Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Giá cao kỷ lục thúc đẩy diện tích gieo trồng lúa mì của Ấn Độ tăng gần 11% so với năm trước

Giá cao kỷ lục thúc đẩy diện tích gieo trồng lúa mì của Ấn Độ tăng gần 11% so với năm trước

Trong bản cập nhật dữ liệu gieo trồng hàng tuần, Bộ Nông nghiệp & Phúc lợi Nông dân cho biết, nông dân Ấn Độ cũng đã tăng diện tích trồng hạt cải dầu, loại hạt có dầu chính được gieo vào mùa đông, lên 7,1 triệu ha tính đến ngày 25/11, tăng so với 6,2 triệu ha của năm ngoái. Các chuyên gia nông nghiệp và người trồng trọt cho biết, nhờ một đợt mưa lớn sau gió mùa vào tháng 10 và tháng 11 đã làm tăng độ ẩm của đất và giúp nông dân gia tăng diện tích trồng lúa mì, vụ mùa đông chính.

02:00 27-11-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Dữ liệu của chính phủ Ấn Độ cho thấy, nông dân Ấn Độ đã trồng lúa mì trên 15,3 triệu ha kể từ ngày 1 tháng 10, khi mùa gieo hạt hiện tại bắt đầu, tăng gần 11% so với một năm trước, do giá cao kỷ lục đã khuyến khích trồng trọt.

Trong bản cập nhật dữ liệu gieo trồng hàng tuần, Bộ Nông nghiệp & Phúc lợi Nông dân cho biết, nông dân cũng đã tăng diện tích trồng hạt cải dầu, loại hạt có dầu chính được gieo vào mùa đông, lên 7,1 triệu ha tính đến ngày 25/11, tăng so với 6,2 triệu ha của năm ngoái.

Các chuyên gia nông nghiệp và người trồng trọt cho biết, nhờ một đợt mưa lớn sau gió mùa vào tháng 10 và tháng 11 đã làm tăng độ ẩm của đất và giúp nông dân mang lại nhiều diện tích trồng lúa mì, vụ mùa đông chính.

Sản lượng lúa mì cao có thể khuyến khích Ấn Độ, nước sản xuất ngũ cốc lớn thứ hai thế giới, cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu lương thực ban hành vào tháng 5.

Ấn Độ, cũng là nước tiêu thụ lúa mì lớn thứ hai thế giới, đã cấm xuất khẩu do các chuyến hàng xuất khẩu ra nước ngoài tăng mạnh sau khi Nga tấn công  Ukraine - quốc gia xuất khẩu lúa mì, gây lo ngại về nguồn cung tại địa phương, cho dù một đợt nắng nóng gay gắt làm giảm thu hoạch vụ mùa, khiến Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu.

Bất chấp lệnh cấm xuất khẩu, giá lúa mì đã tăng lên mức cao kỷ lục, khiến chính phủ phải cân nhắc các biện pháp như giải phóng dự trữ nhà nước ra thị trường mở trong khi giảm thuế 40% đối với hàng nhập khẩu để hạ giá.

Từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 15 tháng 11, tổng diện tích hạt có dầu đạt 7,6 triệu ha, tăng từ 6,7 triệu ha trong cùng kỳ năm ngoái.

Sản lượng hạt có dầu cao hơn sẽ giúp Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới, cắt giảm việc mua dầu ăn đắt đỏ từ Malaysia, Indonesia, Brazil, Argentina, Nga và Ukraine.

Trong năm tài chính tính đến ngày 31/3/2022, New Delhi đã chi kỷ lục 18,99 tỷ USD để nhập khẩu dầu thực vật, khiến Thủ tướng Narendra Modi phải lên tiếng lo ngại về việc Ấn Độ tăng nhập khẩu dầu thực vật.

Là một phần trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc của Ấn Độ vào nhập khẩu dầu ăn, New Delhi đã cấp phép môi trường cho hạt mù tạt biến đổi gen được phát triển bản địa, một phần của họ hạt cải dầu.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục