Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh (Phần 2)

Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh (Phần 2)

Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, vậy nên việc hai nước đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới để đối phó với những thay đổi trong khu vực cũng như chia sẻ những lợi ích chung của quá trình hội nhập là một tiến trình tự nhiên. Có nhiều trụ cột trong quan hệ song phương của hai nước, trong đó quốc phòng và an ninh đang trở thành một trụ cột quan trọng, cần phải được củng cố vững chắc.

02:20 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

HỢP TÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Shekhar Sinha*

 

Tôi sẽ làm rõ tình trạng tăng trưởng của Ấn Độ và viễn cảnh an ninh ở khu vực Ấn-Á-Thái Bình Dương hiện nay để thấy sự cấp thiết của việc phát triển hợp tác giữa hai nước.

1. Chính phủ đương thời Ấn Độ liên tục đưa ra những chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Việc sửa đổi Hiến pháp và ban hành Thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) đã được Quốc hội Ấn Độ thông qua nhằm thực hiện một chế độ thuế thống nhất trên cả nước. Mặc dù là một nền dân chủ đa đảng, Quốc hội Ấn Độ cũng đã nhất trí với cải cách mang tính lịch sử này, thể hiện quyết tâm đạt được sự thịnh vượng cho người dân Ấn Độ cũng như trong khu vực.

2. Chính phủ của Thủ tướng Modi đã có sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India) trong mọi lĩnh vực bao gồm cả sản xuất quốc phòng, sẽ giúp nước này có khả năng chia sẻ các thiết bị an ninh quốc phòng với các nước trong khu vực.

3. Nền kinh tế Ấn Độ đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

4. Việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng cả ở cảng biển và đường sắt cho phép Ấn Độ kết nối với khu vực Đông và Đông Nam Á, rất phù hợp với Chính sách Hướng Đông và Hành động Phía Đông của chính phủ.

5. Đầu tư vào khu vực tư nhân đang tăng mạnh để đáp ứng những nỗ lực thực hiện “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India).

6. 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nhiều lĩnh vực sẽ rót vốn cho khu vực sản xuất và cơ sở hạ tầng.

7. Khuôn khổ luật pháp và tài chính chặt chẽ của Ấn Độ cung cấp một môi trường an toàn.

8. Vị thế dẫn đầu của Ấn Độ ở lĩnh vực IT giúp nước này trở thành nhà xuất khẩu sản phẩm an ninh mạng và công nghệ thông tin đáng tin cậy. An ninh mạng là một trong những mối đe dọa lớn hiện nay. Việt Nam và Ấn Độ có thể tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này.

9. Mong muốn được chia sẻ sự tăng trưởng của Ấn Độ đối với Việt Nam đã có từ lâu và cần được phát triển hơn nữa.

10. Tội phạm xuyên quốc gia trên cả đường bộ và đường biển cần được phối hợp xử lý để bảo vệ lợi ích chung khi khai thác thềm lục địa.

11. Tình trạng buôn ma túy đang gia tăng trong khu vực.

12. Cướp biển cũng xuất hiện nhiều hơn ở Đông Nam Á.

13.  Việt Nam là nước tuân thủ luật quốc tế và cần nhiều phương thức để bảo vệ lợi ích quốc gia đang bị đe dọa. Ấn Độ cũng ủng hộ những hoạt động như trong UNCLOS, ví dụ như đánh cá, khái thác, tự do hàng hải, tự do hàng không, quản lý thiên tai,… nhằm phục vụ lợi ích chung của khu vực. Đây cũng là lợi ích chung mà hai nước nên cùng nhau xây dựng.

14. Luôn cần hợp tác chặt chẽ về an ninh vũ trụ, vệ tinh, năng lượng sạch, an ninh mạng và an ninh vật lý để ngăn chặn sự phát triển của khủng bố.

Hợp tác quốc phòng và an ninh hiện nay:

Bản Ghi nhớ về hợp tác quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ được kí kết ngày 5/11/2009.

Đối thoại an ninh Ấn Độ - Việt Nam diễn ra từ năm 2003 và do Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đồng chủ trì.

Có nhiều nhóm công tác chung trong nhiều lĩnh vực hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Việt Nam.

Việt Nam đang tham gia nhiều khóa học ở Ấn Độ như Học viện quốc phòng Ấn Độ (NDA), Trường cán bộ quốc phòng và trường Cao đẳng quốc phòng.

Nhiều đội huấn luyện của Ấn Độ đã đến Việt Nam nhằm hỗ trợ lực lượng vũ trang Việt Nam xây dựng năng lực hàng không, công nghệ thông tin và ngoại ngữ tiếng Anh.

Hợp tác quân đội chủ yếu là huấn luyện, đào tạo theo nhiệm vụ bảo vệ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Hợp tác hải quân nhằm đào tạo cán bộ cho Hải quân Việt Nam trong việc điều khiển tàu ngầm lớp K, huấn luyện kĩ thuật tại xưởng tàu, trường đào tạo y tá tại các tổ chức y tế và các trường chuyên môn khác.

Hỗ trợ phụ tùng thay thế và bảo dưỡng máy bay Su 27 và Su 30,

Hiện đang có nhiều hợp tác đào tạo nhân lực để giúp Việt Nam phân tích được hình ảnh vệ tinh nhằm thu được những cảnh báo sớm về thảm họa thiên nhiên. Việt Nam và Ấn Độ cũng chia sẻ các thông tin tình báo về khủng bố.

Hợp tác hơn nữa trong tương lai:

Với tình hình hiện nay tại Biển Đông, Việt Nam luôn phải nhận thức rõ ràng về lãnh thổ trên biển trong khu vực tranh chấp nhằm cung cấp trước thông tin về các xâm phạm đến vùng đặc khu kinh tế. Điều này có thể đạt được bằng cách kết hợp dữ liệu và hình ảnh từ vệ tinh, ra-đa, hệ thống giám sát chuyển động của thương thuyền, báo cáo từ tàu, máy bay và tàu ngầm ngoài biển, an ninh mạng và tình báo, máy bay gắn camera, khinh khí cầu, hệ thống nhận dạng tự động. Với hệ thống đầy đủ, việc ứng phó giải quyết thảm họa và các sự cố ngoài ý muốn sẽ nhanh hơn, do đó tỉ lệ thành công cũng cao hơn. Ấn Độ và Việt Nam có thể ưu tiên hợp tác với nhau.

Ấn Độ đã được nhận vào Tổ chức Kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR), và Việt Nam có thể mượn hoặc mua tàu chiến của Ấn Độ nhằm tăng cường năng lực hải quân. Đội huấn luyện và giám sát cũng có thể tham gia hợp tác.

Các cuộc tấn công an ninh mạng vào những cơ sở hạ tầng thiết yếu, như năng lượng, vận tải, hàng không, y tế, ngân hàng… là thực trạng hiện nay. Ấn Độ và Việt Nam có thể hợp tác trong những lĩnh vực này nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt ảnh hưởng của các cuộc tấn công.

Ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đang trên đà phát triển, Việt Nam và Ấn Độ nên hợp tác chuyển giao công nghệ hoặc nền tảng, và thiết bị vì lợi chung.

Máy bay chiến đấu bảo vệ cảng biển kết hợp với súng máy hạng nặng và máy ảnh nhiệt là những nền tảng phòng thủ thích hợp để đối phó với những đe dọa cường độ thấp.

Việt Nam và Ấn Độ có thể hợp tác sản xuất quốc phòng trong nhiều lĩnh vực mà Ấn Độ có nhiều kinh nghiệm. Điều này sẽ vô cùng phù hợp với chính sách Hành động Phía Đông của Ấn Độ và mối quan hệ thân thiết giữa hai quốc gia.

 

* Nguyên Phó Đô đốc, Trung tướng Hải quân Ấn Độ.

Nguồn:

Cùng chuyên mục