Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Chính sách kinh tế và thu hút đầu tư của Việt Nam: triển vọng hợp tác với Ấn Độ

Chính sách kinh tế và thu hút đầu tư của Việt Nam: triển vọng hợp tác với Ấn Độ

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu tóm tắt một số ý chính trong tham luận “Chính sách kinh tế và thu hút đầu tư của Việt Nam: triển vọng hợp tác với Ấn Độ” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Toàn, giảng viên Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trình bày tại Tọa đàm trực tuyến “Hợp tác Kinh tế-Thương mại Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh mới”, ngày 31/5/2021.

06:00 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trong những năm vừa qua 2022-2020, kinh tế Việt Nam đã có nhiều phát triển vượt bậc. Về kinh tế vĩ mô, Việt Nam giữ vững mức lạm phát thấp và ổn định, giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách xuống dưới 4% GDP tính tới năm 2020, giảm tỷ lệ nợ quốc gia (khoảng 55% GDP tính tới năm 2020) và luôn có mức tăng trưởng cân bằng hoặc dương. Các chỉ số phát triển kinh tế-xã hội được cải thiện, GDP bình quân đầu người tăng, tỷ lệ người nghèo giảm còn khoảng 2,75% tính tới năm 2020. Trong đại dịch Covid-19, Việt Nam đã kiểm soát tốt 3 làn sóng lây nhiễm đầu tiên, trở thành hình mẫu chống Covid cho thế giới và đạt được mục tiêu kép phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế. Môi trường chính trị ổn định tạo tiền đề cho phát triển kinh tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tổ chức thành công đầu năm 2021 tiếp tục đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế cho đất nước.

Trong mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với Ấn Độ, Việt Nam luôn coi Ấn Độ là một đối tác quan trọng. Ấn Độ là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam là một trong bốn đối tác thương mại quan trọng nhất của Ấn Độ trong khu vực ASEAN. Những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều sang Ấn Độ gồm có máy móc, thiết bị, điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm sắt, thép, kim loại, dệt, da, giầy, cao su, hóa chất, sản phẩm nhựa, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi…Trong bối cảnh hiện nay, hai nước có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong các lĩnh vực: nông nghiệp, dược phẩm, dệt, khoa học máy tính…Hai nước có thể hỗ trợ nhau để cùng tham gia vào sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, đa dạng hóa thương mại và chuyển đổi số.

Mời tải về tệp tin đính kèm cuối bài viết để xem chi tiết bài trình bày của PGS TS Nguyễn Ngọc Toàn.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn:

Cùng chuyên mục