Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Doanh nghiệp Ấn Độ trong lộ trình phát thải ròng bằng 0

Doanh nghiệp Ấn Độ trong lộ trình phát thải ròng bằng 0

Việc Ấn Độ công bố mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) là một tín hiệu thể hiện hành động vì khí hậu, động thái được nhiều quốc gia phát triển chờ đợi để làm minh chứng cho các cam kết của mỗi nước trong sân chơi bình đẳng.

06:01 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Để biến mục tiêu này thành hiện thực, bước tiếp theo là vạch ra lộ trình giảm phát thải. Mỗi nền kinh tế cũng cần chuyển đổi trong mọi lĩnh vực. Các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong lộ trình này này. Hành động, nguồn lực, năng lực đổi mới và phạm vi tiếp cận rộng lớn của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để nhanh chóng chuyển đổi các lĩnh vực, cơ sở hạ tầng, chuỗi giá trị cũng như các sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Các doanh nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, trong bối cảnh khách hàng ngày càng ủng hộ mục tiêu này, và nhà đầu tư tập trung nhiều hơn vào tính bền vững, cũng như đòi hỏi nhiều hơn về minh bạch hóa các yêu cầu về quy định và công bố thông tin. Nhiều công ty đã công bố mục tiêu phát thải bằng ròng bằng không từ năm 2020. Một số doanh nghiệp lớn nhất Ấn Độ đã chính thức công bố mục tiêu phát thải ròng bằng 0, bao gồm Reliance Industries (RIL), Tata Consultancy Services (TCS), HDFC Bank, Wipro, Infosys, Mahindra & Mahindra, JSW Energy, ITC, Adani, Dalmia Cement và Indian Railways. Ngoài ra, 64 công ty Ấn Độ đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo Sáng kiến ​​Mục tiêu Dựa trên Khoa học, một liên minh toàn cầu cho phép các doanh nghiệp tùy chỉnh các cam kết về khí hậu của riêng họ.

Phát thải ròng bằng 0 có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

Phát thải ròng bằng 0 là trạng thái trong đó các hoạt động trong chuỗi giá trị của công ty không gây ra tác động ròng nào đến khí hậu do phát thải khí nhà kính.

Doanh nghiệp sẽ ra sao khi phát thải ròng bằng 0?

Không chỉ các chính phủ đang tư doanh xanh. Nhiều nhà đầu tư cũng đã và đang có những lựa chọn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong quá trình đầu tư, và họ đang thực hiện quá trình này theo cách tích hợp và có hệ thống hơn. Biến đổi khí hậu là vấn đề ESG quan trọng nhất được các nhà quản lý xem xét hiện nay. Năm 2020 là một năm kỷ lục đối với dòng vốn ESG, với tài sản toàn cầu trong các quỹ dành cho phát triển bền vững kết thúc năm ở mức xấp xỉ 1,7 nghìn tỷ USD, tăng khoảng 67% so với gần 1,0 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2019. Theo Báo cáo thường niên năm 2020 của Công ty dịch vụ tài chính Morningstar, dòng vốn ròng rót vào các quỹ dành cho phát triển bền vững tăng nhanh liên tục trong năm 2020, với dòng vốn vào ròng trong quý 4 năm 2020 ghi nhận mức tăng 150% so với quý 4 năm 2019. Châu Âu dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng bền vững, theo sau là Mỹ. Tuy nhiên, sẽ không lâu nữa Ấn Độ sẽ nối tiếp Châu Âu và Mỹ theo như những gì Ấn Độ tuyên bố về ESG.

