Ấn Độ - Việt Nam (Tái định hình khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương như một khu vực tự do và rộng mở) (Phần 2)
TS Arniban Ganguly*
Mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam đã được xác định từ lâu, được thể hiện bằng các từ ngữ mà Thủ tướng Modi đã sử dụng như: Vishwas - sự tin tưởng và Sahyog - hợp tác. Tất cả năm trụ cột chính sách đối ngoại của Ấn Độ đều có thể nhìn thấy trong quan hệ đối tác của chúng tôi với Việt Nam. Trên thực tế, đó là những trụ cột có thể duy trì và thể hiện mong đợi một “khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, đây là những điều cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu của thế kỷ châu Á. Những trụ cột này là:
1. Samman - phẩm giá và danh dự
2. Samvad - kết nối rộng lớn hơn và đối thoại
3. Samriddhi - thịnh vượng chung
4. Suraksha - an ninh toàn cầu, khu vực, quốc gia
5. Sanskriti evam Sabhyata - liên kết văn hóa và văn minh
Đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ Dương, Thủ tướng Modi nói về "SAGAR", có nghĩa là "Đại dương" và là viết tắt của An ninh và tăng trưởng cho tất cả trong khu vực. Điều này cũng áp dụng cho Ấn Độ-Thái Bình Dương, điều này được trích dẫn cụ thể trong phát biểu của Thủ tướng Modi như sau:
“Một phần quan trọng trong sự thay đổi của Ấn Độ là tầm nhìn của tôi về “Nền kinh tế xanh”. Chakra Xanh - hoặc hình bánh xe - trong Quốc kỳ của chúng tôi, đại diện cho tiềm năng của nền kinh tế xanh. Một phần thiết yếu của việc theo đuổi này là sự phát triển các lãnh thổ ven biển và hải đảo của Ấn Độ, nhưng không chỉ là du lịch. Chúng tôi muốn xây dựng các trụ cột mới của hoạt động kinh tế ở các khu vực ven biển và trong các liên kết nội địa thông qua khai thác bền vững các nguồn tài nguyên đại dương”.
Trong việc phát triển quan hệ đối tác để phát triển các đảo và lãnh thổ ven biển của Ấn Độ và biến chúng thành các trung tâm hoạt động kinh tế dựa trên việc khai thác các nguồn tài nguyên đại dương, cả Ấn Độ và Việt Nam đều có mục tiêu chính là tăng cường các quan hệ đối tác của mình.
Ấn Độ - Thái Bình Dương phải được tích hợp với tầm nhìn SAGAR của Ấn Độ và trong 5 ưu tiên của mình. Đại sứ Asoke Mukherji, cựu đại diện thường trực của Ấn Độ tại Liên hợp quốc và một quan chức ngoại giao hàng đầu ở Ấn Độ, đã quan sát được năm mục tiêu chính. Đó là:
1. Xác định Ấn Độ là nhà cung cấp an ninh mạng trong khu vực;
2. Nâng cao đóng góp của Ấn Độ vào an ninh hàng hải của khu vực;
3. Đóng góp chung để đối phó với những thách thức từ lĩnh vực hàng hải;
4. Mang lại sự phát triển bền vững tích hợp của khu vực, bao gồm cả nền kinh tế đại dương hoặc kinh tế xanh;
5. Đảm bảo trách nhiệm chính cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực chủ yếu phụ thuộc vào các nước trong khu vực.
Sự tích hợp của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương với tầm nhìn của Thủ tướng Modi về SAGAR là rất quan trọng để phát triển một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Tầm nhìn của Ấn Độ đối với Ấn Độ - Thái Bình Dương như Thủ tướng Modi đã quan sát thấy rằng, các dự án và sáng kiến trong khu vực phải “dựa trên sự tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tư vấn, quản trị tốt, minh bạch, khả thi và bền vững...”. Những dự án như thế “phải trao quyền cho các quốc gia, không đặt họ trong những vấn đề không thể xử lý được”.
Cả Ấn Độ và Việt Nam đều có vị trí lý tưởng để đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và xác định khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong khi Ấn Độ đóng vai trò hàng đầu trong khu vực Ấn Độ Dương, Việt Nam chiếm một vị trí địa chính trị quan trọng trong khu vực Thái Bình Dương. Bên cạnh việc là đối tác chính của Ấn Độ trong khu vực, Việt Nam là đối tác cốt lõi của Ấn Độ trong ASEAN và là đối tác quan trọng cho sự tiến bộ của Chính sách Hành động Phía Đông của chúng tôi. Trong khi Ấn Độ mong muốn tăng cường vai trò của mình trong khu vực, chúng tôi phải hướng tới tăng cường mối quan hệ đa chiều của mình với Việt Nam.
Việc mở rộng phạm vi rất quan trọng trong việc định hình tầm nhìn của chúng ta về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Trong nỗ lực này, chúng ta phải tiếp tục tăng cường sự tham gia của quyền lực mềm và thông minh. Trong tương lai, chúng ta phải tìm cách làm việc rộng rãi như sau:
1. Hình thành một nhóm trí thức nổi tiếng;
2. Đối thoại liên tục giữa các viện nghiên cứu;
3. Có tương tác rộng lớn hơn giữa các cơ quan đại diện ở tất cả các cấp;
4. Ấn Độ - Việt Nam có thể cộng tác với tư cách là Hiệp hội tri thức;
5. Hợp tác sáng tạo giữa Viện Quản lý Ấn Độ (IIM), Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) và các tổ chức xuất sắc của Việt Nam - hình thành một tổ chức chung với IIM hoặc IIT;
6. Mở thêm nhiều trung tâm như Trung tâm Ấn Độ - Việt Nam tại các thành phố khác của Ấn Độ;
7. Hợp tác và cam kết lớn hơn trong Liên minh Kinh tế Á-Âu;
8. Theo dõi nhanh việc hợp tác và cung cấp hàng dệt may. Các loại vải Ấn Độ có một thị trường khổng lồ ở Việt Nam và Việt Nam thường có nhu cầu cao về hàng dệt may của Ấn Độ.
9. Liên kết về dân sự - Thúc đẩy sự phát triển của Phật giáo thông qua việc xây dựng Nhà Việt Nam tại Bodhgaya và tại các trung tâm Phật giáo lớn khác ở Ấn Độ.
10. Quan hệ đối tác của Việt Nam trong dự án Đại học Nalanda ở Ấn Độ.
11. Triển khai các nghiên cứu về Việt Nam tại một số trường đại học hàng đầu của Ấn Độ.
Một số nhà tư tưởng hàng đầu ở Ấn Độ đã dành cả đời để nghiên cứu Ấn Độ và Ấn Độ - Thái Bình Dương cũng đã đề cập về sự cần thiết phải thử và tưởng tượng một Tứ trụ Châu Á (Asian Quad) với các nước như Ấn Độ - Việt Nam - Indonesia - Nhật Bản. Với sự tương đồng về mặt dân sự, cùng sự thôi thúc xác định thế kỷ châu Á, có thể thấy được sức mạnh và tầm nhìn thay đổi ở các quốc gia này. Một Tứ trụ như vậy sẽ hoạt động để thúc đẩy một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Ít nhất, người ta có thể tưởng tượng một khả năng như vậy, bắt đầu một cuộc thảo luận về nó và đi đến một sự hiểu biết chung về cách hợp tác trong việc khám phá những khả năng và thách thức chung.
Ấn Độ và Việt Nam cùng nhau phải xác định và nêu rõ tầm nhìn của Ấn Độ Dương; chúng ta phải hợp tác chặt chẽ để biến thế kỷ XXI thành Thế kỷ Châu Á. Đối với thế kỷ châu Á, để trở thành hiện thực, sự thành công của tầm nhìn của một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở là điều cần thiết, theo lời của Thủ tướng Modi:
“Chúng tôi sẽ thúc đẩy một trật tự quốc tế dân chủ và dựa trên quy tắc, trong đó tất cả các quốc gia, nhỏ và lớn, phát triển bình đẳng và có chủ quyền. Chúng tôi sẽ làm việc với các quốc gia khác để giữ cho vùng biển, không gian và đường hàng không của chúng ta tự do và rộng mở, các quốc gia của chúng ta an toàn khỏi chủ nghĩa khủng bố; và không gian mạng của chúng ta không bị gián đoạn và xung đột. Chúng tôi sẽ giữ cho nền kinh tế của chúng tôi cởi mở và sự tham gia của chúng tôi xuyên suốt. Chúng tôi sẽ chia sẻ tài nguyên, thị trường và sự thịnh vượng của chúng tôi với bạn bè và đối tác của chúng tôi.
Một “châu Á của sự hợp tác” sẽ hình thành trong thế kỷ này, nhưng đó là “Châu Á của sự cạnh tranh” mà sẽ giữ chúng ta lại với nhau. Nhưng vì Đức Phật và thông điệp bất tử của Ngài liên kết tất cả chúng ta, trí tuệ sâu sắc đã kết nối Ấn Độ và Việt Nam như các nền văn minh trên thế giới. Đó là sự khôn ngoan, đó là niềm tin của sự hợp tác, đó là niềm tin trong thế kỷ châu Á để tạo nên và tái định hình một tổ chức dân sự Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Xin cảm ơn các quý ông và quý bà, tôi cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã cho tôi cơ hội chia sẻ một vài suy nghĩ của mình tại vùng đất thiêng liêng - Việt Nam, nơi được tạo nên sự linh thiêng bởi thông điệp vĩnh cửu của Đức Phật và di sản chính trị đầy cảm hứng của Hồ Chí Minh.
Tài liệu tham khảo
1. Text of Prime Minister’s Keynote Address at Shangri La Dialogue, Press Information Bureau, Government of India, Prime Minister’s Office, accessed at: http://pib.nic.in/newsite/PrintRelease.aspx?relid=179711
2. “Paper on India - Vietnam Relations”, Ministry of External Affairs, Government of India, accessed at: https://www.mea.gov.in/Portal/ForeignRelation/Bilateral_Relations_Website__Sept_17_.pdf
3. “SAGAR Stands for Security And Growth for All in the Region: PM Modi at International Fleet Review in Vishakhapatnam”, February 7, 2017, accessed at: https://www.narendramodi.in/pm-modi-at-the-international-fleet-review-2016-in-visakhapatnam-andhra-pradesh-413019
4. Rahul Roy-Chaudhury, “Modi’s Vision for the Indo-Pacific Region”, IIS, Analysis, accessed at: https://www.iiss.org/blogs/analysis/2018/06/modi-vision-indo-pacific
5. Dipanjan Roychowdhury, “India, Vietnam Strategic Partnership, key to stability in Indo-Pacific Region” in The Economic Times, New Delhi, January 11, 2018.
6. Kishore Mahbubani & Jeffery Sng, The ASEAN Miracle: a Catalyst for Peace, New Delhi: Oxford University Press, 2018.
7. Howard French, Everything under the Heavens: how the past helps Shape China’s Push for Global Power, New York: Alfred A. Knopf, 2017.
*Giám đốc Quỹ nghiên cứu Syama Prasad Mookerjee, New Delhi; Ủy viên, Phòng Nghiên cứu Chính sách, Đảng Bharatiya Janata (BJP), Ủy viên, Ban Cố vấn Trung ương (CABE), Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực, Chính phủ Ấn Độ
** Bài tham luận Hội thảo khoa học quốc tế "Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh trong bối cảnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Tự do và rộng mở" tổ chức tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ngày 24/8/2018.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục