Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và triển vọng tích cực cho tương lai Việt Nam
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã bế mạc sớm hai ngày so với kế hoạch sau tám ngày làm việc trong bối cảnh số ca nhiễm vi rút corona tăng đột biến kể từ khi đại dịch bùng phát đợt trước. Trong một động thái kịp thời đối phó, Việt Nam đã phê duyệt vắc xin Covid-19 để kiểm soát mối đe dọa từ vi rút.
Bài tiểu luận này có hai phần: làm thế nào từ một quốc gia từng được coi là hình mẫu trong việc kiểm soát vi rút corona bằng các biện pháp ngăn chặn kịp thời và cung cấp cho thế giới bài học kinh nghiệm về kiềm chế Covid-19, giờ đây phải đối mặt với một thách thức mới trong việc giải quyết sự lây lan đột ngột của vi rút và áp dụng các biện pháp để giảm thiệt hại; Phần thứ hai sẽ đánh giá những gì đã diễn ra trong Đại hội và ý nghĩa của điều đó đối với tương lai của Việt Nam.
Phần 1:
Khi vi rút corona bùng phát và lan tràn trên toàn cầu, Việt Nam là một trong số ít quốc gia thực hiện các biện pháp hiệu quả trên toàn quốc để kiểm soát đại dịch. Nhờ đó, Việt Nam cùng với Hy Lạp, Slovenia, Jordan và Iceland chính thức được thế giới ghi nhận trên cả hai phương diện “làm phẳng đường cong” giảm các trường hợp mắc bệnh Covid-19 nghiêm trọng, và đạt được thành công đáng kể trong việc điều trị cho bệnh nhân.[1] Khi đại dịch hoành hành trên toàn cầu, mặc dù các quốc gia trên toàn cầu bắt đầu thắt chặt các biện pháp, Việt Nam cũng rơi vào tình trạng gia tăng vi rút từ làn sóng Covid-19 thứ hai.
Lần này, Việt Nam một lần nữa bắt tay vào hành động bằng cách can thiệp và phê duyệt vắc xin Covid-19 do AstraZeneca phát triển và AstraZeneca Plc. cung cấp trong cuộc chiến chống lại đợt bùng phát Covid-19 lớn nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. ĐCSVN cũng cắt ngắn cuộc họp quan trọng để chống vi rút.[2] Tính tới đầu tháng 2/2021, Việt Nam ghi nhận 180 trường hợp mới, trong tổng cộng 1.739 trường hợp kể từ lần phát hiện đầu tiên cách đây một năm, trong đó có 873 trường hợp lây truyền tại cộng đồng địa phương, gây lo lắng cho các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam tự tin sẽ ngăn chặn được vi rút trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán bắt đầu vào ngày 6/2/2021.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định ưu tiên mua sắm 30 triệu liều vắc xin AstraZeneca Plc để tiêm chủng. Sau khi không còn vi rút trong nhiều tháng, Chính phủ Việt Nam đã nhận ra rằng, ngay từ tháng 7/2020, mọi tỉnh thành đều có nguy cơ. Tình hình có thể còn tồi tệ hơn nhiều nếu Việt Nam không áp dụng chương trình kiểm dịch tập trung và hệ thống liên lạc tích cực ngay từ sớm vì nước này có chung biên giới với Trung Quốc, nơi xuất phát vi rút. Bãi biển bình thường quá đông đúc và rất nổi tiếng ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, được đông đảo người dân Việt Nam cũng như du khách nước ngoài yêu thích, bỗng chốc trở nên vắng vẻ. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ra lệnh cảnh giác nghiêm ngặt tại tất cả các trung tâm du lịch và “chốt chặn nghiêm ngặt” ở Đà Nẵng, tâm điểm của sự lây lan vi rút. Hơn 80.000 người đã phải sơ tán khỏi Đà Nẵng sau khi virus bùng phát.[3] Trong bối cảnh như thời chiến tranh, Chính phủ Việt Nam đã huy động “toàn lực lượng” để kiểm soát làn sóng Covid-19.[4]
Phần 2:
ĐCSVN đã quyết định bế mạc Đại hội Đảng lần thứ XIII sớm hai ngày để tập trung vào các biện pháp ngăn chặn vi rút.[5] Báo cáo nghị quyết tại phiên bế mạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng công bố kết quả bầu chức danh Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra T.W Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.W khóa XIII.
Thông tin nổi bật nhất là, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, cơ quan tối cao của Đảng. Bày tỏ sự trân trọng và cảm ơn sự tín nhiệm khi tái cử, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cam kết sẽ nỗ lực cao nhất, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, giữ vững truyền thống và đạo đức cách mạng, cùng toàn Đảng, toàn dân phát huy truyền thống vẻ vang và những kinh nghiệm quý báu, tăng cường đoàn kết nhất trí, đề cao sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, không ngừng tự trau dồi phẩm chất, đạo đức cách mạng để không ngừng củng cố bản lĩnh chính trị và năng lực công tác, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới, đáp ứng nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân”.[6] Phát biểu bế mạc, đồng chí Nguyễn Phú Trọng điểm lại những kết quả nổi bật và thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã thành công về nhiều mặt, “từ nội dung, hình thức, tổ chức, đến thái độ làm việc”[7]
Việc đồng chí Nguyễn Phú Trọng tái cử làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã khiến ông trở thành nhà lãnh đạo trong nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba liên tiếp. Tại Việt Nam, 1.587 đại biểu tại Đại hội của Đảng Cộng sản được lựa chọn theo quy trình bắt đầu từ cấp cơ sở, cuối cùng bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 200 ủy viên, sau đó Ban Chấp hành Trung ương bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư, và là người đứng đầu Bộ Chính trị, cơ quan cấp cao nhất của Đảng, gồm 18 thành viên.
Chiến lược phát triển kinh tế của ĐCSVN
Đại hội đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế, nêu bật sự chuyển dịch sang hướng phát triển công nghệ,[8] coi đây là động lực thúc đẩy đất nước thực hiện các mục tiêu phát triển toàn diện tới năm 2045. Hiện tại, Việt Nam đã có hơn một chục hiệp định thương mại tự do, giúp mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Quốc gia này đặt mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất quan trọng cho những tập đoàn khổng lồ toàn cầu như Samsung Electronics Co. và Intel Corp, và muốn chuyển dịch nền kinh tế từ chỗ là ngành công nghiệp lao động chi phí thấp tập trung vào sản xuất thâm dụng lao động thành trung tâm công nghệ cao cho khoa học và công nghệ.
Đi theo mô hình tăng trưởng kinh tế ở châu Á sau sự bùng nổ kinh tế sau Chiến tranh của Nhật Bản và sự chuyển dịch của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang các quốc gia hải ngoại lân cận như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông, cùng sự xuất hiện của các quốc gia được mệnh danh là “bốn con hổ châu Á” với mô hình phát triển kinh tế “đàn sếu bay”, Việt Nam cũng đặt mục tiêu tham gia cuộc đua, thể hiện qua bản chiến lược kinh tế được công bố trong Đại hội. Điều này cũng cho thấy rằng, nhiều công ty Nhật Bản và Hàn Quốc hoặc đã di dời cơ sở sản xuất của họ khỏi Trung Quốc sau sự bùng phát của virus corona hoặc trở về nước họ, sẽ tập trung để thiết lập các cơ sở chuyên sâu của họ tại Việt Nam, nhường lại các lĩnh vực sản xuất công nghiệp kém hấp dẫn hơn vào các nước khác như Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và các nước khác trong khu vực ASEAN.
Việt Nam đã cấp giấy phép đầu tư 270 triệu USD vào Việt Nam cho một đơn vị của Foxconn Technology Co Ltd tại Đài Loan, nhà cung cấp chính của Apple Inc. Tương tự, nhà sản xuất chip Intel của Mỹ đã tăng vốn đầu tư vào Việt Nam thêm 475 triệu USD, lên 1,5 tỷ USD. Đây là những tín hiệu lạc quan cho tương lai của nền kinh tế Việt Nam. Trong khi duy trì các yếu tố then chốt của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam hiện sẽ tập trung mở rộng quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ số lượng đến chất lượng với điều kiện giảm thiểu rủi ro môi trường. Nếu nền kinh tế đi theo đúng như kế hoạch này, chúng ta có thể chứng kiến sự phát triển thần kỳ của Việt Nam.[9]
Thế giới ca ngợi Việt Nam
Ủy ban Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (LPRP) và Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) gửi lời chúc mừng tới Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN nhân kỷ niệm 91 năm ngày thành lập (3/2/1930-3/2/2021). Ngay từ khi mới thành lập, ĐCSVN đã đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Các thông điệp ca ngợi những thành công nổi bật của Việt Nam đã đạt được trong 35 năm Đổi mới do ĐCSVN khởi xướng và lãnh đạo.[10]
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, ngài Pranay Verma cũng nhận xét sự phát triển vượt bậc của Việt Nam là nhân tố đóng góp vào sự thịnh vượng toàn cầu. Đại sứ Verma nhận định rằng, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Việt Nam đã xác định những cơ hội và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt và đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 đến 10 năm tới.[11]
Hướng tới tương lai
Ở mặt trận đối nội, Việt Nam đang có vị thế tốt để quản trị đất nước. Trên mặt trận chính sách đối ngoại, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức và thế giới đang theo dõi cách lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề. Bên cạnh việc thực hiện quy hoạch kinh tế như đã phác thảo trong chiến lược phát triển, sẽ có các yếu tố nước ngoài, như việc đối phó với nước láng giềng Trung Quốc đang có yêu sách đối với một vùng lãnh thổ rộng lớn ở trên Biển Đông của Việt Nam, nơi Việt Nam đang phát triển tài nguyên dầu khí. Trong khi Việt Nam có các quốc gia bằng hữu, Trung Quốc dường như không có bạn, ngoại trừ Pakistan và Triều Tiên, và điều đó sẽ mang lại cho Việt Nam sự tự tin để đối phó với thách thức trên Biển Đông. Với việc chính quyền Joe Biden dự kiến sẽ tiếp tục sự gắn bó hữu nghị của Mỹ-Việt Nam, và với sự hỗ trợ của các quốc gia thân thiện như Ấn Độ và Nhật Bản, Việt Nam được kỳ vọng sẽ duy trì sự cân bằng trong quan hệ với Bắc Kinh và Washington, duy trì đối trọng với Trung Quốc. Nhìn một cách khách quan, Đại hội đã thành công tốt đẹp. Thế giới sẽ cùng theo dõi cách các nhà lãnh đạo Việt Nam định hướng tương lai chính sách kinh tế và đối ngoại của đất nước trong những năm tới. Với những bài học kinh nghiệm trong quá khứ, thế giới có thể lạc quan về các kế hoạch tương lai của Việt Nam.
Tác giả: GS Rajaram Panda, nguyên Đại biểu Hạ viện Quốc hộ Ấn Độ, thành viên Hội đồng các vấn đề thế giới, Ấn Độ.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
[1] Rajaram Panda, “After South Korea, Vietnam another example to emulate in fighting Covid-19”, 20/5/2020, https://www.vifindia.org/article/2020/may/20/after-south-korea-vietnam-another-example-to-emulate-in-fighting-covid-19, “Vietnam can offer world lessons in COVID-19 containment”, 5/7/2020, https://english.vov.vn/society/vietnam-can-offer-world-lessons-in-covid19-containment-413401.vov
[2] “Vietnam approves AstraZeneca vaccine, cuts short Communist Party Congress”, The Asahi Shimbun, 30/1/2021, http://www.asahi.com/ajw/articles/14149591
[3] “Vietnam to evacuate 80,000 from Danang after virus outbreak”, The Asahi Shimbun, 27/7/2020, http://www.asahi.com/ajw/articles/13591542
[4] “Vietnam ready to use ‘full force’ to arrest new coronavirus wave”, 30/7/2020, The Asahi Shimbun, http://www.asahi.com/ajw/articles/13591542
[5] “13th National Party Congress wraps up”, 1/2/2021, https://en.daihoidang.vn/13th-national-party-congress-wraps-up/755.vnp
[6] “13th National Party Congress wraps up”, 1/2/2021, https://en.daihoidang.vn/13th-national-party-congress-wraps-up/755.vnp
[7] “13th National Party Congress wraps up”, 1/2/2021, https://en.daihoidang.vn/13th-national-party-congress-wraps-up/755.vnp
[8] “Party economic blueprint highlights Vietnam’s hi-tech shift”, 1/2/2021, https://en.daihoidang.vn/party-economic-blueprint-highlights-vietnams-hitech-shift-reuters/787.vnp
[9] Ruchir Sharma, “The next ‘Asian Miracle’”, The times of India, 15/10/2020, https://timesofindia.indiatimes.com/blogs/toi-edit-page/the-next-asian-miracle-vietnam-is-exporting-its-way-to-prosperity-while-leaving-no-one-behind-at-home/
[10] “Lao, Cambodian parties congratulate Communist Party of Vietnam on 91st anniversary”, 1/2/2021, https://en.daihoidang.vn/lao-cambodian-parties-congratulate-communist-party-of-vietnam-on-91st-anniversary/786.vnp
[11] “Vietnam’s development contributes to global prosperity: Indian Ambassador”, 3/2/2021, https://en.daihoidang.vn/vietnams-development-contributes-to-global-prosperity-indian-ambassador/777.vnp
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục