Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

GDP Ấn Độ: Giảm nhanh nhất, phục hồi nhanh nhất

GDP Ấn Độ: Giảm nhanh nhất, phục hồi nhanh nhất

Một số nhà quan sát kinh tế mô tả hiện tượng này như một sự phục hồi theo hình chữ V, trong khi những người khác lại xem sự phục hồi bình thường của nền kinh tế theo hình chữ U.

06:09 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

New Delhi: Sự hỗn loạn do Covid-19 gây ra cho thấy sự yếu kém cũng như khả năng phục hồi của nền kinh tế Ấn Độ vào năm 2020, khi GDP của đất nước này ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng và phục hồi ngoạn mục.

Lệnh đóng cửa được áp dụng để hạn chế sự lây lan của đại dịch khiến nền kinh tế Ấn Độ vốn đã phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng trước đại dịch trở nên suy sụp. Theo đó, GDP của quốc gia này giảm hơn 23% trong quý một năm tài chính 2021.

Tuy nhiên, việc nới lỏng lệnh hạn chế di chuyển và phong tỏa, cùng với nhu cầu bị dồn nén đã thu hẹp mức thu hẹp này xuống dưới 10% trong quý hai năm tài chính 2021.

Hậu quả là đất nước rơi vào suy thoái kỹ thuật.

Tuy nhiên, mùa lễ hội, nhu cầu bị dồn nén và chi tiêu tùy nghi gia tăng (discretionary spending) cùng với thanh khoản lớn và kích thích của chính phủ đã kích hoạt một mô hình phục hồi nhanh nhất so với ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Một số nhà quan sát kinh tế mô tả hiện tượng này như một sự phục hồi theo hình chữ V, trong khi những người khác lại xem sự phục hồi bình thường của nền kinh tế theo hình chữ U.

Nhìn chung, lần lượt các ngành đều báo cáo sự tăng trưởng liên tiếp với nhiều doanh thu và mức sản xuất vượt qua cùng năm.

Bên cạnh đó, các yếu tố khác nhau như cơ sở thấp, dự trữ tái sản xuất và chi tiêu tùy nghi cao hơn được cho là nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh tế gia tăng được dẫn dắt bởi nông nghiệp, điện và các ngành sản xuất.

Mặc dù lãi suất thấp hơn đã giúp thúc đẩy tiêu dùng, nhưng các yếu tố quan trọng khác như giá dầu giảm, nhập khẩu ít hơn và tăng nhanh xuất khẩu nông sản và dược phẩm đã tạo thêm sự tích cực cho tình hình kinh tế.

Sau đợt gió mùa, mùa lễ hội của đất nước cùng với các biện pháp 'mở phong tỏa' đã mở ra các cửa xả lũ cho ngành bán lẻ, bán buôn và tái dự trữ, do đó, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.

Hơn nữa, thị trường chứng khoán bùng nổ khi dữ liệu kinh tế vĩ mô và kết quả hàng quý tốt hơn mong đợi đã thu hút các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài với triển vọng thu hồi vốn, điều mà các loại tài sản khác không có được trong năm.

Aditi Nayar, Chuyên gia kinh tế chính của tổ chức xếp hạng tín dụng ICRA, cho biết: “Sự phục hồi dự kiến về sản lượng đang diễn ra, điều này đang bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu thô tăng và chi phí nhân viên ở một mức độ nhỏ hơn. Chúng tôi kỳ vọng sự phục hồi sẽ tiếp tục, mặc dù có sự giảm nhẹ trong quý 3, sau đó là sự tăng trưởng không rõ ràng trong quý 4".

Trên cơ sở các ngành cụ thể, trong khi nông nghiệp và các ngành công nghiệp chung tay thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thì ngành sản xuất cũng thoát khỏi tình trạng ảm đạm mặc dù nó luôn giữ đà suy giảm nhẹ.

Tuy nhiên, đóng góp của khu vực dịch vụ vẫn chưa tạo được động lực thực sự cho GDP.

Giờ đây, với hy vọng về một chương trình tiêm chủng đại trà được trang bị vắc xin có hiệu quả cao, các dịch vụ đầu cuối và phụ trợ dự kiến sẽ hoạt động trở lại.

Chuyên gia kinh tế trưởng Madhavi Arora của Emkay Global cho biết: “Giai đoạn tiếp theo của sự phục hồi tuần tự có thể xuất hiện từ các dịch vụ vốn đã bị tụt hậu, trong khi chi tiêu của chính phủ cũng có thể cải thiện”.

“Chúng tôi thấy tăng trưởng năm tài chính 2021 ở mức (-) 7,1% với xu hướng giảm nhẹ. Chúng tôi cho rằng, trong 6 tháng cuối năm tài chính 2021 sẽ tăng trưởng hơn nữa, nếu duy trì đà tăng trưởng liên tục, cần sẽ đòi hỏi nới lỏng vấn đề cơ cấu trong nước, tiếp tục hỗ trợ chính sách đổi mới và bối cảnh toàn cầu tốt hơn”.

Ngoài chi tiêu của chính phủ hoặc tiêu dùng cuối cùng của tư nhân, tiết kiệm được hỗ trợ bởi các khoản chi tiêu tùy nghi của các hộ gia đình bình thường được coi là cứu tinh cho nền kinh tế.

Suman Chowdhury, Giám đốc phân tích của Acuite Ratings & Research, cho biết: "Chúng tôi tin rằng khoản tiết kiệm tích lũy của tầng lớp làm công ăn lương ở Ấn Độ trong 7-8 tháng qua do chi phí du lịch và giải trí hạn chế sẽ được chuyển hướng một phần sang việc mua xe cộ và đồ tiêu dùng".

Ông Chowdhury cho biết thêm: "Điều này đã được phản ánh qua sự gia tăng nhu cầu của các sản phẩm này. Nhu cầu bị dồn nén và khả năng tiết kiệm cao hơn, do đó, dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong 1-2 quý tới".

Ngoài kích cầu, các cải cách cơ cấu trung tâm cần tập trung vào lĩnh vực sản xuất và dòng vốn FDI có khả năng thúc đẩy tốc độ phục hồi kinh tế.

Theo Cố vấn kinh tế trưởng của Brickwork Ratings, M. Govinda Rao: "Nền kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi khi các hạn chế được nới lỏng và hiệu suất sản xuất được cải thiện. Điều quan trọng là phải thực hiện cải cách cơ cấu để đẩy nhanh tốc độ đầu tư nhằm lấy lại quỹ đạo tăng trưởng cao”.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng trích dẫn sự thay đổi lớn từ khu vực chính thức sang thương mại điện tử, chấp nhận các tiêu chuẩn an toàn cao hơn và áp dụng các biện pháp thúc đẩy hiệu quả là những xu hướng đáng chú ý khác trong giai đoạn lịch sử này.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://auto.economictimes.indiatimes.com/news/industry/indias-gdp-quickest-to-fall-fastest-to-recover/79961944

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article

Nguồn:

Cùng chuyên mục