Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với Ấn Độ mang tính đối đầu nhiều hơn
Theo nguyên Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc Nirupama Rao, sự xấu đi trong quan hệ của Ấn Độ với Trung Quốc hiện tại là “tồi tệ hơn nhiều” so với những gì xảy ra sau các cuộc khủng hoảng biên giới trước đó, chẳng hạn như bế tắc kéo dài nhiều năm tại Sumdorong Chu ở Arunachal Pradesh vào năm 1986, với việc Trung Quốc áp dụng cách tiếp cận “đối đầu” hơn nhiều.
Nói với tờ The Hindu trong một cuộc phỏng vấn về cuốn sách mới của bà “Himalaya vụn vỡ: Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc 1949-1962” (The Fractured Himalaya: India, Tibet, China 1949-1962), bà Rao cho biết, những vi phạm dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC), nơi mà sự xâm nhập của Trung Quốc bắt đầu từ tháng 4 năm 2020 đã gây ra một cuộc khủng hoảng chưa được giải quyết, các thỏa thuận về biên giới trong quá khứ để gìn giữ hòa bình không thể loại trừ bằng, nhưng chúng đã không còn thích hợp nữa.
“Năm 1986, sự xâm nhập của Trung Quốc vào khu vực Wangdung ở quận Tawang thuộc bang Arunachal Pradesh đã khiến quan hệ hai nước xấu đi. Tuy nhiên, tình hình ngày nay còn tồi tệ hơn nhiều. Ngày nay, chúng ta đang đối phó với một Trung Quốc quyết đoán hơn, hùng mạnh hơn nhiều về mặt quân sự, và một Trung Quốc siêu dân tộc chủ nghĩa. Toàn bộ cách tiếp cận của họ đối với những khu vực tranh chấp này mang tính đối đầu hơn nhiều so với ở Sumdorong Chu".
Bà Rao, người đã tham gia vào quá trình hai bên đưa ra bốn hiệp định biên giới để giữ hòa bình bắt đầu từ năm 1993, cho biết, các thỏa thuận đã trở nên căng thẳng kể từ năm 2010 với sức mạnh ngày càng tăng của cả hai nước và năng lực tuần tra ở các khu vực tranh chấp. Vào tháng 6 năm 2020, 20 binh sĩ Ấn Độ và ít nhất 4 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng trong một cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan, nơi đánh dấu cuộc bạo động tồi tệ nhất kể từ năm 1967.
Kể từ đó, cả hai bên đã rút lui ở một số khu vực nhưng các cuộc đàm phán ở các điểm nóng khác vẫn bế tắc. Các quan chức Ấn Độ cho biết, Trung Quốc luôn kéo chân Ấn Độ. Viễn cảnh giảm leo thang cũng có vẻ xa vời với hàng nghìn binh sĩ vẫn hiện diện ở các khu vực phía trước ở Ladakh. Quân đội Trung Quốc cũng đang củng cố cơ sở hạ tầng gần hơn với LAC, không chỉ ở Ladakh mà còn ở khu vực phía Đông.
Dự đoán nhiều xung đột hơn
“Tình huống mà chúng ta đang phải đối mặt là có thể xảy ra các cuộc đụng độ tiềm tàng như vậy, Thượng đế phù hộ, ở nhiều khu vực tranh chấp khác, trừ khi có một quá trình tháo gỡ và giảm leo thang mà cả hai bên đều có tầm nhìn chính trị, sẵn sàng thực thi, nhưng tôi không thấy điều đó xảy ra vào lúc này". Bà cho biết, các thỏa thuận trong quá khứ “chắc chắn phục vụ mục đích nhưng chúng vân chưa đủ”.
Cựu Đại sứ cho biết, bà có động lực để viết lịch sử của 13 năm quan trọng trong mối quan hệ Ấn Độ và Trung Quốc trước năm 1962 để giúp những người trẻ tuổi có cách đọc lịch sử phù hợp và “tiếp cận vấn đề bằng cả lý trí và trí tưởng tượng. “Nếu bạn không hiểu lịch sử, bạn sẽ tiếp tục lặp lại những điều ngu ngốc và lặp lại những bước đi sai lầm và tính toán sai lầm tương tự”.
Bà Rao nói về yếu tố Tây Tạng trong quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc, mà cuốn sách đề cập chi tiết, trong khi Ấn Độ, và hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, coi Tây Tạng là một phần của Trung Quốc, thì Ấn Độ có lợi ích trong việc giúp bảo tồn văn hóa và bản sắc văn minh Tây Tạng, điều này đã được nuôi dưỡng thông qua sự hiện diện của Đạt Lai Lạt Ma và một cộng đồng lớn người Tây Tạng ở Ấn Độ. Về câu hỏi về sự kế vị của Đạt Lai Lạt Ma, bà Rao nói, tuy bà hy vọng Đạt Lai Lạt Ma sống "càng lâu càng tốt" và tuy Trung Quốc đã chỉ ra "một cách không hàm hồ" rằng, họ sẽ xác định vị Đạt Lai Lạt Ma tiếp theo, bà hy vọng người Trung Quốc “có thể nhạy cảm và đồng cảm hơn với tình cảm của người dân Tây Tạng khi nói đến vấn đề kế vị”.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.thehindu.com/news/national/chinas-approach-to-india-more-confrontational-than-in-past-border-crises-says-nirupama-rao/article37870174.ece
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục