Ấn Độ, Trung Quốc tăng tốc kế hoạch tìm nguồn cung ứng dầu khí
Trung Quốc và Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu lớn thứ hai và thứ ba của thế giới, đang tiến gần đến việc thành lập nhóm mua để đàm phán giá với các nhà cung cấp dầu, và giảm ảnh hưởng của các nước xuất khẩu dầu do Ả Rập Saudi dẫn đầu.
Với việc ông Li Fanrong, Phó Cục trưởng Cục Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, đến thăm New Delhi vào tháng trước, hai đối thủ cạnh tranh chiến lược đã đạt được tiến bộ trong việc tìm nguồn cung ứng dầu thô chung.
Ấn Độ và Trung Quốc đang cố gắng thành lập một câu lạc bộ các nước nhập khẩu dầu mỏ, cũng có thể thuyết phục Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cắt giảm giá dầu bán cho các quốc gia châu Á.
Việc siết chặt các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và hạn chế khai thác dầu của OPEC đã khiến giá dầu tăng hơn 75 USD/thùng lần đầu tiên vào năm 2019. Giá dầu cao gây ra lạm phát và làm tổn thương tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ, nước nhập khẩu hơn 80% nhu cầu dầu mỏ.
Sự miễn trừ có điều kiện của Mỹ đối với việc nhập khẩu dầu của Iran với 8 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ hết hạn vào ngày 2/5/2019. Trung Quốc và Ấn Độ là những khách hàng dầu hàng đầu của Iran.
Chuyến thăm của ông Fanrong, người trước đó đứng đầu Tập đoàn dầu khí lớn nhất Trung Quốc CNOOC, tiếp theo sau chuyến thăm của Bộ trưởng dầu khí Ấn Độ, M.M. Kutty đến Bắc Kinh tháng 10/2018. Ông Kutty đã dẫn đầu một phái đoàn của các quan chức từ bộ dầu mỏ và các công ty dầu mỏ quốc gia.
Một quan chức chính phủ yêu cầu giấu tên cho biết: “Sáng kiến này đang được dõi theo một cách hiệu quả bởi vì đây là một phần của tinh thần Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - Trung Quốc tại Vũ Hán. Bộ trưởng dầu khí Ấn Độ đến thăm Trung Quốc theo tinh thần đó. Đó là một chuyến thăm để đánh giá khả năng hội tụ trong các lĩnh vực quan tâm chung của hai nước. Chuyến thăm của Trung Quốc là sự tiếp nối của chuyến thăm đó. Lực kéo sẽ tăng lên".
Hội nghị Thượng đỉnh Vũ Hán diễn ra vào tháng 4/2018, trong đó Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới Trung Quốc để dự một cuộc gặp không chính thức với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tạo tiền đề ổn định mối quan hệ song phương rung chuyển bởi cuộc đối đầu quân sự kéo dài 73 ngày tại Doklam ở Bhutan trong năm 2018.
Sự hợp tác của Trung Quốc và Ấn Độ có thể thay đổi cấu trúc năng lượng toàn cầu. Ấn Độ đã cố gắng gắn kết các liên minh và cũng đã đề xuất Nhật Bản và Hàn Quốc, các nước nhập khẩu dầu lớn thứ tư và thứ năm trên thế giới, tham gia vào nhóm các nước mua dầu. Tuy nhiên, các cam kết chi tiết giữa New Delhi và Bắc Kinh là đầu tiên.
Một quan chức Chính phủ Ấn Độ giấu tên khác cho biết: “Bộ trưởng Dầu khí Ấn Độ đến thăm Trung Quốc vào năm ngoái. Chuyến thăm này được quảng cáo theo mong muốn của phía Trung Quốc".
Chiến lược tìm nguồn cung ứng năng lượng chung sẽ giúp đưa ra các điều khoản đàm phán tốt hơn với các nhà sản xuất ở Tây Á, nơi đang thu mức giá bù (Asian premium) với các đối tác châu Á. Với hầu hết các nước châu Á chủ yếu phụ thuộc vào Tây Á để đáp ứng nhu cầu năng lượng, khách hàng từ lục địa buộc phải trả phí do sự phụ thuộc của họ so với Mỹ và Liên minh châu Âu. Ấn Độ đã liên tục đưa ra điều chỉnh giá và điều khoản.
Quan chức giấu tên nói rằng, “Câu hỏi đặt ra là, là các nước tiêu thụ, chúng tôi có quyền thương lượng nào không? Mặc dù chúng tôi có thể không thành lập một liên minh như OPEC, chúng tôi có những mục tiêu chung nhất định mà chúng tôi muốn đạt được”.
Các khách hàng tiêu thụ năng lượng đã cố gắng giảm thiểu rủi ro cung cấp tại thời điểm khi nhóm OPEC, chiếm khoảng 40% sản lượng toàn cầu, đang tiếp tục cắt giảm nguồn cung và chính quyền Mỹ đang áp dụng lệnh trừng phạt đối với công ty dầu mỏ nhà nước Venezuela, Petróleos de Venezuela SA .
Quan chức chính phủ giấu tên cho biết, sự kết hợp được đề xuất đang tiến triển.
Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ (IOC) Sanjiv Singh và Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc Wang Yilin trước đó được giao nhiệm vụ nghiên cứu về sự kết hợp nói trên.
Nhu cầu kết hợp cũng bắt đầu từ phía Trung Quốc. Chúng tôi đang cố gắng tận dụng lợi thế đó.
Ấn Độ đang thảo luận với các nhà sản xuất dầu ở Tây Á, cũng như các nhà sản xuất khác để mua thêm dầu thô trong năm 2018 nhằm khẩn trương thu hẹp khoảng cách cung sẽ gây ra bởi việc Iran rời khỏi rổ năng lượng. Mặc dù có thể không có những hạn chế về phía cung, nhưng giá cả chắc chắn là một vấn đề. Quan chức giấu tên cho biết, nhập khẩu của chúng tôi từ Iran đã giảm dần kể từ tháng 11/2018. Không thể cung cấp đủ nhiên liệu ở cùng mức giá như Iran. Giá dầu thô đã tăng 1USD/ thùng kể từ ngày 24/4/2019.
Các câu hỏi được gửi qua email cho người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Bộ Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi, IOC, Bharat Chemicals Corp Ltd và Hindustan Chemicals Corp Ltd nhưng vẫn chưa nhận được trả lời.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.livemint.com/
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ và Anh nối lại đàm phán FTA vào năm 2025
Kinh tế 03:00 20-11-2024
Ấn Độ và Mexico: Đầu tư, thương mại và những con đường hợp tác
Kinh tế 10:00 30-10-2024
Rào cản ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế ở Ấn Độ
Kinh tế 10:00 26-08-2024
Vietnam Airlines, Innovation India seal MoU for collaboration
Kinh tế 10:00 31-07-2024