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch của Ấn Độ (SEBI) yêu cầu các doanh nghiệp công khai Báo cáo về Trách nhiệm Kinh doanh và Tính bền vững (BRSR), sử dụng phương pháp luận tổng hợp để báo cáo về việc doanh nghiệp đã làm gì trong chủ đề biến đổi khí hậu và các chủ đề khác. Từ năm tài chính 2022-2023, 1.000 công ty niêm yết hàng đầu trên sàn SEBI sẽ cần nộp báo cáo này, và họ có thể tự nguyện nộp từ năm tài chính 2020-2021. Tính minh bạch về dấu ấn môi trường của các doanh nghiệp ngày càng tăng, và các công ty xanh hơn đang được hưởng lợi từ việc định giá và tài chính cao hơn. Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến lượng khí thải trước đây mà còn quan tâm đến lượng khí thải carbon của các công ty sẽ như thế nào trong tương lai. Điều này đang khuyến khích nhiều doanh nghiệp phát triển các chiến lược giảm phát thải và tự chịu trách nhiệm về tiến độ đạt được các chiến lược đó.

Các hội đồng quản trị doanh nghiệp sẽ không chỉ được hỏi về các mục tiêu kinh doanh mà còn về các chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu. Để đạt được những mục tiêu này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có cách tiếp cận đáng tin cậy. Ngay cả những doanh nghiệp có cam kết phát thải bằng không hiện nay cũng cần có chiến lược để giải quyết những khó khăn trong lộ trình khử cacbon đầy thử thách. Các doanh nghiệp không chỉ thích ứng mà còn đạt được lợi ích từ quá trình chuyển đổi sang phát thải bằng không. Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiệp cung cấp các giải pháp xanh cho các vấn đề của xã hội, hoặc những người có thể hỗ trợ cộng đồng xây dựng khả năng chống chịu với các tác động vật lý của biến đổi khí hậu. Hành động khí hậu không chỉ biến đổi các ngành công nghiệp mà còn có khả năng định hình lại cách thức thực hiện các lựa chọn đầu tư và nắn dòng tiền chảy vào đâu. Dòng vốn nhiều hơn dự kiến ​​sẽ hướng đến các công ty tiên phong trong quá trình chuyển đổi khí hậu, trong khi các công ty tụt hậu trong chủ đề khí hậu có thể gặp thách thức về tài chính hoặc giảm giá trị.

Làm thế nào để các doanh nghiệp có thể tham gia phong trào phát thải ròng bằng 0?

Chiến lược phát thải ròng bằng 0 đáng tin cậy đòi hỏi phải loại bỏ các nguồn phát thải trong chuỗi giá trị với tốc độ và quy mô tương xứng để trái đất không nóng lên trên 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, và sau đó loại bỏ lượng khí thải còn lại và loại bỏ carbon dioxide vĩnh viễn. Do đó, các công ty nên đặt ra các mục tiêu ngắn hạn dựa trên cơ sở khoa học để giải quyết tất cả các khí nhà kính và cam kết loại bỏ cả dấu chân carbon trong chuỗi giá trị của họ. Kết quả là, bước đầu tiên là nắm rõ lượng khí thải của từng doanh nghiệp. Con đường khử carbon của mọi doanh nghiệp đều bắt đầu bằng việc đánh giá lượng phát thải khí nhà kính trong chuỗi giá trị. Việc đánh giá được thực hiện qua các phép đo lường. Một là, trực tiếp từ các hoạt động của chính công ty. Hai là, gián tiếp qua việc tiêu thụ điện. từ việc sản xuất điện mua). Ba là, gián tiếp dọc theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên, phép đo lường số ba là bước đầu tiên, quan trọng, trong việc xây dựng kế hoạch cho phát thải ròng bằng 0, để doanh nghiệp trở nên đáng tin cậy trong mắt nhà đầu tư, khách hàng, xã hội và các bên liên quan khác. Khi đã ước tính được lượng khí thải, giai đoạn tiếp theo là phát triển chiến lược để giảm thiểu và cuối cùng là loại bỏ lượng khí thải này. Ví dụ, một công ty có thể thấy đơn giản khi thay thế ô tô chạy xăng bằng ô tô chạy điện hoặc ký hợp đồng dùng điện mặt trời. Tuy nhiên, việc thực hiện khử carbon trong các cửa hàng, nhà máy, văn phòng và các cơ sở khác của công ty là một thách thức không nhỏ. Việc cân nhắc lựa chọn các nhà cung cấp thậm chí còn trở nên phức tạp hơn và hoạt động của nhà cung cấp thường chiếm phần lớn lượng khí thải carbon tổng thể của một công ty, nhưng công ty không có quyền kiểm soát trực tiếp đối với nhà cung cấp.

Việc xem xét thường xuyên quá trình và các hành động đã thực hiện là rất quan trọng để cải thiện những nỗ lực trong tương lai nhằm loại bỏ và bù đắp lượng khí thải. Hơn nữa, việc này sẽ giúp tăng cường hiểu biết về những cách làm thành công cũng như những khó khăn tiềm ẩn để đảm bảo rằng, chu kỳ sau có năng suất cao hơn chu kỳ trước. Một bước quan trọng khác trong việc điều chỉnh các mục tiêu của công ty để đạt phát thải ròng bằng 0 là công bố thông tin. Truyền thông về hành động khí hậu giúp xây dựng mối quan hệ với công chúng, đồng thời nâng cao nhận thức cho các chủ doanh nghiệp khác để điều hành các hoạt động không carbon. Ngoài ra, với việc giám sát chặt chẽ hơn các cam kết phát thải ròng bằng 0 trong kinh doanh, việc tính toán lượng khí thải carbon này phải đáng tin cậy và minh bạch vì các công bố liên quan đến khí hậu đã thúc đẩy nhiều nhà quản lý và chủ doanh nghiệp phải đánh giá rủi ro khí hậu trong tài sản của họ. Hành trình đạt tới giá trị phát thải ròng bằng 0 của mỗi công ty là khác nhau và vẫn còn nhiều điều phải học về các vấn đề mà các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt trong suốt lộ trình này. Đối với một số doanh nghiệp, việc tận dụng những triển vọng này có thể đòi hỏi phải mở rộng các hoạt động hiện tại, hình thành các liên minh chiến lược hoặc xác định các điểm thâm nhập thị trường mới. Những doanh nghiệp khác sẽ cần đầu tư vào công nghệ khí hậu tiên tiến, thiết lập thái độ mới, và rà soát lại các hoạt động và chuỗi cung ứng.

Con đường dẫn đến phát thải ròng bằng 0 có thể khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp trong số đó tham gia vào mạng lưới cung ứng. Họ cũng đóng vai trò là cơ sở cung cấp cho các tập đoàn lớn. Do đó, các công ty lớn nên hỗ trợ các công ty nhỏ hơn trong việc giảm tác động carbon của cá nhân và tập thể. Các doanh nghiệp lớn cần đóng góp vào việc tạo ra môi trường cần thiết cho các giải pháp khí hậu hiệu quả, công bằng và lâu dài. Các doanh nghiệp ở Ấn Độ có thể đóng góp vào sứ mệnh này bằng cách cân bằng giữa con người, lợi nhuận và môi trường. Các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 phải đi kèm với các kế hoạch chuyển đổi chi tiết bao gồm các mốc quan trọng trước mắt, ngắn hạn và dài hạn để giảm phát thải sâu, đầu tư vào đổi mới và các mô hình kinh doanh mới, nâng cao kỹ năng và đào tạo lại kỹ năng để cho phép chuyển đổi toàn diện lực lượng lao động, tăng cường hỗ trợ cho các đối tác và nhà cung cấp trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tích hợp các chỉ số xã hội vào báo cáo và công bố thông tin liên quan đến phát thải ròng bằng 0, và đưa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào mọi hoạt động. Mục tiêu cuối cùng phải là một tương lai phát triển mạnh, công bằng về mặt xã hội, thuần túy cân bằng, chứ không chỉ có phát thải ròng bằng không.

Tác giả: Rupali Handa, chuyên gia chính sách công về năng lượng sạch và giảm thiểu biến đổi khí hậu, tổ chức Chase India.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/expert-speak/what-indias-net-zero-announcement-means-for-businesses/

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article

Nguồn:

Cùng chuyên mục