo hàng đầu do Forbes bình chọn.

“Từ năm 2015, có tới 1.503 công ty khởi nghiệp đã bị đóng cửa ở Ấn Độ. Nguyên nhân chính là những công ty đã sao chép các mô hình kinh doanh của phương Tây chứ không phải là do thiếu nguồn vốn đầu tư”, Rishabh Lawania, người sáng lập ra Xeler8, một sàn tiếp thị thông minh gần đây đã được một công ty đầu tư mạo hiểm Trung Quốc mua lại cho biết. Số các công ty khởi nghiệp thất bại cao nhất là thuộc các ngành logistic, thương mại điện tử và công nghệ thực phẩm.

Sao chép mô hình hiện tại

Các sáng kiến như Ấn Độ, Chương trình Khởi nghiệp Ấn Độ, thành lập Bộ Phát triển Kỹ năng và Doanh nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Sở hữu trí tuệ và các chương trình ươm tạo khác có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nhưng sự thật là đổi mới, sáng tạo vẫn là mảnh ghép lớn nhất trong bức tranh khởi nghiệp của nước này.

Lawania cho biết: “Nhiều cá nhân có thu nhập cao (HNIs) không nghiên cứu kỹ lưỡng đã đầu tư vào những công ty khởi nghiệp có những ý tưởng kinh doanh sai lầm, dẫn đến những thất bại nặng nề trong hai năm qua”, “Các nhà đầu tư trước đây đã quá nóng lòng và vội vàng, nhưng giờ đây thì không như thế nữa. Họ đã làm chủ được nghệ thuật cẩn trọng và đưa ra những quyết định nhanh chóng và thông minh”. Ngay cả trong công nghệ phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), các doanh nghiệp Ấn Độ cũng không phải là người tiên phong.

Navneet Sharma, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của sàn thông minh ảo Artifacia cho biết: "Công nghệ trí tuệ nhân tạo và máy học cũng đã được áp dụng trong bán lẻ và ngân hàng, nhưng Ấn Độ là một thị trường đi sau - những gì bạn thấy ở Mỹ ngày hôm nay sẽ bắt đầu xuất hiện ở Ấn Độ vào ngày mai”.

Rõ ràng, môi trường khởi nghiệp của Ấn Độ cần những tài năng kỹ thuật hàng đầu và các kỹ năng kinh doanh toàn cầu. Không giống như Israel, Ấn Độ không đầu tư vào nghiên cứu và phát triển thông qua hợp tác quốc tế giữa các quốc gia nhằm xây dựng mối quan hệ giữa các công ty trong nước, các công ty đa quốc gia và các tổ chức giáo dục. Vào năm 2016, một cuộc khảo sát do Tổ chức Information Technology and Innovation Foundation (ITIF) tiến hành đã xếp Ấn Độ gần cuối danh sách 56 quốc gia về đổi mới toàn cầu. Nghiên cứu của ITIF cho thấy, nước này có hiệu suất kém trong việc phát triển nguồn nhân lực, chủ yếu là do sự thất bại trong đầu tư vào giáo dục. Báo cáo của IBM trích dẫn một nghiên cứu khác cho thấy, có tới 80% sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật ở Ấn Độ “thất nghiệp”.

Bằng sáng chế

Ngoài ra, một thức đo khác của sáng tạo là bằng sáng chế. So với các nước châu Á khác, Ấn Độ sở hữu lượng bằng sáng chế ít hơn hẳn. Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, Ấn Độ đã đệ trình 1.423 bằng sáng chế quốc tế vào năm 2015-16, trong khi Nhật Bản nộp 44.235, Trung Quốc là 29.846 và Hàn Quốc 14.626. Hơn 70% các sáng chế nộp trong nước là do các công ty đa quốc gia (MNCs); còn lại 30% là của các công ty và tổ chức.

Hiện tại, Ấn Độ đứng thứ 66 trong Bảng xếp hạng Chỉ số sáng tạo toàn cầu (GII), xếp sau Trung Quốc 41 bậc. Báo cáo GII cho biết, Ấn Độ có nhiều yếu tố cần thiết để trở thành một quốc gia sáng tạo thúc đẩy toàn cầu hóa, bao gồm tiềm năng thị trường, nguồn lực nhân tài và văn hoá sáng tạo tiềm ẩn, nhưng “các điểm yếu vẫn còn tồn tại trong các chỉ số môi trường kinh doanh, đầu tư giáo dục, sản xuất hàng hoá và dịch vụ sáng tạo”.

Nhấn mạnh sự đổi mới trong các vấn đề xã hội, Nipun Mehrotra, Giám đốc kỹ thuật số của IBM Ấn Độ/Nam Á, cho biết: “Chúng tôi tin rằng, những công ty khởi nghiệp cần tập trung vào chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh, giáo dục, vận chuyển, quản lý năng lượng và những vấn đề khác, những vấn đề mà Ấn Độ và thế giới phải đối mặt”.

Tuy nhiên, đây không phải là hoàn toàn kết thúc hay quá ảm đạm. Báo cáo của IBM bổ sung rằng, ngoài sự thúc đẩy mạnh mẽ của chính phủ đối với tinh thần kinh doanh đã củng cố văn hoá khởi nghiệp của Ấn Độ, thì sự cởi mở kinh tế của Ấn Độ và thị trường nội địa lớn cũng là những lợi thế đáng kể.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

Nguồn: https://www.forbes.com/sites/suparnadutt/2017/05/18/startups-in-india-fail-due-lack-of-innovation-according-to-a-new-ibm-study/#23512ac9657b

Nguồn:

Cùng chuyên mục