Đối với các tập đoàn đa quốc gia, Ấn Độ vẫn là trung tâm nghiên cứu và phát triển
Tổng thống Mỹ Donal Trump có thể không thích điều này. Con số các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) do các tập đoàn đa quốc gia thành lập ở Ấn Độ tiếp tục gia tăng, trong đó phần lớn là từ Mỹ và số lượng nhân viên của các trung tâm này đang gia tăng rất mạnh mẽ.
Theo báo cáo thường niên của Công ty Tư vấn Zinnov về các trung tâm nội bộ toàn cầu (GICs), năm 2016, ở Ấn Độ có 943 tập đoàn đa quốc gia với 1208 trung tâm R&D, một số tập đoàn đa quốc gia có nhiều trung tâm trong nước, tăng so với số lượng 928 tập đoàn đa quốc gia với 1165 trung tâm R&D của năm trước đó.
Một GIC là một trung tâm R&D, được thiết lập phục vụ cho mục đích nội bộ về quản lý quy trình kinh doanh và công nghệ thông tin ở ngoài nước.
Cũng giống như Trung Quốc, Ấn Độ là quốc gia có số lượng GIC cao nhất trên thế giới, chủ yếu nhằm tạo nên số lượng lớn các kỹ sư tài năng với giá cả thấp hơn so với các thị trường phát triển. Uber, LeEco và Di ageo là một trong những tập đoàn đa quốc gia đầu tiên thành lập GIC tại Ấn Độ vào năm ngoái.
Số lượng nhân viên ở các trung tâm R&D đã tăng 12%, từ 323 tỉ năm 2015 lên con số 363 tỉ năm 2016.
Tổng doanh thu của của GIC ước tính là hơn 23 tỉ USD vào năm 2016. Giai đoạn từ năm 2010 đến 2016, doanh thu đã tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép ước tính là 12%.
Tuy họ mới bắt đầu vào những năm 1990 và vào đầu những năm 2000 chỉ cung cấp các hoạt động cấp thấp
Khu vực Bengaluru ước tính chiếm 35% các GIC, khu vực thủ đô (NCR) chiếm 15%. Các trung tâm R&D đang tăng trưởng một cách nhanh chóng.
Nhưng hiện tại, nhiều trung tâm trong số đó đang thúc đẩy các sáng kiến toàn cầu, và thiết kế sáng tạo những sản phẩm mới cho các thị trường khác nhau. Bà Preeti Anand, Giám đốc kiêm kỹ sư trưởng bộ phận kỹ thuật cao tại Zinnov, cho biết, các GIC tại Ấn Độ hiện cung ứng nhiều giá trị hơn với mục tiêu đóng góp trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của tổng bộ.
Bà Preeti giải thích: “Từ một trung tâm vận hành và phân phối, các GIC đang trở thành các trung tâm sáng tạo”.
Trong các GIC này nổi lên 100 trung tâm xuất sắc – nơi cung cấp lãnh đạo, sự huấn luyện, nghiên cứu tốt nhất. Bà Anand nói rằng, trong rất nhiều công việc những trung tâm xuất sắc này, cũng như nhiều GIC khác, tập trung vào các lĩnh vực số hóa, bao gồm phân tích cao cấp, điện toán nhận thức và máy học (machine learning), tự động hóa và robot và thực tế ảo.
Những công nghệ này được sử dụng để tạo ra các ứng dụng di động và web, tiếp thị kỹ thuật số và các nền tảng tương tác kỹ thuật số, nền tảng thương mại điện tử…
Bà Anand cho biết: “Các GIC của Ấn Độ đã ngày càng quản lý được các dự án phức tạp và phát triển khả năng cung cấp mã hóa đầu cuối (end to end).
Về phương diện dịch vụ thuê ngoài (BPM – trước đây gọi là BPO), trong khi số lượng các trung tâm mới tiếp tục tăng, sự bổ sung nhân sự đã chậm lại bởi vì thông qua cái mà Zinnov gọi là quá trình tự động hóa.
Tự động hóa sẽ vượt ra khỏi tầm nhận thức về tự động hóa trước đây, các hệ thống có thể hiểu dược dữ liệu phi cấu trúc, nhận biết được giọng nói, giọng điệu và cử chỉ. Bà Annad chỉ ra các trường hợp ngân hàng có thể dùng những hệ thống này để tăng số lượng các tài khoản kết toán từ 12 đến 13 tài khoản/giờ lên mức 200 tài khoản/giờ, và các công ty kiểm toán giảm thời gian từ 6-10 giờ xuống còn một phút.
Mặc dù có đến 30 trung tâm BPM mới ở Ấn Độ trong giai đoạn 2014 – 2016, và chứng kiến sự tăng trưởng 2% số lượng nhân viên trong phân khúc này, nhưng trong 2 năm vừa qua, hơn 35% GIC đã giảm thiểu số nhân viên BPM, trong đó đa phần trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính và bán lẻ.
BPM của các GIC đã nhận thấy, việc giảm chi phí cho mỗi nhân viên toàn thời gian từ 15-20%, và bà Anand cho rằng, việc giảm chi phí nhiều hơn so với việc dùng robot.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch
Nguồn: http://timesofindia.indiatimes.com/city/bengaluru/for-mncs-india-still-an-rd-hub-and-its-growing/articleshow/57421665.cms?TOI_browsernotification=true
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024