Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ trở thành nước sản xuất sữa lớn nhất thế giới vào năm 2026

Ấn Độ trở thành nước sản xuất sữa lớn nhất thế giới vào năm 2026

Theo báo cáo của Liên hiệp quốc và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Ấn Độ dự kiến sẽ là nước có dân số đông nhất trong thập kỷ tới, sẽ là nước sản xuất sữa lớn nhất thế giới vào năm 2026, và sẽ là nước sản xuất lúa mì lớn nhất trên thế giới.

06:18 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Báo cáo Triển vọng Nông nghiệp OECD - FAO 2017-2026 cho biết, dân số thế giới sẽ tăng từ 7,3 tỷ lên 8,2 tỷ trong thập kỷ tới, trong đó Ấn Độ và Tiểu vùng Sahara Châu Phi chiếm 56% tổng dân số tăng lên.

Dân số Ấn Độ sẽ tăng từ 1,3 tỷ lên 1,5 tỷ người, tăng gần 150 triệu người. Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc và dự kiến sẽ là nước có số dân đông nhất trên thế giới vào năm 2026.

Báo cáo cho biết, với sự gia tăng dân số mạnh mẽ này, Ấn Độ và châu Phi khu vực Hạ Sahara sẽ chiếm một phần lớn nhu cầu toàn cầu.

Thêm vào đó, trong 25 năm đầu của thế kỷ XXI, sản lượng sữa ở Ấn Độ sẽ tăng gần gấp ba.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc và  OECD, chỉ riêng trong giai đoạn triển vọng, sản lượng sữa ở Ấn Độ sẽ tăng 49%, và vào năm 2026, Ấn Độ sẽ là nước sản xuất sữa lớn nhất thế giới, cao hơn 1/3 sản lượng sữa của nhà sản xuất lớn thứ hai là Liên minh Châu Âu.

Sản lượng lúa mì toàn cầu dự kiến sẽ tăng 11% trong giai đoạn 2017 - 2026, trong khi đó diện tích canh tác lúa mì chỉ tăng 1,8%.

Sự gia tăng sản lượng lúa mì dự kiến thông qua sản lượng cao hơn, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chiếm 46% sản lượng lúa mì bổ sung.

Xét trong khu vực và trên toàn cầu, Ấn Độ (15 triệu tấn) sẽ là nước sản xuất có sản lượng tăng lớn nhất, và Pakistan (6 triệu tấn) và Trung Quốc (5,5 triệu tấn) cũng sẽ đạt được những thành tựu đáng kể.

Liên minh Châu Âu chiếm 13% sản lượng tăng. Sản lượng gạo dự kiến sẽ tăng 66 triệu tấn, và sẽ chủ yếu tập trung vào tăng năng suất, chiếm 93% sản lượng thêm.

Khu vực toàn cầu dành cho gạo dự kiến sẽ tăng chỉ khoảng 1%  so với giai đoạn cơ bản, trong khi sản lượng toàn cầu sẽ tăng 12%. Các nhà sản xuất chủ yếu là Ấn Độ, Indônesia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam với sản lượng ở các nước này dự kiến sẽ tăng hơn 15%.

Báo cáo cho biết, giá cả lương thực toàn cầu dự kiến sẽ duy trì ở mức thấp trong thập kỷ tới so với các đỉnh cao trước đó do nhu cầu tăng trưởng ở một số nền kinh tế đang nổi sẽ chậm lại và các chính sách nhiên liệu sinh học có tác động làm giảm thị trường.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

Nguồn: http://economictimes.indiatimes.com/news/economy/indicators/india-to-become-largest-milk-producer-in-2026-report/articleshow/59540321.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục