Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Khả năng và triển vọng (Phần 1)

Ấn Độ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Khả năng và triển vọng (Phần 1)

Vai trò của Ấn Độ ở Châu Á - Thái Bình Dương đã được thảo luận, nhưng vấn đề lớn hơn là: Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay Châu Á - Thái Bình Dương mới là sân khấu mà Ấn Độ hướng tới. Một Ấn Độ không mong muốn trở thành một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương, và trong thực tế, Ấn Độ đã bước vào sân khấu Châu Á - Thái Bình Dương một cách chính thức. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn cần nhiều đột phá mạnh và khả năng kinh tế để tiến vào sân khấu Châu Á - Thái Bình Dương, và để trở thành một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có thể là nơi thả neo đáng tin cậy của Ấn Độ.

02:00 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

  ẤN ĐỘ TRONG KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG: KHẢ NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG

Dr. Pankaj K Jha*

Chính sách ngoại giao luôn luôn là một quá trình tiến hóa. Ở Ấn Độ, quá trình chuyển đổi của chế độ được coi như là một minh chứng cho những nguyên tắc dân chủ mạnh mẽ của Ấn Độ. Chính phủ mới của Thủ tướng Narendra Modi đang đối mặt với thách thức phải duy trì một chính sách liên tục. Đồng thời lồng ghép thêm những biện pháp mới mang tính chủ động, mở rộng phạm vi các quan hệ song phương sang những lĩnh vực mới mà trước đây chưa được khai phá. Điều này đã được củng cố bằng việc chính phủ mới đặt ưu tiên cho sự cần thiết phải tăng cường thương mại, thúc đẩy đầu tư vào trong nước đồng thời quản lý thận trọng mối quan hệ với các cường quốc lớn. Tuy nhiên, mục tiêu và bản chất của mối quan hệ với nước lớn là khác nhau thùy thuộc vào tình hình, yêu cầu và mong muốn. 

Chính sách ngoại giao của Ấn Độ đã có tính liên tục trong thời gian qua. Các chính phủ trước đây đã xây dựng các mối quan hệ song phương dựa trên một số tiêu chí và đã tạo ra nền tảng ổn định cho việc hợp tác với các nước như Nga, Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Các cuộc viếng thăm cấp cao của Thủ tướng, Tổng thống và Phó Tổng thống Ấn Độ được duy trì đều đặn làm tăng thêm lợi ích quốc gia cốt lõi. Tuy nhiên, vai trò ngày càng tăng của các bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng quốc phòng và bộ trưởng nội vụ đã tạo ra một cảm giác rằng cơ sở nền tảng chính sách của Ấn Độ đang phát huy bằng sự hợp tác toàn diện và có thể rõ kết quả đang tăng lên. Tất cả các bộ trưởng đều đang thể hiện mối quan tâm cốt lõi của mình về một đất nước cụ thể, thực hiện những sáng kiến tham gia vào các hiệp định để hoàn thành những mục tiêu cốt lõi của họ, bao gồm hiệp ước dẫn độ, hiệp ước tương trợ tư pháp hai bên, hợp tác năng lượng, giáo dục, quốc phòng, an ninh nội địa, công nghệ, quản lý chất thải, quy hoạch và phát triển đô thị. Số lượng các Biên bản Ghi nhớ và hiệp định song phương được ký kết trong hai năm cầm quyền của Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA-II) đã tập trung vào những lĩnh vực như thành phố thông minh, mạng kỹ thuật số, mạng truyền tải điện, quản lý nước sạch, xử lý nước thải, an ninh mạng và công nghệ vũ trụ.

Xuất phát từ cơ sở nền tảng được tạo dựng bởi các chính phủ trước, sự phản ứng tích cực của chính phủ hiện nay đối với những cam kết này đã đạt được những kết quả mới về lao động, bao gồm cả việc Ấn Độ tham gia MTCR, sự tham gia sâu rộng hơn với Mỹ, Nhật Bản, các nước cộng hòa Trung Á, các quốc đảo Nam Thái Bình Dương, các nước Nam Mỹ và Caribe. Các cuộc họp 2+2 với Nhật, Mỹ và Úc được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ hợp tác trên ba lĩnh vực – hợp tác chiến lược, kinh tế, quốc phòng và công nghệ. Hàn Quốc vốn là một đối tác kinh doanh đáng tin cậy đang ngày càng được coi là một đối tác chiến lược, và điều này được bổ sung bằng những quan hệ đối tác chiến lược mới được ký kết/củng cố với Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Mông Cổ và Úc.

Quan hệ đối tác toàn cầu và Chiến lược đặc biệt trong Tầm nhìn Nhật Bản – Ấn Độ 2025 đã đặt ra nhiều khả năng cho cả hai nước. Điều này được bổ sung bằng một hiệp định Nhật Bản - Ấn Độ về chuyển giao công nghệ và trang thiết bị quốc phòng, và Hiệp định về các biện pháp an ninh để bảo vệ thông tin quân sự. Những hiệp định này được xây dựng trên các nền tảng như Tuyên bố chung về Hợp tác an ninh giữa Nhật Bản và Ấn Độ (2008), Tuyên bố chung về kế hoạch hành động an ninh (2009). Hơn nữa, việc tham gia thường xuyên của Nhật Bản trong các cuộc tập trận ở Malabar rõ ràng cho thấy rằng châu Á và Thái Bình Dương, mà cụ thể là hai đại dương (Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương) có thể liên kết với nhau sẵn sàng chiến đấu, cả vì những mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống. Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và Úc – bốn nước này đã chia sẻ những thực tiễn tốt nhất và là một bộ phận của các cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương(RIMPAC), thể hiện sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa hải quân các nước. Các cuộc tập trận RIMPAC hai năm một lần đã được tổ chức trong tháng 6 và tháng 7.

Năm 2014, 22 nước đã tham gia gồm cả Ấn Độ[i]. Một cuộc tập trận khác của Không quân Hoa Kỳ được tổ chức ở bang Nevada gọi là cuộc Tập trận Cờ đỏ, tăng cường tập luyện chiến đấu trên không, và năm 2016 Ấn Độ đã tham gia sau 8 năm gián đoạn. Ấn Độ cũng tiến hành tập trận trên biển với Úc năm 2015 và có thể tổ chức cuộc tập trận hải quân hai nước với Nhật Bản trong tương lai. Tuy nhiên, ưu tiên của Ấn Độ không chỉ có quốc phòng và quân sự. Ấn Độ đang tìm kiếm một vai trò tích cực trên sân khấu địa chiến lược rộng lớn hơn mà có thể xây dựng hòa bình và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nó cũng thể hiện mong muốn mở rộng phạm vi láng giềng chiến lược của Ấn Độ hoặc như chính sách ngoại giao đã tuyên bố “Vasudhaiv Kutumbakam” (Cả thế giới là một gia đình).

Đáng ngạc nhiên là nhiều nhà bình luận chính trị và chiến lược đã coi, thậm chí dự đoán rằng một liên minh chống Trung Quốc đang được hình thành. Thế nhưng những nước này đã không tính đến những sáng kiến chung được thực hiện bởi Ấn Độ và Trung Quốc trong thời gian qua cả ở việc đi tìm máy bay hành khách bị mất tích MH-370 của Malaysia trong đó có hơn 170 công dân Trung Quốc bị chết và những nỗ lực phối hợp chung trong khu vực Ấn Độ Dương. Việc cung cấp nước sạch cho quần đảo Maldives khan hiếm nước vào đầu năm 2016 chứng tỏ rằng hai nước có thể cùng nhau cung cấp hỗ trợ nhân đạo khi cần thiết. Với Nga cũng vậy, các cuộc đàm phán tại cuộc họp bộ trưởng ngoại giao Nga - Ấn Độ - Trung Quốc (RIC) đã là một công việc thường xuyên đồng thời sự hợp tác của ba nước cũng được thể hiện rõ trong cuộc họp thượng đỉnh BRICS. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thăm Ấn Độ vào tháng 12/2010, và trong chuyến thăm đó, Quan hệ đối tác Chiến lược được ký năm 2000 đã được nâng lên thành Quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt. Do thực tế là Ấn Độ thay vì hành động như một quốc gia dao động (swing state) đã đặt mình vào một vị trí thuận lợi về địa chính trị. Ấn Độ có cả mọi thuộc tính để nổi lên là một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương nhưng liệu nó có đầy đủ các tham số chiến lược, kinh tế và quốc phòng hay không cần được xem xét kỹ lưỡng. Phần tiếp theo sẽ xem xét những cơ hội và thách thức theo quan điểm của Ấn Độ.

Xác định vai trò của Ấn Độ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Trên thực tế, các khu vực đều không có nhiều tính cố định. Trong thời đại ngày nay địa lý trở nên có vị trí về mặt lý thuyết nhiều hơn, địa lý chính trị cổ điển (“vị trí” với tư cách là tọa độ trong một khu vực) trùng lắp với địa chính trị phê phán (“vị trí” với tư cách là khát vọng, hy vọng và sợ hãi trong một khu vực)[i]. Theo diễn ngôn hiện đại, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo - Pacific) đã dành được nhiều sức hút và bắt đầu phổ biến. Tuy nhiên, hình ảnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương không phải là một khái niệm mới. Karl Haushofer đã đề cập đến Indopazifischen Raum “Không gian/vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” khi ông đề xuất hợp nhất kết cấu của hai khu vực này lại với nhau. Hình ảnh sáng tạo địa chính trị này đã được đề xuất vào cuối những năm 1920s và đầu 1930s. Ông đã vấp vào một thực tế là “tác động địa lý của sự tập trung dầy đặc về người và đế chế văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa. . . được che chắn về mặt địa lý bằng một vòng cung đảo ngoài khơi” của biển Thái Bình Dương ở phía Tây và Vịnh Bengal, vòng cung đảo ngoài khơi mà chúng hiện nay được dàn quân một cách tích cực và cạnh tranh[ii]. Hơn nữa, những con đường thương mại và văn hóa giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đã được phản ánh trong các nghiên cứu khảo cổ học và số liệu lịch sử. (Xem tiếp phần 2)


[i] David Scott, The “Indo-Pacific”—New Regional Formulations and New Maritime Frameworks for US-India Strategic Convergence, Asia-Pacific Review, 19:2, p.85-86

[ii] Ernst Haushofer, An English Translation and Analysis of Major Karl Ernst Haushofer’s Geopolitics of the Pacific Ocean, tr. Lewis Tambs and Ernst Brehm,(Lampeter: Edwin Mellor, 2002), p. 141.

*Giám đốc Nghiên cứu, ICWA.

** Lưu ý: Những quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến cá nhân của tác giả và không đại diện cho quan điểm của Hội đồng Nhà nước hay Chính phủ Ấn Độ.

[i]Sushant Singh, India to participate in world’s largest maritime warfare exercise in US next year, The Indian Express, December 11, 2015 at http://indianexpress.com/article/india/india-news-india/india-to-participate-in-exercises-rimpac-and-red-flag-in-us-next-year/ (Accessed on July 21, 2016).  

Nguồn:

Cùng chuyên mục