Ấn Độ tiếp cận các quốc gia Trung Á
Những diễn biến mới đây ở Afghanistan đã thúc đẩy các mối quan tâm địa chiến lược và địa kinh tế mới cho khu vực. Tình hình mới cũng đã đặt ra thêm nhiều thách thức đối với quan hệ khu vực và song phương của Ấn Độ với Trung Á và vùng Cáp-ca-dơ, khiến Ấn Độ phải điều chỉnh lại các quy tắc can dự với khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar đã đến khu vực này vào đầu tháng 10/2021, đây là lần thứ ba ông tới đây trong vòng bốn tháng. Tại Kyrgyzstan, ông Jaishankar đã gia hạn hạn mức tín dụng 200 triệu USD để hỗ trợ các dự án phát triển và ký biên bản ghi nhớ (MoU) về các Dự án Phát triển Cộng đồng Tác động Cao (HICDP). Điểm dừng chân tiếp theo của ông là thủ đô Nur Sultan của Kazakhstan, để tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 6 về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA).
Tại CICA, ông Jaishankar nhắm mục tiêu vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Ông nói: “Án Độ ủng hộ các phương pháp của Trung Quốc trong việc thúc đẩy BRI, mặc dù kết nối lớn hơn là điều cần thiết để thúc đẩy ổn định khu vực, nhưng Trung Quốc không nên chỉ vì lợi ích quốc gia”. Ông cũng phản đối với Pakistan vì nước này ủng hộ khủng bố xuyên biên giới. Trước khi tới Armenia vào ngày 13/10/2021, ông Jaishankar đã gặp những người đồng cấp từ Nga, Uzbekistan và Turkmenistan để thảo luận về hợp tác khu vực.
Mối quan hệ Ấn Độ-Armenia
Ông Jaishankar là Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đầu tiên đến thăm Armenia. Ông và người đồng cấp Armenia, Ararat Mirzoyan, nhất trí tăng cường trao đổi thương mại và văn hóa để thúc đẩy quan hệ song phương. Trong chuyến thăm, ông Jaishankar cũng ủng hộ các nỗ lực vì một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Minsk.
Việc Taliban tái thiết lập quyền lực tối cao tại Afghanistan cũng đã vạch trần những điểm yếu của các liên minh như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), được tạo ra để đối phó với các mối đe dọa khủng bố bùng phát từ Afghanistan. Tuy nhiên, SCO đã được hầu hết các nước thành viên sử dụng vì lợi ích địa chiến lược và an ninh khu vực của riêng họ, làm gia tăng thâm hụt lòng tin và sự khác biệt trong diễn đàn.
Do SCO thất bại trong việc phản ứng chung đối với cuộc khủng hoảng Afghanistan, các nhà lãnh đạo Trung Á đã gặp nhau tại Turkmenistan vào tháng 8/2021 để bày tỏ quan ngại về tình hình Afghanistan, đồng thời thảo luận về sự hiện diện của các nhóm khủng bố Trung Á ở Afghanistan và dọc theo biên giới của họ.
Sau khi Liên Xô tan rã và các nước cộng hòa độc lập ở Trung Á hình thành, Ấn Độ đã thiết lập lại quan hệ với khu vực quan trọng chiến lược. Ấn Độ cung cấp viện trợ tài chính cho khu vực và thiết lập quan hệ ngoại giao. New Delhi đã ký Thỏa thuận Đối tác Chiến lược (SPA) với Kazakhstan, Tajikistan và Uzbekistan nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng và làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại. Năm 2012, chính sách “Kết nối Trung Á” của New Delhi nhằm tăng cường kết nối chính trị, kinh tế, lịch sử và văn hóa của Ấn Độ với khu vực. Tuy nhiên, những nỗ lực của Ấn Độ đã bị Pakistan cản trở, không sẵn sàng cho phép Ấn Độ đi qua lãnh thổ của mình. Trung Quốc đã lợi dụng tình hình và quảng bá BRI rầm rộ ở Kazakhstan.
Những lo ngại về địa chiến lược và an ninh ngày càng tăng liên quan đến Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC), BRI và sự vi phạm chủ quyền Ấn Độ đã buộc New Delhi phải thay đổi sang chiến lược rõ ràng hơn. Ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đến thăm tất cả các nước Trung Á vào tháng 7/2015. Cuối cùng, Trung Á trở thành mối liên kết đặt Âu-Á vào khu vực quan tâm của New Delhi. Ấn Độ đã ký MoUs với Iran vào năm 2015 để phát triển cảng Chabahar ở tỉnh Sistan-Baluchistan, cảng này rất kém phát triển từ năm 2003. Hầu hết các nhà lãnh đạo Trung Á xem cảng Chabahar của Ấn Độ là cơ hội để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của họ và kiểm soát tham vọng của Trung Quốc.
Các nước Trung Á mong muốn làm đối tác với Ấn Độ vì họ đã tìm cách đa dạng hóa các mối quan hệ chiến lược. Họ đã kết nạp New Delhi vào Thỏa thuận Ashgabat, cho phép Ấn Độ tiếp cận các mạng lưới kết nối để tạo thuận lợi cho giao thương và tương tác thương mại với cả Trung Á và Âu-Á, đồng thời tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực. Tâm lý bài Trung Quốc gia tăng trong khu vực và các mối đe dọa an ninh từ Taliban cho phép New Delhi và Trung Á suy nghĩ lại sự can dự của họ. Ấn Độ không thể để mất thời gian trong việc điều chỉnh lại các cam kết trong khu vực.
Tác giả: Giáo sư Harsh V Pant, Trưởng Chương trình Nghiên cứu Chiến lược tại Quỹ Nghiên cứu Người quan sát, New Delhi; Ayjaz Wani là Nghiên cứu viên tại ORF Mumbai.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.orfonline.org/research/indias-central-asian-outreach/
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục