Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Các yếu tố địa kinh tế trong các thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (Phần 2)

Các yếu tố địa kinh tế trong các thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (Phần 2)

03:02 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

Kịch bản chiến lược cũng như cấu trúc khu vực nổi lên ở Ấn Độ - Thái Bình Dương có nhiều nội dung liên quan tới các quốc gia khác, bao gồm cả châu Âu và Australia. Esteban (2018) đánh giá rằng, với vị trí của Trung Quốc và Ấn Độ, cụm từ châu Á - Thái Bình Dương đã trở nên lạc hậu, trong khi đó việc sử dụng cụm từ Ấn Độ - Thái Bình Dương đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Esteban cũng cho rằng, Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc có tiềm năng lớn, tuy nhiên cũng bày tỏ sự lo ngại về các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tác giả công trình nghiên cứu cho rằng, ngoại giao châu Âu phải hỗ trợ các sáng kiến khu vực tổng hợp tuân thủ các luật lệ hoặc quy tắc quốc tế chuẩn mực, đồng thời khẳng định chiến lược FOIP có thể là diễn đàn phục vụ tốt mục đích vừa nêu.

Ngoài ra, Ha (2018) xem ASEAN với tư cách là một thành tố trong Viễn cảnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Australia và đánh giá cao các nỗ lực của các bên liên quan trong Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt ASEAN - Australia tổ chức vào tháng 2/2018 tại Sydney. Tác giả công trình nghiên cứu cũng cho rằng, mặc dù Australia tán thành khái niệm Ấn Độ - Thái Bình Dương song Australia cũng không làm xói mòn vị trí và tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Australia.

Cách thức tiếp cận của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương có tính bao quát và toàn diện trên mọi lĩnh vực, mặc dù trọng tâm tập trung nhiều hơn vào các vấn đề chiến lược và an ninh. Tuy nhiên, với mối quan tâm chính sách nêu trong Chính sách Hành động phía Đông, các quan điểm địa kinh tế cũng sẽ được nghiên cứu và xem xét một cách thấu đáo. Bajpaee (2017) đã phân tích, đánh giá về phương thức tiếp cận dưới góc độ địa chính trị của Ấn Độ đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương cũng như về vị trí và vai trò chiến lược của ASEAN. Bajpaee diễn giải phương thức tiếp cận dưới góc độ địa chính trị của Ấn Độ đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương thông qua các chính sách Hướng Đông và Hành động phía Đông. Tác giả công trình nghiên cứu cho rằng, Ấn Độ đã vận dụng phương thức tiếp cận từ lĩnh vực kinh tế sang các lĩnh vực có tính chiến lược hơn tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Garge (2017) cũng đã phân tích, đánh giá về hai cách tiếp cận quan trọng của Ấn Độ trong bối cảnh này. Cách tiếp cận thứ nhất, gia tăng phạm vi ảnh hưởng của Ấn Độ ở phía Đông Bắc Ấn Độ Dương và cách tiếp cận thứ hai là, giành vị thế chiến lược lớn hơn cho Ấn Độ ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Cùng với các công trình nghiên cứu trên đây, có nhiều nghiên cứu của giới chuyên gia tập trung vào các thỏa thuận thương mại và chiến lược giữa Ấn Độ, Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Alam (2015) đã phân tích, đánh giá về quan hệ thương mại song giữa Ấn Độ và ASEAN, đồng thời nhận diện và xác định các thành tố bổ trợ cho nhau giữa Ấn Độ và ASEAN. Collin (2013) phân tích, đánh giá về hợp tác hải quân giữa ASEAN và Ấn Độ với sự quan tâm đặc biệt giành cho Singapore và Viet Nam. Tác giả công trình nghiên cứu phân tích, đánh giá vấn đề Biển Đông và cho rằng, điều kiện, hoàn cảnh địa chính trị của Singapore và Việt Nam rất khác nhau. Tác giả công trình nghiên cứu cũng cho rằng, xét về hợp tác hải quân, Ấn Độ thích hợp với chiến lược địa chính trị quan trọng của ASEAN trong khu vực. Tác giả công trình nghiên cứu cũng nhận diện và xác định quan hệ cộng tác về quân sự và kỹ thuật giữa Ấn Độ và Việt Nam với tư cách là mối quan hệ có triển vọng lớn nhất. Ngoài ra, còn có nhiều nghiên cứu khác như Raghurampatruni (2012) - chủ yếu phân tích các khía cạnh thương mại và kinh tế trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN, trong đó Việt Nam cũng là quốc gia thành viên quan trọng. Trước đó, Vu và Asher (2009) có công trình nghiên cứu về quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam, đồng thời phân tích đánh giá về hợp tác kinh tế giữa hai nước từ năm 1990. Các tác giả công trình nghiên cứu cho rằng, Ấn Độ cần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tăng tiêu dùng xã hội; trong khi đó Việt Nam cần tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ và FDI.

Tiếp theo, khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương cũng như quan hệ Ấn Độ - Việt Nam cũng được xác định lại trong các phương thức tiếp cận chung của hai nước trong các tổ chức thương mại khu vực như Hợp tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP),… ASEAN+6, trong đó cả Trung Quốc và Ấn Độ cùng với các quốc gia ASEAN là các thành viên chính và, các quốc gia thành viên khác. Đồng thời, các thỏa thuận FTA đối với châu Á - Thái Bình Dương cũng tạo đà cho các phát biểu về các vấn đề quan trọng tác động, ảnh hưởng tới các thỏa thuận hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam. Có một số công trình nghiên cứu phân tích, đánh giá về RCEP, TPP, và các thức thức, triển vọng và tiềm năng của RCEP, TPP, và các công trình nghiên cứu này - có thể được trích dẫn - bao gồm Mathur et al. (2016); Das et al. (2016); Gantz (2016); Ahmed và Singh (2016); Wignaraja (2015); và, Hidayat (2013). Các nghiên cứu vừa liệt kê đa phần có các thuật ngữ thương mại, kinh tế và địa kinh tế phản ánh các khía cạnh có tính chất quy tụ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

3. Quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ

Ấn Độ và Việt Nam có quan hệ song phương mạnh mẽ xuất phát từ các yếu tố sau: các kết nối lịch sử; các chuyến thăm cấp cao; và các khuôn khổ thể chế vững chắc. Điều này được minh chứng qua các quy luật các thay đổi về thương mại và đầu tư giữa hai nước, sự phát triển các cấu trúc thể chế song phương, và việc tăng cường chú ý vào các khu vực hợp tác cụ thể như các khu vực hợp tác trong lĩnh vực mua sắm, lắp đặt quốc phòng. Năm 2017, Ấn Độ và Việt Nam đã kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và chỉ một năm trước đó, vào năm 2016, hai quốc gia đã nâng cấp Đối tác Chiến lược (2007-2017) thành Thỏa thuận Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Đồng thời, có nhiều nghiên cứu của giới chuyên gia trao đổi, thảo luận về những vấn đề có liên quan tới những thách thức trong thương mại và kinh doanh cũng như các triển vọng trong quan hệ Ấn Độ và Việt Nam. Nguyen et al. (2016) đã so sánh các thông số như hiệu suất, sự sáng tạo và cạnh tranh, của 3 nền kinh tế: Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Năm 2018, sự quan tâm chính sách rất lớn giành cho quan hệ Ấn Độ và Việt Nam, mặc dù cần phải có sự quan tâm hơn nữa về chính sách đối với một số vấn đề địa kinh tế quan quan trọng sẽ được trình bày trong phần sau đây trong tài liệu nghiên cứu này. Tháng 01/2018, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, Tôn Sinh Thành, đã nhấn mạnh rằng, “Ấn Độ đang giữ vai trò dẫn dắt ở khu vực Ấn Độ Dương, trong khi Việt Nam có vị trí địa chính trị quan trọng trong khu vực Thái Bình Dương”. Ấn Độ và Việt Nam đang có cùng triển vọng và cùng đối mặt với những thách thức tương tự nhau và có thể vượt qua những thách thức này bằng cách cộng tác với nhau theo hướng đôi bên cùng có lợi[1].

Quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam nhìn chung đang chứng kiến xu hướng gia tăng. Trong một thập kỷ, xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam đang tăng từ 1.738,65 triệu USD vào năm 2008-09 lên 7.813,08 triệu USD vào năm 2017-2018. Ngoài ra, nhập khẩu của Ấn Độ từ Việt Nam cũng tăng từ 408,66 triệu USD vào năm 2008-2009 lên 5.018,55 triệu USD vào năm 2017-2018 (Xem cụ thể tại Hình số 1).

Hình số 1: Thống kê Thương mại của Ấn Độ với Vietnam (tính theo triệu USD)

Nguồn: Dựa trên số liệu của Bộ Công nghiệp và Thương mại, Ấn Độ

Ngoài ra, cũng có sự thăng trầm đáng chú ý trong tăng trưởng xuất nhập khẩu song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam trong thập kỷ qua. Năm 2009-2010, tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ đạt 5,77% so với năm 2008-2009. Có sự tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu của Ấn Độ vào năm 2011-2012 và tăng 40,27% so với năm 2010-2011. Gần đây nhất, tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ đạt 15,13% năm 2017-2018 so với năm 2016-2017. Đồng thời, trong năm 2009-2010, tăng trưởng nhập khẩu của Ấn Độ là 27,69% so với năm 2008-2009. Có sự tăng trưởng ấn tượng vào năm 2011-2012 và đạt 61,79% so với năm 2010-2011. Năm 2017-2018, nhập khẩu tăng với tỷ lệ 51,14% khi so sánh với năm liền trước đó là năm 2016-2017. Trong năm 2015-2016, cả xuất khẩu và nhập khẩu tăng trưởng âm, với tỷ lệ lần lượt là (-)15,85% và (-)14,75%, so với năm liền trước đó là năm 2014-2015 (xem cụ thể tại Bảng 1).

Bảng 1: Tỷ lệ tăng trưởng thương mại của Ấn Độ với Việt Nam (tính theo tỷ lệ % so với năm liền kề trước đó)

Nguồn: Bộ Công nghiệp và Thương mại, Ấn Độ

Ngoài ra, phân tích về hàng hóa tiêu dùng trong danh mục xuất, nhập khẩu của Ấn Độ từ Việt Nam cũng rút ra một số phân tích có chiều sâu. Đối với mã hàng hóa 2 chữ số HS, 7 nhóm hàng hóa xuất, nhập khẩu trong nhóm đầu tiên (xét theo giá trị trong năm 2017-2018) được nêu cụ thể trong Bảng 2. Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu trong Bảng 2 chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Ấn Độ. Thịt và sản phẩm từ thịt (HS Code 02) là mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ sang Việt Nam và đạt 2292,38 triệu USD trong năm 2017-2018. Tiếp theo sau là cá và tôm, cua, động vật thân mềm và động vật khác không xương dưới nước (được phân loại mã số HS 03), đạt 1843,79 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Ấn Độ trong danh mục hàng tiêu dùng mang mã số HS 85 và đạt 1595,73 triệu USD trong năm 2017-2018. Danh mục này bao gồm máy móc và thiết bị điện và các thiết bị bộ phận có liên quan; các máy ghi âm và máy quay đĩa chất lượng cao, màn hình tivi và các bộ phận có liên quan. Tiếp theo trong danh mục là đồng và các vật dụng liên quan tới đồng, được phân loại mã HS 74 và đạt 424,98 triệu USD.

Bảng 2: Các nhóm hàng hóa trao đổi thương mại hàng đầu giữa Ấn Độ và Việt Nam

Nguồn: Bộ Công nghiệp và Thương mại, Ấn Độ​​

(Xem tiếp phần 3)


[1] Ambassador: Vietnam-India ties increasingly important to Indo-Pacific, January 10, 2018, Available: http://en.qdnd.vn/ovs/news/ambassador-vietnam-india-ties-increasingly-important-to-indo-pacific-488707

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục