Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Ấn Độ (Phần 1)
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ lần thứ hai năm 2003, Hiệp định khung giữa ASEAN và Ấn Độ về Hợp tác kinh tế toàn diện đã được ký kết bởi các lãnh đạo của hai bên. Hiệp định khung này đã tạo nền móng vững chắc cho sự thành lập khu vực Thương mại và Đầu tư ASEAN-Ấn Độ (RTIA), bao gồm các hiệp định thương mại tự do về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Sau 6 năm đàm phán, ASEAN và Ấn Độ đã ký kết Hiệp định về Thương mại hàng hóa (TIG) tại Bangkok ngày 13/8/2009.
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng tôi, những người đứng đầu Chính phủ/Nhà nước các nước Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Vương quốc Cam-pu-chia, Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a, Liên bang Mi-an-ma, Cộng hoà Phi-líp-pin, Cộng hoà Xinh-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quốc gia thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Cộng hoà Ấn Độ (Ấn Độ):
NHẮC LẠI Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Ấn Độ do các nhà Lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ ký tại Bali, Indonesia vào ngày 08/10/2003 và Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Ấn Độ được ký tại Bangkok, Thái lan vào ngày 17/12/2008;
NHẮC LẠI HƠN NỮA Điều 2 và Điều 4 của Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Ấn Độ trong đó ghi lại việc ASEAN và Ấn Độ cam kết thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ về thương mại hàng hoá vào năm 2012 đối với Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thailand, và Ấn Độ, vào năm 2017 đối với Philippines và Ấn Độ, và vào năm 2012 đối với Ấn Độ và vào năm 2017 đối với Cambodia, Lao PDR, Myanmar và Việt Nam;
NHẤN MẠNH tầm quan trọng của việc dành đối xử đặc biệt và khác biệt nhằm tăng sự tham gia cho các nước thành viên ASEAN mới trong hội nhập kinh tế và hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Ấn Độ;
KHẲNG ĐỊNH cam kết của các Bên thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ trong khi cho phép linh hoạt cho các Bên để giải quyết các vấn đề nhạy cảm được nêu trong Hiệp định khung;
Đã nhất trí như sau:
Điều 1
Định nghĩa
Nhằm các mục tiêu của Hiệp định này, các thuật ngữ:
(a) AIFTA có nghĩa là khu vực thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ;
(b) mức thuế MFN áp dụng phải bao gồm mức thuế trong hạn ngạch và phải là:
(i) Trong trường hợp đối với các nước thành viên ASEAN (là những nước thành viên WTO kể từ ngày 1/7/2007) và Ấn Độ là mức thuế áp dụng của các nước này tính từ ngày 1/7/2007, trừ các sản phẩm đặc biệt được nêu trong Phụ lục 1; và
(ii) đối với các nước thành viên ASEAN (mà không phải là thành viên WTO kể từ ngày 1/7/2007 chỉ mức thuế áp dụng cho Ấn Độ tính từ ngày 1/7/2007, trừ các sản phẩm đặc biệt được nêu trong Phụ lục 1;
(c) ASEAN có nghĩa là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Vương quốc Cam-pu-chia, Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a, Liên bang Mi-an-ma, Cộng hoà Phi-líp-pin, Cộng hoà Xinh-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gọi chung là “các nước thành viên ASEAN” hay gọi riêng từng nước là “nước thành viên ASEAN”
(d) Hiệp định khung là Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hoà Ấn Độ, ký tại Bali, Indonesia vào ngày 8/10/2003, được sửa đổi;
(e) GATT 1994 là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 trong PHụ lục 1A của Hiêp định WTO, kể cả các quy định bổ sung và giải thích;
(f) hàng hoá là nguyên vật liệu và/hoặc sản phẩm;
(g) hàng hoá có xuất xứ là hàng hoá đảm bảo xuất xứ theo Điều 7 (Quy tắc Xuất xứ);
(h) các nước thành viên ASEAN mới gồm Cambodia, Lao PDR, Myanmar và Việt Nam;
(i) Các Bên là ASEAN và Ấn Độ;
(j) Một Bên là một quốc gia thành viên ASEAN hoặc Ấn Độ;
(k) WTO là Tổ chức Thương mại Thế giới; và
(l) Hiệp định WTO là Hiệp định Marrakesh thành lập WTO, làm ngày 15/4/1994, và các hiệp định được hoàn thành sau đó.
Điều 2
Phạm vi
HIệp định này áp dụng với thương mại hàng hoá và tất cả các vấn đề liên quan khác được đề cập trong Hiệp định khung.
Điều 3
Đãi ngộ quốc gia về Thuế nội địa và Quy định trong nước
Mỗi Bên phải dành đãi ngộ quốc gia cho hàng hoá của các Bên khác phù hợp với Điều III của GATT 1994, được áp dụng với những sửa đổi phù hợp trong Hiệp định này.
Điều 4
Giảm và Loại bỏ thuế quan
1. Trừ khi được nêu trong Hiệp định này, mỗi Bên phải tự do hoá dần dần, khi phù hợp, với mức thuế MFN áp dụng cho hàng hoá có xuất xứ của các Bên khác theo như Biểu cam kết thuế của các Bên đó được quy định trong Phụ lục 1.
2. Không có quy định nào trong Hiệp định này ngăn cản một Bên tiến hành việc cắt giảm và/hoặc loại bỏ đơn phương mức thuế MFN áp dụng đối với hàng hoá xuất xứ từ các Bên khác được quy định tại Biểu cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế trong Phụ lục 1.
3. Trừ khi được quy định tại Đoạn 1, tất cả cam kết của một Bên theo Điều này cần phải được áp dụng cho tất cả các Bên khác.
Điều 5
Tính minh bạch
Điều X của GATT 1994 cần phải được đưa vào và là một phần không thể tách rời của Hiệp định này, với những sửa đổi phù hợp.
Điều 6
HÌnh thức và Phí quản lý
Mỗi Bên tái khẳng định cam kết của mình theo Điều VIII.1 của GATT 1994.
Điều 7
Quy tắc Xuất xứ
Quy tắc Xuất xứ và Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ được áp dụng cho hàng hoá được nêu trong Hiệp định này được quy định tại Phụ Lục 2 và các Tiểu phụ lục của nó.
Điều 8
Các biện pháp phi thuế quan
1. Mỗi Bên phải:
(a) không được ban hành hoặc duy trì bất kỳ một biện pháp phi thuế quan nào đối với việc nhập khẩu của bất kỳ hàng hóa nào của các Bên khác hoặc đối với việc nhập khẩu hoặc bán hàng xuất khẩu của bất kỳ hàng hoá nào của các nước thành viên khác, trừ khi phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của WTO hoặc các quy định khác trong Hiệp định này; và
(b) đảm bảo tính minh bạch của các biện pháp phi thuế quan được phép theo Đoạn (a) và sự phù hợp đầy đủ với các nghĩa vụ trong Hiệp định WTO Agreement với quan điểm tối thiểu hoá bóp méo thương mại có thể và tối đa hoá mức độ có thể.
2. Các Bên khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO và Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO, gồm thủ tục thông báo về việc chuẩn bị các quy định liên quan để giảm ảnh hưởng tiêu cực đối với thương mại cũng như để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ con người, động thực vật.
3. Mỗi Bên phải chỉ định điểm hỏi đáp nhằm mục tiêu phúc đáp các yêu cầu liên quan đến Điều này.
Điều 9
Sửa đổi cam kết
1. Các Bên không được làm vô hiệu hoặc ảnh hưởng bất kỳ cam kết nào trong Hiệp định này, trừ trường hợp được nêu trong Hiệp định này.
2. Bất kỳ một Bên có thể, thông qua đàm phán và thống nhất với một Bên nào khác mà Bên đó có đưa ra cam kết, sửa đổi hoặc rút cam kết trong Hiệp định này. Trong khi đàm phán và thoả thuận có thể bao gồm điều khoản về bồi thường đối với hàng hoá khác, Bên liên quan cần phải duy trì mức độ chung về cam kết có đi có lại và đảm bảo lợi ích hai bên không kém thuận lợi hơn cho thương mại được nêu trong Hiệp định này trước khi có thoả thuận đó.
Điều 10
Các biện pháp tự vệ
1. Mỗi Bên là thành viên WTO phải tiếp tục giữ quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO (Hiệp định Tự vệ) hoặc Điều 5 của Hiệp định Nông nghiệp trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO (Hiệp định Nông nghiệp). Bất kỳ một hành động nào phù hợp với Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ hoặc Điều 5 của Hiệp định Nông nghiệp không bị điều chỉnh bởi Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp theo Hiệp định khung (Hiệp định DSM ASEAN-Ấn Độ).
2. Một Bên có quyền thực hiện một biện pháp tự vệ theo Điều này (một biện pháp tự vệ AIFTA) đối với hàng hoá trong một giai đoạn quá độ cho hàng hoá đó. Giai đoạn quá độ của một hàng hóa có thể bắt đầu từ ngày Hiệp định có hiệu lực và kết thúc sau (5) năm kể từ ngày hoàn thành việc loại bỏ/cắt giảm thuế đối với hàng hoá đó.
3. Một Bên được tự do thực hiện một biện pháp tự vệ AIFTA, nếu do hiệu lực của các nghĩa vụ trong Hiệp định này mang lại, đối với một hàng hoá có cam kết cắt giảm thuế được nhập khẩu từ các Bên khác bị tăng lên về mặt số lượng, kể cả tuyệt đối cũng như tương đối so với sản xuất trong nước, và trong những điều kiện này đã tạo ra những đe doạ nghiêm trọng tới ngành công nghiệp nội địa của nước nhập khẩu sản xuất ra hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trên lãnh thổ Bên đó.
4. Nếu một biện pháp tự vệ AIFTA được áp dụng, một Bên thực hiện biện pháp này có thể:
(a) ngừng việc tiếp tục giảm thuế theo Hiệp định này của hàng hoá đó; hoặc
(b) tăng thuế của hàng hoá liên quan đến mức không vượt quá:
(i) mức thuế MFN áp dụng cho hàng hoá đó tại thời điểm tiến hành biện pháp tự vệ; hoặc
(ii) mức thuế MFN áp dụng cho hàng hoá có hiệu lực tính từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này.
5. Một biện pháp tự vệ AIFTA có thể dược duy trì trong (3) năm và có thể được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không được vượt quá (1) năm nếu phù hợp với các thủ tục nêu tại Đoạn 6 rằng các biện pháp này là cần thiết để ngăn cản hoặc giảm ảnh hưởng nghiêm trọng và thúc đẩy sửa đổi và có bằng chứng là công nghiệp nội địa đang thay đổi. Bất kể thời gian thực hiện của một biện pháp tự vệ AIFTA, biện pháp đó phải được ngừng áp dụng khi kết thúc giai đoạn chuyển đổi cho hàng hoá đó.
6. Khi áp dụng một bịên pháp tự vệ AIFTA, các Bên phải thông qua quy tắc áp dụng các biện pháp tự vệ, bao gồm các biện pháp được phép, được nêu tại Hiệp định tự vệ, với ngoại lệ về các biện pháp hạn chế định lượng được nêu tại Điềus 5, 7 và Điều 9, 13, và 14 của Hiệp định tự vệ. Khi đó các quy định khác của Hiệp định tự vệ phải được áp dụng, với những sửa đổi phù hợp, trong Hiệp định này.
7. Một biện pháp tự vệ AIFTA không được áp dụng chống lại hàng hoá có xuất xứ từ lãnh thổ một Bên, nếu thị phần nhập khẩu của hàng hoá liên quan không vượt quá (3)% tổng nhập khẩu của hàng hoá liên quan từ các Bên khác.
8. Để bồi thường theo Điều 8 của Hiệp định tự vệ đối với một biện pháp tự vệ AIFTA, các Bên liên quan phải tìm biện pháp hoà giải của Uỷ ban hỗn hợp được nêu tại Điều 17 để xác định mức độ tương đương đáng kể của cam kết hiện hành theo Hiệp định này giữa Bên tiến hành biện pháp tự vệ và các Bên xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng bởi biện pháp này trước khi có bất kỳ một sự ngừng lại của cam kết tương đương. Thủ tục liên quan đến biện pháp hoà giải sẽ phải hoàn thành trong 90 ngày kể từ ngày biện pháp tự vệ AIFTA được áp dụng.
9. Nếu thoả thuận bồi thường không đạt được trong khoảng thời gian cụ thể như quy định tại Đoạn 8, các Bên liên quan được tự do dừng việc áp dụng cam kết thuế thro Hiệp định này, tương đương đáng kể với biện pháp tự vệ AIFTA đối với hàng hoá có xuất xứ của Bên áp dụng biện pháp tự vệ AIFTA.
10. Về việc kết thúc biện pháp tự vệ AIFTA của một Bên đối với một hàng hoá, mức thuế cho hàng hoá này là mức mà theo biểu cam kết thuế của Bên đó được quy định trong Phụ lục 1 sẽ có hiệu lực đối với biện pháp đó.
11. Trừ khi có quy định trong Điều này, không Bên nào được áp dụng một biện pháp tự vệ AIFTA đối với hàng hoá mà các hành động phù hợp với Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định tự vệ hoặc Điều 5 của Hiệp định nông nghiệp. Khi một Bên có ý định áp dụng, theo Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định tự vệ hoặc Điều 5 của Hiệp định nông nghiệp, một hành động đối với một hàng hoá mà biện pháp tự vệ được áp dụng, bên đó phải dừng biện pháp tự vệ đó truớc khi áp dụng hành động phù hợp với Điều XIX của GATT 1994 và Hiệp định tự vệ hoặc Điều 5 Hiệp định nông nghiệp.
12. Tất cả các thông tin và tài liệu trao đổi giữa các Bên và với Uỷ ban hỗn hợp liên quan đến một biện pháp tự vệ AIFTA phải được viết bằng tiếng Anh.
Điều 11
Các biện pháp tự vệ đối với cán cân thanh toán
Không quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản một Bên tiến hành biện pháp nhằm mục đích cán cân thanh toán. Một Bên tiến hành biện pháp phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều XII của GATT 1994 và Hiệp định giải thích về các quy định cán cân thanh toán của GATT 1994 trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO. (Còn tiếp)
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ và Anh nối lại đàm phán FTA vào năm 2025
Kinh tế 03:00 20-11-2024
Ấn Độ và Mexico: Đầu tư, thương mại và những con đường hợp tác
Kinh tế 10:00 30-10-2024
Rào cản ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế ở Ấn Độ
Kinh tế 10:00 26-08-2024
Vietnam Airlines, Innovation India seal MoU for collaboration
Kinh tế 10:00 31-07-2024
Tạo cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ
Kinh tế 09:00 19-07-2024