Ấn Độ vẫn chưa tán thành các mục tiêu của khuôn khổ kinh tế khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Thành viên đông dân nhất của IPEF chưa đồng ý các 'trụ cột' của thương mại
NEW YORK - Các bộ trưởng kinh tế từ các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã đưa ra các mục tiêu chính cho khuôn khổ kinh tế này vào cuối cuộc họp hai ngày ở Los Angeles vào hôm 9/9/2022, nhưng Ấn Độ vẫn chưa tán thành một trong những yếu tố chính của quan hệ đối tác.
Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF) gồm 14 thành viên, đại diện cho 40% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu và 28% thương mại hàng hóa và dịch vụ, đã khái quát ra 4 trụ cột. Các trụ cột này nhằm tập trung vào mở rộng các chuỗi cung ứng, năng lượng sạch và các nỗ lực chống tham nhũng .
Tuy nhiên, thành viên lớn nhất của nó xét về dân số lại không ký tên vào tài liệu phác thảo trụ cột đầu tiên - một nền kinh tế kết nối, trong đó bao gồm thương mại.
Dhruva Jaishankar, Giám đốc điều hành của ORF America có trụ sở tại Washington, tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ, cho biết: “Ba trụ cột khác trên thực tế phù hợp mật thiết với các ưu tiên của Thủ tướng Narendra Modi".
Theo ông Jaishankar, vấn đề với trụ cột đầu tiên liên quan đến thương mại và các tiêu chuẩn luồng dữ liệu kỹ thuật số, nhưng Ấn Độ sẽ khó có thể phù hợp với nó.
Ông cho biết: “Giao dịch và sản phẩm kỹ thuật số, đặc biệt là khi kết hợp với nhau, sẽ rất khó khăn".
Khi được hỏi tại một cuộc họp báo hôm 9/9 về sự miễn cưỡng của Ấn Độ đối với trụ cột thương mại, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết, IPEF sẽ cho phép các thành viên tham gia một số trụ cột nhất định chứ không phải là những trụ cột khác. Tất cả 14 thành viên đều tham gia cùng với ba trụ cột còn lại.
Bà Tai cho biết thêm, bà sẽ liên hệ với Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal để thảo luận về những vấn đề tương tự mà IPEF phải đối mặt khi họ sẽ gặp lại nhau trong năm nay tại Diễn đàn Chính sách Thương mại Mỹ-Ấn.
"Ấn Độ sẽ đưa ra quyết định về các khía cạnh khác nhau trong các khuôn khổ của IPEF dựa trên lợi ích quốc gia của chúng tôi", thông báo từ Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho biết.
Ấn Độ cũng đã chọn không tham gia hiệp định thương mại lớn nhất châu Á, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP, trong đó có nền kinh tế lớn nhất là Trung Quốc.
Bà Tai, người đồng chủ trì cuộc họp cùng với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, cho biết, cuộc họp là cơ hội để giới thiệu những thông tin chi tiết nhằm giải quyết những thách thức sẽ "định nghĩa thế kỷ 21".
Trong một tuyên bố sau cuộc họp, bà Tai cho biết: "Sau nhiều ngày thảo luận chuyên sâu, chúng tôi đã đạt được tiến bộ thực sự hướng tới mục tiêu đó và tôi rất vui được tiếp tục phát triển khuôn khổ này, điều này sẽ giải phóng giá trị kinh tế to lớn cho khu vực của chúng ta và đóng vai trò là hình mẫu cho phần còn lại của thế giới noi theo".
Trụ cột thứ hai của IPEF là một nền kinh tế có khả năng phục hồi, tập trung vào việc ngăn chặn sự gián đoạn chuỗi cung ứng và đầu tư vào các chương trình đào tạo mới. Là một phần của trụ cột này, sáng kiến "nâng cao kỹ năng kỹ thuật số" mới đã được công bố hôm thứ Năm và nhận được sự đồng ý từ 14 công ty Mỹ bao gồm Amazon, Apple, Google và Microsoft. Sáng kiến cam kết cung cấp đào tạo và giáo dục cho phụ nữ trong khu vực, trong đó tập trung vào các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.
Trụ cột thứ ba là một nền kinh tế sạch, tập trung vào quá trình chuyển đổi năng lượng xanh và tăng cường an ninh năng lượng. Trụ cột thứ tư là một nền kinh tế công bằng, tập trung vào các biện pháp chống tham nhũng.
Đây là cuộc họp trực tiếp đầu tiên của IPEF kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố vào tháng 5 khi đang thăm Nhật Bản. Hai cuộc họp cấp bộ trưởng trực tuyến đã được tổ chức vào tháng 5 và tháng 7.
Ngoài Ấn Độ, các quốc gia khác hợp tác với Mỹ trong khuôn khổ này gồm có Úc, Brunei, Fiji, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Sáng kiến này nhằm cạnh tranh với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đóng vai trò như một hình thức kế thừa của Mỹ đối với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại mà Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi năm 2017.
Không giống như TPP, IPEF không phải là hiệp định thương mại truyền thống và không bao gồm các điều khoản về tiếp cận thị trường hoặc xóa bỏ thuế quan. Điều này cũng có nghĩa là nó không yêu cầu sự cho phép của Quốc hội Mỹ, điều này có thể gây khó khăn cho chính quyền Biden theo bước chân của TPP không được ưa chuộng về mặt chính trị.
Bảy trong số 14 thành viên IPEF là thành viên trước đây của TPP, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ và Anh nối lại đàm phán FTA vào năm 2025
Kinh tế 03:00 20-11-2024
Ấn Độ và Mexico: Đầu tư, thương mại và những con đường hợp tác
Kinh tế 10:00 30-10-2024
Rào cản ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế ở Ấn Độ
Kinh tế 10:00 26-08-2024
Vietnam Airlines, Innovation India seal MoU for collaboration
Kinh tế 10:00 31-07-2024
Tạo cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ
Kinh tế 09:00 19-07-2024