Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu ròng về điện

Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu ròng về điện

Ấn Độ đã trở thành nhà xuất khẩu ròng về điện trong năm tài chính hiện tại, điều này củng cố cho câu chuyện xoay quanh ngành năng lượng của đất nước nhưng cũng nhấn mạnh đến sự sụt giảm nhu cầu đang không ngừng thay đổi.

06:30 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Với việc sử dụng thương mại năng lượng như là một công cụ ngoại giao, Ấn Độ đã mở rộng thiện chí xuất khẩu 5798 triệu Watt cho nước láng giềng Myanmar trong giai đoạn từ 4/2016 đến 2/2017. Dữ liệu của Cơ quan Quản lý điện trung ương (CEA) cho thấy, con số này chỉ lớn hơn khoảng 4% so với mức 5585 triệu Watt mà Ấn Độ nhập khẩu từ Bhutan.

Ấn Độ bắt đầu mua bán điện xuyên biên giới từ giữa thập niên 80, chủ yếu là nhập khẩu điện từ các dự án thủy điện được xây dựng ở Bhutan và cung cấp một lượng nhỏ cho Nepal như là một phần thỏa thuận liên chính phủ. Kể từ đó, Ấn Độ đã thiết lập mạng lưới liên kết xuyên biên giới để cung cấp điện cho Nepal và Bangladesh.

Bình quân Ấn Độ nhập khẩu từ 5000 đến 5500 triệu Watt từ Bhutan, trong khi xuất khẩu 190 MW cho Nepal thông qua 12 đường dây xuyên biên giới từ bang Bihar và Utta Pradesh, và 600 MW cho Bangladesh thông qua hai đường dây liên kết từ Bengal và Tripura. Nhờ vào việc gia tăng khả năng tiếp nhận xuyên biên giới, việc xuất khẩu điện cho Nepal và Bangladesh đã tăng lần lượt 2,5 và 2,8 lần trong ba năm qua.

Sự phát triển này cũng trùng hợp với nỗ lực xuất khẩu than sang Bangladesh – một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi từ thiếu hụt sang thặng dư. Các nhà máy điện của Ấn Độ đã từng phải đối mặt với sự thiếu hụt nhiên liệu cho đến ba năm trở lại đây. Tuy nhiên, các bước thực hiện của Chính quyền Modi trong ba năm qua đã đưa nó vào vị trí tìm kiếm xuất khẩu, ngay cả với số lượng nhỏ nhằm duy trì tốc độ khai thác mỏ và giảm số lượng tồn kho tại mỏ.

Nhưng việc mở rộng nguồn cung vượt ra khỏi biên giới cũng cho thấy nhu cầu trong nước tăng chậm. Xem xét sự thiếu hụt đỉnh điểm đứng ở mức 1,6% trong khoảng thời gian cho đến tháng 2 của năm tài khóa hiện tại so với mức 4,7% của năm 2014-15, trong khi mức đỉnh đã giảm 0,7% từ mức 4,7% trong cùng kỳ năm ngoái. Nhưng đồng thời, các nhà máy điện trong cả nước đang hoạt động bình quân ở mức khoảng 60%, giảm so với mức 65% trong năm 2014-15.

Tuy nhiên, các quan chức chính phủ cho biết, nhu cầu điện đã tăng 6% và nếu cân nhắc tiết kiệm năng lượng bằng các biện pháp quản lý về phương diện nhu cầu như chương trình bóng đèn LED thì mức tăng trưởng là 9%.

Không nản lòng với điều kiện của thị trường điện trong nước, Ấn Độ đang làm việc với Bangladesh về kế hoạch tăng gấp đôi công suất truyền tải hiện có và thiết lập tuyến truyền tải thứ ba để tăng cường mua bán điện xuyên biên giới nhằm mở rộng thị trường khu vực với công suất phát điện mới cho cả hai phía.

Các nguồn tin cho biết, cả hai phía đang cố gắng tăng gấp đối công suất của tuyến truyền tải Baharmapur-Bheramara lên mức 1000 MW và cũng xem xét khả năng nâng công suất của tuyến Tripura-Comilla lên mức 200 MW. Ngoài ra, tuyến truyền tải thứ ba từ Bongaigaon đến một điểm kết nối phù hợp ở Bihar ngang qua Bangladesh cũng đã nằm trên bàn kế hoạch. Mặc dù đề nghị vẫn ở giai đoạn sơ khai, nhưng các nguồn tin cho biết, tuyến truyền dẫn HVDC (điện thế cao, một chiều) với công suất 2000MW đang được xem xét.

Tuyến truyền tải thứ ba này dự kiến kéo điện từ các dự án thủy điện dự tính xây dựng ở vùng Đông Bắc Ấn Độ, trong đó một số có thể được chia sẻ với Bangladesh. Tuyến truyền tải này sẽ cho phép một cơ chế đóng hoặc mở dễ dàng cho cả hai nước để cung cấp hoặc kết nối vào thị trường của mỗi bên

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

http://timesofindia.indiatimes.com/business/india-business/india-becomes-net-exporter-of-power/articleshow/57898582.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục