Ấn Độ - Việt Nam: Triển khai xây dựng quan hệ đối tác chiến lược (Phần 3)
Bài viết thảo luận những vấn đề như mối liên hệ lịch sử, tính đoàn kết trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, sự xa cách trong Chiến tranh Lạnh và sự khôi phục quan hệ hợp tác của Ấn Độ và Việt Nam kể từ cuối những năm 1970, hợp tác quốc phòng song phương, sự cần thiết phải xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược, và quan hệ hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy vai trò của cơ chế đa phương khu vực bằng cách củng cố ASEAN.
Ấn Độ - Việt Nam: Triển khai xây dựng quan hệ đối tác chiến lược
G C V NAIDU*
Quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ
Mặc dù Ấn Độ và Việt Nam đã có mối quan hệ đặc biệt kể từ giữa những năm 1970, nhưng hai nước chỉ bắt đầu hợp tác quốc phòng từ năm 1994. Tiếp đó một hiệp định hợp tác quốc phòng nhiều mặt được ký kết tháng 3 năm 2000 gồm quan hệ quân sự tăng cường và nhiều hoạt động khác dưới một hiệp định 15 điểm.[i] Hợp tác quốc phòng nhìn chung có thể chia làm bốn loại: Một là, tập trận song phương như hải quân Ấn Độ và Việt Nam đã thực hiện mặc dù không thường xuyên. Hai là, hai nước cũng thường xuyên trao đổi đào tạo cán bộ quân sự. Đáng chú ý là, quân đội Ấn Độ đào tạo chiến tranh du kích ở Việt Nam, và Việt Nam được đào tạo về hoạt động tàu ngầm, ngoài ra còn có trao đổi sĩ quan ở các trung tâm đào tạo cấp cao. Thứ ba, Việt Nam đã bầy tỏ sự quan tâm vào một số hệ thống mà Ấn Độ chế tạo và các thiết bị phụ tùng cho hệ thống phòng thủ chung mà Việt Nam mua từ Nga. Theo hiệp định tháng 3 năm 2000, Ấn Độ cam kết bán trực thăng hạng nhẹ tiên tiến đa chức năng (ALH) cho Việt Nam. Do quân đội Việt Nam cũng được trang bị vũ khi của Nga, Việt Nam nên “nghiên cứu danh mục vũ khí của Cục quản lý quốc phòng (Ordnance Factory Board) và tìm hiểu khả năng sử dụng những sản phẩm và dịch vụ do ngành công nghiệp quốc phòng cung cấp.”[ii] Có rất nhiều khả năng về sự hỗ trợ của Ấn Độ cho việc nâng cấp máy bay MIG của Việt Nam cũng như cung cấp một số loại tầu hải quân, tuy nhiên chưa thấy có tiến triển rõ rệt ngoại trừ tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony trong chuyến thăm Việt Nam rằng “New Delhi sẽ chuyển 5000 hạng mục chi tiết thiết bị hải quân thuộc loại tầu hải quân Petya cho Việt Nam để sửa chữa các tầu vận tải cũ.”[iii] Việt Nam nói rõ cần sự hỗ trợ và giúp đỡ kỹ thuật của Ấn Độ để sản xuất một số tên lửa khi người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu quốc phòng Việt Nam tới thăm Ấn Độ tháng 10/2005.[iv] Cuối cùng, hiệp ước quốc phòng 15 điểm năm 2000 với Việt Nam đã dẫn đến việc hình thành một cơ chế chính thức để tổ chức đối thoại song phương về an ninh khu vực.
