Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ, Trung Quốc đóng góp một nửa tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023

Ấn Độ, Trung Quốc đóng góp một nửa tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023

IMF cho rằng, khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ là khu vực năng động nhất trong số các khu vực lớn trên thế giới vào năm 2023, chủ yếu được thúc đẩy bởi triển vọng lạc quan của Trung Quốc và Ấn Độ.

04:00 02-05-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương năng động, tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ tăng lên 4,6% trong năm nay so với mức 3,8% được ghi nhận vào năm 2022.

Hãng thông tấn ANI đưa tin rằng, theo IMF có trụ sở tại Washington, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Khu vực – Châu Á và Thái Bình Dương công bố hôm thứ Ba (2/5), cho biết, khu vực này sẽ đóng góp khoảng 70% tăng trưởng toàn cầu.

Báo cáo của IMF cho biết: “Châu Á và Thái Bình Dương sẽ là khu vực năng động nhất trong số các khu vực lớn trên thế giới vào năm 2023, chủ yếu được thúc đẩy bởi triển vọng lạc quan của Trung Quốc và Ấn Độ”.

Báo cáo nói thêm rằng, hai nền kinh tế thị trường mới nổi lớn nhất của khu vực dự kiến sẽ đóng góp khoảng một nửa tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, với phần còn lại của châu Á và Thái Bình Dương đóng góp thêm một phần năm.

Báo cáo của IMF chỉ rõ rằng: “Sự năng động của châu Á sẽ được thúc đẩy chủ yếu bởi sự phục hồi ở Trung Quốc và tăng trưởng bền vững ở Ấn Độ, trong khi tăng trưởng ở phần còn lại của châu Á dự kiến sẽ chạm đáy vào năm 2023, đồng nhất với các khu vực khác”.

Trong khi đó, IMF cho biết, năm 2023 có vẻ là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng toàn cầu đang giảm tốc do tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ (thông qua việc tăng lãi suất liên tục) và cuộc chiến của Nga ở Ukraine tiếp tục đè nặng lên hoạt động kinh tế.

Ngoài ra, áp lực lạm phát dai dẳng và các vấn đề gần đây trong lĩnh vực tài chính ở Mỹ và châu Âu đã tạo thêm sự không chắc chắn vào "bối cảnh kinh tế vốn đã phức tạp".

Một trong những định chế tài chính cho vay nổi tiếng nhất trong thế giới khởi nghiệp công nghệ, Ngân hàng Thung lũng Silicon (Silicon Valley Bank), vốn đang gặp khó khăn, đã sụp đổ lần đầu tiên vào ngày 10 tháng 3, sau khi những người gửi tiền tháo chạy khỏi ngân hàng. Việc đóng cửa SVB đã dẫn đến hiệu ứng domino, và sau đó là việc đóng cửa các ngân hàng khác, bao gồm cả First Republic Bank vào thứ Hai (1/5/2023).

Sự sụp đổ của một số ngân hàng khu vực ở Mỹ, bắt đầu với Silicon Valley Bank, đã gây ra những gợn sóng khắp ngành ngân hàng toàn cầu và đặt ra lo ngại về tác động lây lan giữa các nền kinh tế.

Tăng trưởng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng đang nhận được động lực mới từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế sau những hạn chế kéo dài liên quan đến đại dịch Covid.

Tuy nhiên, IMF cảnh báo rằng, triển vọng năng động này không có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách trong khu vực có thể tự mãn.

 

Nguồn:

CIS

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục