Các nước châu Á - Thái Bình Dương hối thúc Ấn Độ chấm dứt thuế quan đối với 90% hàng hóa thương mại
Ấn Độ phải chịu áp lực từ 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, cam kết loại bỏ thuế ít nhất 90% hàng hóa giao dịch với các nước này theo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Những nước này hy vọng hiệp ước sẽ được ký kết trong năm nay, và nói đây là "cửa sổ cơ hội cuối cùng", vì Ấn Độ sẽ sớm bước vào thời kỳ bầu cử. Các nhà đàm phán thương mại từ 16 quốc gia đang họp tại Thái Lan nhằm giảm thiểu sự khác biệt trước cuộc họp cấp Bộ trưởng vào tháng tới tại Singapore.
Một nhà đàm phán cho biết: “Mọi thứ không sáng sủa lắm. Họ nói, đây là cơ hội cuối cùng để kết thúc thỏa thuận trong năm nay”.
Các cuộc đàm phán về sở hữu trí tuệ, quy tắc xuất xứ và thương mại điện tử đang được tổ chức bên cạnh các cuộc đàm phán về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư đang diễn ra.
Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Rita Teaotia cho biết, chỉ có mức độ dịch vụ và đầu tư cao hơn trong rổ thương mại Ấn Độ - ASEAN thì thỏa thuận trên mới đạt được nhanh chóng và thành công.
Tại một sự kiện gần đây, bà Teaotia nói rằng: “Hôm nay, cuộc đối thoại về thỏa thuận hàng hóa là dễ dàng, và do đó, tham vọng nên chuyển từ 86% (tổng số mặt hàng được giao dịch) lên mức 92%. Mặt khác, tranh luận không phải là việc vượt quá 60% các dịch vụ, mà là tồn tại một số vấn đề”.
RCEP là một thỏa thuận thương mại tự do toàn diện bao gồm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ giữa 10 quốc gia ASEAN và 6 đối tác thương mại tự do - Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Trong số các quốc gia này, Ấn Độ có thâm hụt thương mại với 10 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Australia.
Biswajit Dhar, Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kế hoạch, thuộc Khoa Khoa học xã hội, Đại học Jawaharlal Nehru cho biết: “Nguyên tắc cơ bản của bất kỳ thỏa thuận thương mại nào là cho và nhận, nhưng chúng tôi không nhận được gì từ hiệp ước này vào thời điểm này”.
Một chuyên gia thương mại khác theo dõi thỏa thuận này cho biết, hiệp ước này không có tham vọng cao về dịch vụ và đầu tư sẽ mở ra “hộp Pandora”, nơi tất cả các nước phát triển bao gồm Mỹ, Canada và EU sẽ muốn tiếp cận thị trường hàng hóa của Ấn Độ.
Ông này nói rằng: "Chúng tôi sẽ chịu áp lực để ký một thỏa thuận hàng hóa chỉ bởi tất cả các quốc gia này, vì họ đều muốn thị trường hàng hóa của chúng tôi".
Trong khi những người khác muốn đạt được kết luận nhanh chóng, nhưng vẫn có ý kiến chia rẽ về thỏa thuận thương mại ở Ấn Độ. Nhiều bộ ở Ấn Độ, bao gồm nông nghiệp, quốc phòng và các vấn đề kinh tế, đã phản đối thỏa thuận này, họ cho rằng, thỏa thuận sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Ấn Độ.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://economictimes.indiatimes.com/news/economy/foreign-trade/asia-pacific-countries-push-india-to-end-duties-on-90-trade-goods/articleshow/65095091.cms
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024