Sự khởi động “quan hệ đối tác chiến lược” với một tuyên bố chung vào tháng 7/2007 giữa Việt Nam và Ấn Độ là đỉnh cao của một loạt những tiếp xúc song phương về hợp tác quốc phòng. Bên cạnh Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ, “để tăng cường hơn nữa hợp tác và hiểu biết trong bối cảnh Quan hệ đối tác chiến lược được thiết lập giữa hai nước, hai bên đồng ý thiết lập Đối thoại chiến lược ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao.”[v]
Ấn Độ cũng đào tạo sĩ quan tình báo cho Việt Nam ngoài ra còn cung cấp đào tạo cho sĩ quan hải quân và không quân cho các nước Đông Nam Á. Ấn Độ cũng có thể cung cấp kỹ thuật quân sự và quốc phòng, đồng thời cung cấp hỗ trợ để đối phó hiệu quả tội phạm mạng như Việt Nam yêu cầu. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm Ấn Độ tháng 10/ 2014, Thủ tướng Narendra Modi đã nói trong một tuyên bố báo chí, "Hợp tác quốc phòng của chúng ta với Việt Nam thuộc loại quan trọng nhất. Ấn Độ giữ cam kết đối với việc hiện đại hoá lực lượng an ninh và quốc phòng của Việt Nam. Điều này bao gồm mở rộng chương trình đào tạo của chúng ta mà đã có ý nghĩa rất quan trọng, tập trận chung và hợp tác trong thiết bị quốc phòng."[vi]
Có lẽ đáng chú ý nhất là hạn mức tín dụng 100 triệu USD mà Ấn Độ dành cho Việt Nam để mua tầu hải quân mới của Ấn Độ. Đây là lần đầu tiên New Deli cấp một khoản tín dụng như vậy. Theo báo cáo, Việt Nam đã đồng ý mua 4 tầu tuần tra cho hải quân theo cơ chế nói trên. Rõ ràng, Việt Nam muốn dùng những con tầu này để giám sát bờ biển ngoài khơi ở quân đảo Trường Sa ở Biển Đông.[vii]
Ấn Độ, Việt Nam và ASEAN
Không có gì nghi ngờ rằng chủ nghĩa đa phương khu vực (cả về kinh tế cũng như an ninh) sẽ nổi lên và vai trò của nó sẽ rất quan trọng trong những năm sắp tới đặc biệt là vì sự không chắc chắn của an ninh khu vực đang tăng lên và do những lợi ích lớn của phát triển kinh tế đối với tất cả các nước trong khu vực. Giữa hai nước, chủ nghĩa đa phương kinh tế đã đạt được nhiều tiến bộ giúp thúc đẩy những nỗ lực xây dựng một khu vực thương mại tự do đầy tham vọng là Toàn Đông Á dưới hình thức RCEP. Cũng có nhiều hình thức khác như Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và các hiệp định tự do thương mại giữa ASEAN và các Đối tác đối thoại của nó, và rất nhiều các hiệp định FTA song phương.
Mặt khác, cơ chế an ninh đa phương quan trọng nhất là Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) được khởi động từ năm 1994. Bất chấp các kế hoạch đầy tham vọng lúc đầu nhằm phát triển nó trở thành một cơ chế giải quyết bất đồng theo CBM và quá trình ngoại giao phòng ngừa, nó đã không được như kỳ vọng. Giờ đây nó không có gì khác ngoài Cuộc họp nói xuông. Năm 2006, một cơ chế khác gọi là Cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) được hình thành do kết quả hoạt động kém cỏi của ARF và cũng để gắn kết các bộ trưởng quốc phòng chặt chẽ hơn. ADMM-Plus đã được khởi động năm 2010 bao gồm các tổng tư lệnh quốc phòng của các nước quan hệ đối tác ASEAN, mà theo nhiều cách gợi ý rằng nó sẽ bắt buộc lôi kéo cả các cường quốc ngoài ASEAN cũng như để giải quyết những thách thức an ninh mà khu vực đang gặp phải.
Bất chấp một số yếu điểm, không có gì nghi ngờ là chủ nghĩa đa phương khu vực Đông Á đang hình thành chỗ đứng cho chính mình. Nó đang dần nổi bật lên do có niềm tiên đang tăng rằng chủ nghĩa đa phương có lẽ là cách tốt nhất để các cường quốc và các nước khác làm việc với nhau và tiếp đó và ủng hộ đang tăng về một vai trò rõ ràng của chủ nghĩa đa phương đặc biệt là vì các cường quốc đang mở rộng sự ủng hộ của mình. Điều quan trọng là không có chủ nghĩa đa phương khu vực vững chắc nào tồn tại nếu không có ASEAN. ASEAN là động lực và do đó cần thiết phải củng cố vai trò của ASEAN trong các vấn đề khu vực. Có một thừa nhận mạnh mẽ rằng ASEAN có khả năng thành công nhất trong việc xử lý môi trường Đông Á phức tạp đang chứng kiến những thay đổi lớn. Khi Ấn Độ (và Nhật Bản) đã có sự ủng hộ hoàn toàn đối với ASEAN, Trung Quốc và Mỹ, vốn rất kín đáo, đang phải thừa nhận ý nghĩa của ASEAN và vai trò quan trọng của nó. Chẳng hạn, nếu không có ASEAN sẽ rất khó hình dung Trung Quốc cuối cùng phải xây dựng qui tắc ứng xử ở Biển Đông, mà thực chất có nghĩa là nó sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Một lần nữa, Ấn Độ và Việt Nam có cơ hội lớn để làm việc cùng nhau nhằm tăng cường hơn nữa ASEAN và vai trò của nó trong các vấn đề khu vực.
Kết luận
Mối liên hệ của Ấn Độ với Việt Nam đã có lừ lâu đời. Tuy nhiên, mối quan hệ bắt đầu phát triển từ cuối những năm 1970. Sự kết thúc chiến tranh lạnh là điều may mắn đã giúp quan hệ song phương được củng cố với việc Ấn Độ khởi xướng chính sách Hướng Đông và Việt Nam gia nhập ASEAN. Không chỉ xem xét mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ở góc độ hẹp là đối phó với thách thức chung là Trung Quốc, cần phải tiến tới thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược thực sự vì cả hai nước đều có lợi ích và quan tâm chung với an ninh và phát triển kinh tế khu vực. Bên cạnh một số cơ chế song phương hiện có, Ấn Độ và Việt Nam cũng cần tìm cách xây dựng một số cơ chế mà bao gồm cả những cường quốc khác, chẳng hạn như mối quan hệ ba bên Ấn Độ - Việt Nam – Nhật Bản. Chúng có thể cùng đóng góp cho một vai trò lớn hơn của chủ nghia đa phương do ASEAN đứng đầu, mà có thể giúp hình thành một môi trường chính trị ổn định đồng thời thúc đẩy sự hợp tác kinh tế rộng lớn hơn bên trong khu vực năng động nhất thế giới này.
Chú thích
[i] The Hindu, 29 March, 2000.
[ii] Press Trust of India in The Tribune, 29 March 2000, http://www.tribuneindia.com/2000/20000329/world.htm#i
[iii] December 17, 2007, http://www.india-defence.com/print/3652
[iv] Ramanu Mitra, “India Bids to Rule the Waves, Asia Times, 19October 2005, http://www.atimes.com/atimes/South_Asia/GJ19Df03.html
[v] Vietnam-India Joint Declaration on Strategic Partnership, 6 July 2007, http://english.vietnamnet.vn/politics/2007/07/715169/
[vi] Dipanjan Roy Chaudhury, “Bolstering Act East Policy India to train Vietnamese intelligence forces”, Economic Times, 6 April 2015 http://economictimes.indiatimes.com/news/politics-and-nation/bolstering-act-east-policy-india-to-train-vietnamese-intelligence-forces/articleshow/46818250.cms
[vii] India, Vietnam decide to step up security defence ties, PTI, 28 October 2014, http://timesofindia.indiatimes.com/india/India-Vietnam-decide-to-step-up-security-defence-ties/articleshow/44961317.cms
* Giáo sư chuyên về các vấn đề Đông Á của Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ - Thái Bình Dương, Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học tổng hợp Jawaharlal Nehru.
Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Nam, Trung, Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu quốc tế, Đại học Tổng hợp Jawaharlal Nehru.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục