Ấn Độ áp thuế chống bán phá giá đối với 5 mặt hàng Trung Quốc trong 5 năm
Ấn Độ đã áp thuế chống bán phá giá đối với 5 sản phẩm của Trung Quốc, bao gồm một số mặt hàng nhôm và một số hóa chất, trong 5 năm để bảo vệ các nhà sản xuất địa phương khỏi hàng nhập khẩu giá rẻ từ nước láng giềng. Theo thông báo riêng của Ủy ban Thuế gián thu và Hải quan Trung ương (CBIC), thuế đã được áp dụng đối với một số sản phẩm nhôm cán phẳng; natri hydrosulphite (dùng trong công nghiệp thuốc nhuộm); keo silicone (được sử dụng trong sản xuất mô-đun quang điện mặt trời và các ứng dụng nhiệt điện); thành phần hydrofluorocarbon (HFC) R-32; và hỗn hợp hydrofluorocarbon (cả hai đều có ứng dụng trong ngành điện lạnh).
Các mức thuế này được áp đặt theo khuyến nghị của cơ quan điều tra của Bộ Thương mại, Tổng cục Biện pháp Thương mại (DGTR).
Trong các cuộc điều tra riêng biệt DGTR đã kết luận rằng, những sản phẩm này đã được xuất khẩu với giá thấp hơn giá trị bình thường tại thị trường Ấn Độ, dẫn đến việc bán phá giá.
Theo DGTR, ngành công nghiệp trong nước đã bị thiệt hại nghiêm trọng do bán phá giá.
CBIC cho biết: "Thuế chống bán phá giá áp dụng theo thông báo này (đối với Keo silicone) sẽ được đánh trong thời hạn 5 năm (trừ khi bị thu hồi, thay thế hoặc sửa đổi trước đó) kể từ ngày đăng thông báo này trên Công báo và sẽ phải nộp bằng tiền của Ấn Độ".
CBIC cũng đã áp đặt thuế đối với một bộ phận xe - Trục rơ moóc ở dạng CKD / SKD (nguyên chiếc và bán nguyên chiếc) để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khỏi hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc.
Tương tự, CBIC cũng đã áp thuế nhập khẩu bột thạch cao nung từ Iran, Oman, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) trong 5 năm.
Tuy DGTR đề xuất việc trưng thu thuế, nhưng Bộ Tài chính mới là bên áp đặt lệnh. Các nước tiến hành điều tra chống bán phá giá để xác định xem liệu ngành sản xuất trong nước có bị tổn hại do gia tăng hàng nhập khẩu dưới giá thành hay không. Với tư cách là một biện pháp đối phó, các nước áp đặt thuế theo cơ chế đa phương của WTO.
Các biện pháp chống bán phá giá được thực hiện nhằm đảm bảo thương mại công bằng và tạo sân chơi bình đẳng cho ngành sản xuất trong nước. Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có trụ sở tại Geneva. Ấn Độ đã khởi xướng các vụ kiện chống bán phá giá tối đa đối với hàng nhập khẩu bán phá giá từ Trung Quốc.
Xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2021 trị giá 12,26 tỷ USD trong khi nhập khẩu đạt 42,33 tỷ USD, khiến Ấn Độ nhập siêu 30,07 tỷ USD.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://economictimes.indiatimes.com/small-biz/trade/exports/insights/india-imposes-antidumping-duty-on-5-chinese-goods-for-5-years/articleshow/88517366.cms
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024