Chương trình XperienceAI Ấn Độ: phụ nữ làm việc trong ngành AI
Đại học Stanford vừa công bố báo cáo Chỉ số Trí tuệ Nhân tạo năm 2021. Trong đó, Ấn Độ được xếp hạng thứ 6 trong bảng xếp hạng Sự sống động Toàn cầu năm 2020. Ấn Độ đứng đầu danh sách về tỷ lệ thâm nhập kỹ năng Trí tuệ nhân tạo (AI) tương đối theo Giới tính 2015-2020. Trong số 12 quốc gia được khảo sát, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore và Úc là những quốc gia gần đạt được cân bằng về tỷ lệ sử dụng kỹ năng AI của cả nam và nữ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, AI đang trở thành công nghệ chủ chốt trong nhiều lĩnh vực. Cách chúng ta hiểu về công nghệ này cách đây một thập kỷ hiện nay không còn phù hợp nữa. Công nghệ đã phát triển mạnh và đang tự điều chỉnh từng ngày. Như đã luôn được nhấn mạnh, hệ thống AI có tốt hay không phụ thuộc vào dữ liệu cung cấp cho hệ thống, hoặc hoạt động theo cách người tạo ra hệ thống thiết lập.
Đó là lý do tại sao tính đa dạng, bao gồm, minh bạch, công bằng và khả năng giải trình được đặt lên hàng đầu. Tính đa dạng trong AI có tầm quan trọng lớn vì chúng ta muốn các hệ thống này hoạt động không thiên vị và cho kết quả không sai lệch.
Kay Firth-Butterfield, Trưởng bộ phận AI & Máy học và Thành viên của Ủy ban Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã phát biểu: “Để thực sự đa dạng, bạn cần đưa nhiều người tham gia vào AI có tư duy khác biệt”.
Lý do phải tạo ra hệ thống AI công bằng là hệ thống AI sẽ được triển khai trong quá trình ra quyết định quan trọng, và do đó, có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu hệ thống đó bị sai lệch, thiên vị, không công bằng. Do đó, ngành công nghiệp và giới học thuật đang nỗ lực hướng tới sự đa dạng giữa các nhà nghiên cứu AI để đảm bảo rằng, trong tương lai, công nghệ này mang lại lợi ích cho mọi người nói chung mà không có bất kỳ thành kiến nào về mặt giới tính, phân biệt chủng tộc và không công bằng.
Nếu có nhiều phụ nữ hơn ở các vị trí quản lý, lãnh đạo, sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho nhân viên của tổ chức. Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm trong lĩnh vực này khi việc sử dụng AI trong quá trình ra quyết định ngày càng phổ biến và hoạt động theo hướng không thể dự báo trước.
Tiến sĩ Rohini Srivathsa, Giám đốc Công nghệ Quốc gia, Microsoft Ấn Độ, đã nói: “Sự tham gia của phụ nữ không chỉ nhằm rèn luyện kỹ năng mà còn là tấm gương khuyến khích tư duy dài hạn về kế hoạch nghề nghiệp. Các tổ chức như Microsoft, IBM và những tổ chức khác đã và đang giúp phụ nữ trở lại với sự nghiệp. Những điều đó là tốt nhưng chúng ta cần làm nhiều hơn thế nữa”.
Hệ thống AI có thể hoạt động với hiệu quả đáng kinh ngạc trong nhiều khía cạnh đa dạng. Để đạt được như vậy, trong quá trình thiết kế và triển khai, cần đưa nhiều quan điểm và kinh nghiệm vào các hệ thống AI. Lực lượng lao động đa dạng hơn được trang bị tốt hơn cũng cần thiết để xác định và loại bỏ các thành kiến về AI khi họ diễn giải dữ liệu, thử nghiệm các giải pháp và đưa ra quyết định. Phụ nữ có khả năng nắm bắt được những đặc trưng giới tính, những điều mà đàn ông có thể bỏ lỡ (và ngược lại). Về mặt này, đa dạng giới có thể mang lại lợi ích cho sự phát triển của AI.
Theo xu hướng gần đây, thị trường việc làm AI dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể trong vài năm tới, do đó mở rộng cơ hội cho phụ nữ tham gia vào lĩnh vực công nghệ mới. Mặc dù đã có bằng chứng cho rằng, hệ thống AI bị thành kiến về giới, khi quan sát sản phẩm cuối cùng và các giải pháp của hệ thống, nhưng đã đến lúc phụ nữ nên được chào đón trong lĩnh vực này và tạo ra sự tham gia đa dạng để giảm thiểu những thành kiến đó.
Ấn Độ đang đạt được những tiến bộ đáng khen ngợi trong lĩnh vực AI và cũng tập trung vào chiến lược đúng đắn hướng tới một hệ sinh thái AI mạnh mẽ hơn cho tương lai, được kỳ vọng là sẽ giải quyết những khó khăn, thách thức ngay lập tức. Mỗi giai đoạn trong việc xây dựng hệ thống AI nên quan tâm đến sự đa dạng và hòa nhập một cách sớm nhất.
Ấn Độ giữ vị trí thứ 4 trong top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng tuyển dụng AI cao nhất từ năm 2016 đến năm 2020. Bất chấp đại dịch, việc tuyển dụng AI vẫn tiếp tục tăng vào năm 2020.
Tiến sĩ Gargi Dasgupta, Giám đốc Nghiên cứu của IBM Ấn Độ, kiêm Giám đốc kỹ thuật của IBM Ấn Độ và Nam Á, nói: “Chúng tôi cần nhiều phụ nữ tham gia hơn vào Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, và Toán (STEM), và đây không chỉ là việc hòa nhập đơn thuần. Chúng ta cũng cần nghĩ đến sự đa dạng trong dữ liệu. Nếu không, 5 năm nữa, chúng ta sẽ đọc các nghiên cứu nói rằng, AI có định kiến về giới tính”.
Một trong những nỗ lực để giải quyết vấn đề này là bàn tròn Phụ nữ trong AI do NASSCOM tổ chức vào ngày 3/8/2021, nơi các nhà lãnh đạo nữ trong ngành AI chia sẻ suy nghĩ, hành trình và dự định phía trước. Phiên thảo luận có sự hiện diện của Srikripa Srinivasan, Phó chủ tịch Dell Global Analytics; Manjiri Bakre, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành OncoStem Diagnostics Pvt Ltd; Leena Walavalkar, Giám đốc sáng tạo, đổi mới, Dịch vụ Kinh doanh & Công nghệ, TCS; Parul Pandey, nhà khoa học dữ liệu tại H2O.AI; và Sattwati Kundu, nhà khoa học dữ liệu cấp cao tại IBM. Những người phụ nữ này không ngừng làm việc để thiết kế một hệ sinh thái AI bao trùm, công bằng, đa dạng và minh bạch hơn.
Leena Walawalkar, Giám đốc sáng tạo, đổi mới, Dịch vụ Kinh doanh & Công nghệ, TCS, trong phiên họp cho biết: “Con người chúng ta có những thành kiến, cả cố ý và vô ý, tuy nhiên, chìa khóa để làm cho các hệ thống AI trở nên công bằng và toàn diện hơn là nhận thức được sự thiên vị gây ra trong dữ liệu của chúng ta và nỗ lực một cách có ý thức để ngăn chặn sự thiên vị này xâm nhập vào các thuật toán của chúng ta”.
Tất cả các tham luận đã chia sẻ kinh nghiệm và triển vọng về sự đa dạng trong AI. Bà Manjari Bakre nói thêm rằng: “Phụ nữ chúng ta nhìn dữ liệu theo một cách rất khác so với nam giới và điều đó thực sự quan trọng để tạo ra các hệ thống AI mạnh mẽ, đó là mục tiêu tuyệt đối của tất cả chúng ta lúc này”.
Cơ hội bình đẳng cho phụ nữ là cần thiết trong AI nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác vì nếu không, toàn bộ mục đích của các hệ thống AI sẽ thất bại vì đầu ra sẽ bị lệch hoặc sai lệch do thiếu dữ liệu đầu vào đa dạng và không thiên vị.
Bà Parul Pandey đã chia sẻ một quan sát tuyệt vời mà bà đã thực hiện được trong sự nghiệp trong lĩnh vực AI cho đến nay; hầu hết những người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em gái và phụ nữ trong lĩnh vực AI và khoa học dữ liệu cần có các tấm gương để học theo, điều này sẽ thúc đẩy sự quan tâm của họ đối với các khóa học STEM.
Để làm được như vậy, những bộ óc trẻ cần được khuyến khích nghiên cứu các môn học STEM và hiểu cách ứng dụng STEM. Điều này sẽ mở ra cơ hội làm việc trong lĩnh vực này. Một cách khác là tạo ra sự quan tâm bằng cách công bố những ví dụ thành công của phụ nữ trong lĩnh vực AI và những bài hỏi từ họ trong suốt hành trình của họ tham gia lĩnh vực AI.
INDIAai’s 21 Women in ’21 là một sáng kiến nêu bật sự thành công của phụ nữ trong lĩnh vực AI nhằm khơi dậy sự tự tin và đảm bảo phụ nữ thực hiện đổi mới đi táo bạo đó mà không do dự. Ở cấp độ toàn cầu, báo cáo “Phụ nữ trong lĩnh vực AI” gần đây của Deloitte cho thấy, phụ nữ làm AI có thể truyền cảm hứng cho nhiều người và tạo ra những con đường mới hơn cho các trẻ em gái và phụ nữ trên toàn thế giới.
Tác giả: Parul Saxena - IndiaAI
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://indiaai.gov.in/article/women-in-ai-overcoming-adversities-and-breaking-barriers-in-ai
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024