Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Đoàn nghiên cứu Viện Quản lý Bangalore (IIMB), Ấn Độ thăm và tọa đàm khoa học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Đoàn nghiên cứu Viện Quản lý Bangalore (IIMB), Ấn Độ thăm và tọa đàm khoa học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Thực hiện hợp tác được ký kết giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Quản lý Bangalore, Ấn Độ, ngày 04/12/2018, đoàn học viên Viện Quản lý Bangalore do GS. Prithwiraj Mukherjee, Viện Quản lý Bangalore làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

03:12 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

PGS, TS Lê Văn Toan, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì buổi tiếp và tọa đàm khoa học với chủ đề: Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong những năm gần đây trên lĩnh vực kinh tế, thương mại.

Tham dự buổi tọa đàm có toàn thể cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, cán bộ, chuyên gia Viện Thông tin Khoa học, Viện Kinh tế và Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Mở đầu buổi tọa đàm, PGS, TS Lê Văn Toan đã trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ và học viên Viện Quản lý Bangalore, Ấn Độ đã thường xuyên quan tâm, yêu mến Việt Nam và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, coi việc nghiên cứu thực tế Việt Nam, tham bác, tư vấn ý kiến của chuyên gia Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là chương trình cứng trong đào tạo. PGS, TS Lê Văn Toan đã trân trọng giới thiệu các đại biểu Việt Nam tham dự buổi tọa đàm và trân trọng mời GS Prithwiraj Mukherjee, trưởng đoàn cán bộ Viện Quản lý Bangalore, Ấn Độ giới thiệu các thành viên trong đoàn, cũng như giới thiệu và thông qua chương trình tọa đàm khoa học.

Tiếp theo chương trình, PGS, TS Lê Văn Toan đã giới thiệu PGS, TS Nguyễn Thị Thơm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Kinh tế đã trình bày chuyên đề “Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, trong đó phân tích rõ những thành tựu đạt được, những hạn chế cần khắc phục, chỉ rõ nguyên nhân đạt được thành tựu và hạn chế. PGS Nguyễn Thị Thơm khẳng định rõ, có được những thành tựu đó là do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự chủ động quyết liệt của Chính phủ và sự năng động của toàn dân. PGS Nguyễn Thị Thơm cũng nhấn mạnh rằng, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng liên tục với tốc độ cao trong gần hai thập kỷ và hiện tại đang thực hiện đổi mới mô hình kinh tế, tăng cường động viên toàn xã hội thi đua kiến nghiệp, chủ động học tập, nghiên cứu, vận dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

PGS, TS Lê Văn Toan, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, đã trình bày chuyên đề “Tiềm năng hợp tác và những rào cản trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ. PGS, TS Lê Văn Toan đã nêu bật những nét khái quát nhất về Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian qua và triển vọng của mối quan hệ song phương trong thời gian tới, đặc biệt kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ đối tác lên mức Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016. Mối quan hệ này có nền móng vững chắc từ những liên kết lịch sử và văn hóa hàng nghìn năm và được lãnh đạo hai nước qua các thời kỳ không ngừng vun đắp và củng cố. PGS, TS Lê Văn Toan đã phân tích kỹ tiềm năng hợp tác giữa hai nước về kinh tế, thương mại trên các bình diện vĩ mô và vi mô, chỉ rõ 4 tiềm năng ở cấp độ vĩ mô, 10 tiềm năng ở cấp độ vi mô và phân tích rõ những rào cản cần vượt qua để thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế thương mại giữa hai nước.

Tại buổi tọa đàm, các học viên Viện Quản lý Bangalore đã trao đổi với các chuyên gia Học viện các vấn đề quan tâm như: Đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới ở Việt Nam, phát triển nông nghiệp xanh, chất lượng cao, phát triển kinh tế hộ gia đình và chiến lược liên kết “3 nhà”, phát triển chăn nuôi thủy, hải sản, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, đảm bảo an ninh năng lượng… Các vấn đề đặt ra đều được các chuyên gia Học viên phân tích kỹ, đáp ứng yêu cầu của học viên Viện IIBM.

Buổi trao đổi học thuật giữa Viện IIBM và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã thành công tốt đẹp.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

 

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục