Cuộc khủng hoảng tại Sri Lanka
Ngay cả khi nhìn lướt qua trên các trang ý kiến của các tờ báo ở Sri Lanka cũng có thể cho thấy rằng đất nước này đang trải qua quá trình chuyển đổi kinh tế-chính trị.
“Về nhà đi”
"Về nhà đi những kẻ giễu cợt"
"Đụng nhầm người rồi "
Đây là một vài khẩu hiệu trên các tấm biểu ngữ được những người biểu tình trẻ tuổi ở Mirihana sử dụng trước tư dinh của Tổng thống Sri Lanka. Ngay cả khi nhìn lướt qua trên các trang ý kiến của các tờ báo ở Sri Lanka cũng có thể cho thấy rằng đất nước này đang trải qua quá trình chuyển đổi kinh tế-chính trị. Người dân Sri Lanka rõ ràng đang khó khăn và rất khó có được sự lạc quan. Cắt điện liên tục hơn 11 giờ, xếp hàng dài mua dầu diesel ở máy bơm và rút tiền tại máy ATM, khan hiếm giấy, các kỳ thi cho học sinh bị hủy, thiếu trầm trọng các mặt hàng thiết yếu như gạo, sữa bột, gas nấu ăn, thuốc men. Tình trạng đang gây ra những đau khổ không thể chịu đựng được cho người dân Sri Lanka. Cắt điện là vấn đề nghiêm trọng nhất vì khu vực sản xuất và dịch vụ cùng với các hộ gia đình phụ thuộc vào điện. Hội đồng Điện lực Ceylon (CEB) đã thông báo cắt điện 13 giờ hàng ngày kể từ ngày 31 tháng 3 nam 2022. Chủ tịch CEB cho biết, "Khi Chúa ban mưa và CPC (Tập đoàn Dầu khí Ceylon) cung cấp nhiên liệu, CFB có thể cung cấp điện."
Nêu quan điểm về khoản nợ nước ngoài 51 tỷ đô la của Sri Lanka trong năm dương lịch 2022, Thống đốc Ngân hàng Trung ương nước này đã tuyên bố không trả được nợ nước ngoài. Theo ước tính của J. P.Morgan, tổng nợ của Sri Lanka phải trả trong năm nay sẽ lên tới 7 tỷ USD và 12,55 tỷ USD trái phiếu có chủ quyền quốc tế đang lưu hành. Dữ liệu được chia sẻ bởi Ngân hàng Trung ương cho thấy Sri Lanka chỉ có 1,93 tỷ USD dự trữ ngoại hối vào cuối tháng 3.2022 để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cho người dân. Trải qua sự sụp đổ kinh tế tương tự như Lebanon (2020), Argentina (2020), Venezuela (2017-18) và Hy Lạp (2015), chính phủ Sri Lanka sẽ bắt đầu thảo luận với IMF vào cuối tháng 4.2022.
Ban đầu, mọi thứ dường như là một cuộc khủng hoảng kinh tế không rõ nét, thì giờ đây hiển nhiên đó là cuộc khủng hoảng chính trị xuất phát từ sự rạn nứt xã hội sâu sắc. Chính phủ gia tộc Rajapaksa, do Gotabaya Rajapaksa đứng đầu, đang cố gắng đối phó với hoàn cảnh hiện tại nhưng dường như không thể hồi phục. Dư luận đang chống lại gia tộc, các đảng đối lập đang điều khiển chống lại hệ thống tổng thống hành pháp hiện tại được J. R. Jayewardene chủ trương. Chính phủ Sri Lanka đã tuyên bố và sau đó dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh những người dân đau khổ trên đường phố lên tiếng và các đảng đối lập cổ vũ người biểu tình.
Cuộc khủng hoảng không chỉ có khía cạnh chính trị - kinh tế mà còn mang tính lịch sử - xã hội. Sri Lanka là một quốc đảo, một đất nước xinh đẹp với nền văn hóa đa sắc tộc. Vào khoảng năm 500 trước Công nguyên, sau cuộc di cư của người Indo-Aryan, người Sinhala đã lan rộng ra khắp hòn đảo. Người Tamil cũng đến đây vào khoảng năm 250 trước Công nguyên. Vào năm 1505, với sự xuất hiện của người Bồ Đào Nha, nơi đây đã trở thành thuộc địa. Người Anh chinh phục Ceylon, phá hủy Đế chế Kandy vào năm 1815. Người Tamil đến từ Nam Ấn Độ làm lao động của người Anh tại đất nước này, họ đã ở bên lề kể từ đó. Sri Lanka giành được độc lập vào năm 1948 nhưng chính phủ độc lập đầu tiên của Solomon Bhandarnayke vào năm 1956 bắt đầu nhiệm kỳ của mình với các đặc tính của chủ nghĩa dân tộc Sinhala. Một đất nước, lẽ ra phải chiến đấu chống lại những tệ nạn của quá khứ thuộc địa bằng cách chấp nhận những lợi ích của thế giới hiện đại, không may lại bị nhấn chìm trong chính trị của những lời ngụy biện.
Sri Lanka củng cố nền kinh tế nhờ phát triển du lịch và xuất khẩu chè, cà phê, dừa, v.v. nhưng giới tinh hoa chính trị không đoàn kết được đất nước đa dạng sắc tộc. Khoảng 2/3 dân số của hòn đảo là người Sinhalese và người Tamil chiếm khoảng 15% dân số. Malay, Moors, Burghers, Veddas, v.v. là những dân tộc thiểu số khác cùng với người Tamil chưa bao giờ được chấp nhận trong phạm vi chính trị-xã hội chính thống của đất nước. Sự thiếu hiểu biết và đàn áp liên tục khiến cuộc nổi dậy của người Tamil do lực lượng những con hổ giải phóng Tamil (LTTE) lãnh đạo và đất nước bị tàn phá bởi cuộc nội chiến trong nhiều thập kỷ. Cuộc nội chiến mới kết thúc tàn khốc vào năm 2009. Nội chiến buộc nền kinh tế Sri Lanka phải chi tiêu vượt quá khả năng cho các yêu cầu quốc phòng và khi nó kết thúc, Sri Lanka rơi vào gánh nặng nợ nước ngoài và nền kinh tế trì trệ không có động lực phát triển. Sri Lanka nhìn chung nghiêng về các nước phương Tây theo chủ nghĩa tự do phúc lợi nhưng sau khi kết thúc cuộc nội chiến, Sri Lanka đã cố gắng đánh đổi ý nghĩa địa chính trị của mình và nghiêng về quỹ đạo của Trung Quốc. Điều này cuối cùng đã khiến đất nước rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc.
Vào tháng 4 năm 2019, đất nước này đã phải hứng chịu cuộc tấn công khủng bố Easter Bombing, khiến ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Gia tộc Rajapaksa trở lại nắm quyền cùng năm với Gotabaya Rajapaksa làm Tổng thống và anh trai Mahinda Rajapaksa làm Thủ tướng. Thay vì quản lý các khoản nợ và nền kinh tế của đất nước, chính phủ đã đưa ra nhiều quyết định vội vàng như cấm hoàn toàn phân bón hóa học, cắt giảm thuế như một bước đi theo chủ nghĩa dân túy, điều này đã tác động rất xấu đến nền kinh tế Lankan. Sự xuất hiện của đại dịch Covid đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng kiều hối, ngành du lịch và xuất khẩu. Bằng cách nào đó, chính phủ Lankan đã quản lý được tình hình, nhưng cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm gia tăng căng thẳng cho nền kinh tế khi giá nhiên liệu đang ở mức cao ngất trời.
Trong hoàn cảnh nghiệt ngã này, Ấn Độ đã rất hữu nghị cung cấp cho Sri Lanka khoản viện trợ tài chính trị giá gần 2,5 tỷ USD, bao gồm hạn mức tín dụng 500 triệu USD để mua nhiên liệu và một hạn mức tín dụng trị giá 1 tỷ USD để mua thực phẩm, thuốc men và các mặt hàng thiết yếu khác, cùng với một khoản hoán đổi tiền tệ trị giá 400 triệu đô la trong khuông khổ Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) và hoãn thanh toán 515 triệu đô la cho Liên minh thanh toán bù trừ châu Á. Một lô hàng gồm 11.000 tấn gạo từ Ấn Độ đến đảo quốc Sri Lanka, ngoài ra 5.000 tấn đã được nhận thông qua hạn mức tín dụng. Sri Lanka đã tìm kiếm sự hỗ trợ trị giá 2 tỷ đô la từ Ấn Độ, hơn và trên 2,5 tỷ đô la được gia hạn và “đã hỏi Ấn Độ liệu nước này có thể tiếp cận với một số đối tác song phương và đa phương của mình như Mỹ, Nhật Bản, Úc và ASEAN hay không, và đề nghị Ấn Độ đóng vai trò "Người bảo lãnh" để tìm kiếm sự giúp đỡ tài chính cho Sri Lanka". Ấn Độ có thể giúp đàm phán tạm hoãn trả nợ và cố gắng giúp tái cấu trúc các quy trình kinh tế cho Sri Lanka.
Các chính phủ tham nhũng xuất phát từ các xã hội yếu kém trên khắp thế giới kích động những luận điệu nhạy cảm, chủ nghĩa chuyên chính, và chủ nghĩa dân túy được ủng hộ bởi chủ nghĩa chính thống tôn giáo. Sri Lanka dường như đang rơi vào tình trạng như vậy. Chia rẽ về các dòng tộc tại Sri Lanka đã bầu ra hàng loạt chính phủ tham nhũng, thiết lập một chế độ Sinhalese chuyên chế của sự nhiệt thành theo chủ nghĩa chính thống được ủng hộ bởi chủ nghĩa chính thống Phật giáo. Bỏ qua sự lành mạnh của nền kinh tế, các chính phủ đã đưa ra các chính sách nhằm vào các tư tưởng dân túy. Những gì Sri Lanka đang cần là một hệ thống chính trị liên bang có khả năng đại diện sẵn sàng cho sự đa dạng sắc tộc, phát triển toàn diện với việc sử dụng tối ưu các nguồn lực và các cam kết khu vực-toàn cầu đáng tin cậy. Cuộc khủng hoảng Sri Lanka là bài học cho bất kỳ quốc gia nào có quá khứ thuộc địa để học cách không bị cai trị. Người dân Sri Lanka đang trải qua thời kỳ khó khăn và bất cứ điều gì tốt đẹp hơn chỉ có thể được mong đợi về lâu dài với điều kiện giới tinh hoa chính trị không lặp lại những sai lầm trong quá khứ.
Tác giả: Tiến sĩ Shreesh K. Pathak, Trợ lý Giáo sư cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Amity (AIIS), Đại học Amity (Noida)
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: http://www.kiips.in/research/lankan-crisis-jingoism-to-jeopardy/
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024