Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hợp tác Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh (Phần 1)

Hợp tác Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh (Phần 1)

Vị trí địa – chính trị và địa chiến lược tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phức tạp và biến động khôn lường. Thêm vào đó, sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc lại càng khiến cho tình hình khu vực ngày càng trở nên phức tạp. Hướng tới hợp tác khu vực có hiệu quả với sự tham gia của các cường quốc khu vực là vấn đề hết sức quan trọng để tạo ra một lực lượng bảo vệ lãnh hải hiệu quả, đương đầu với những thảm họa thiên nhiên và các vấn đề chung khác.

02:23 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hợp tác Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh

                                               JAYADEVA RANADE*

 

Vị trí địa – chính trị và địa chiến lược tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phức tạp và biến động khôn lường. Trong nhiều thập kỷ gần đây, những lời tuyên bố mang tính chất cạnh tranh trên biển của các nước khác nhau trên Biển Đông ngày một thêm nổi bật. Sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc vốn được gán cho là “một nước Trung Quốc đang trỗi dậy” lại càng khiến cho tình hình trong khu vực ngày càng trở nên phức tạp. Sự bất đồng tập trung vào những vấn đề về lãnh hải chưa được giải quyết trên Biển Đông vốn đã sôi sục trong nhiều thập kỷ qua thì nay càng trở nên nóng hơn bao giờ hết kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu đưa ra những lời tuyên bố ngày một hiếu chiến hơn kể từ cuối năm 2007 đến nay.

Từ năm 2009, khi Trung Quốc yêu cầu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tuyên truyền về yêu sách đường chín đoạn đối với các nước thành viên của Liên Hợp Quốc, thế giới vẫn đang theo dõi mức độ ngày càng leo thang về sự liều lĩnh của Bắc Kinh trong việc đưa ra những yêu sách của họ trên Biển Đông. Việt Nam, Malaysia và Philippines là những nước bị thua thiệt nhiều nhất về vấn đề này nhưng tiềm năng của họ trong sự trả đũa đối với Trung Quốc khá là hạn chế do sự bất cân xứng trong quyền lực với nhau. Không nghi ngờ gì nữa, họ có những phản ứng khác nhau nhưng trong thâm tâm tất cả các nước này đều cảm thấy vô cùng bất mãn. Đồng thời, chính Việt Nam, Malaysia và Philippines là những nước bị đặt vào thế là người được coi là thích hợp nhất để dọn cái bãi lầy này.

Những hành động của Bắc Kinh trùng hợp với khoảng thời gian khi nền kinh tế của các cường quốc chính trên thế giới còn rất mong manh và có những điểm tập trung cạnh tranh quyền lực mang tính tiềm ẩn tại phương Đông. Thêm vào đó, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ lại có những vị trí lãnh đạo mang tính kiểm soát cao ở trong tay những người theo chủ nghĩa dân tộc rõ rệt và mỗi người lại phác họa một tầm nhìn riêng cho đất nước của mình. Điều này đã nhấn mạnh cuộc tranh đua ngầm về giành không gian chiến lược trong vùng giữa Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc và mang tới những biến động khiến cho các nước Đông Nam Á phải lo lắng. Sự thống trị của Trung Quốc tại Đông Nam Á cũng được xem xét với sự quan tâm, bởi hầu như tất cả các nước vì ảnh hưởng của tình trạng này đối với an ninh trên các tuyến đường biển và ảnh hưởng đến trạng thái trung lập và con đường tự do trên không và trên biển tại khu vực. Sự áp đặt vùng cấm bay (Air Defence Identification Zones: ADIZ), chẳng hạn, đã làm hạn chế quyền tự do của con đường trên không.

Sự hung hăng bất thường của Trung Quốc kể từ cuối năm 2007 đã được thúc đẩy bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do: sự suy giảm kinh tế toàn cầu; sức mạnh được nâng cao về kinh tế và quân sự có tính toàn cầu của Trung Quốc và nhận thức của Bắc Kinh cho rằng, Mỹ với tư cách là một cường quốc có tính toàn cầu đang trên đà suy yếu, và đây chính là cơ hội để Trung Quốc lấy lại vị trí chính đáng về sự tự nhận thức trên bình diện toàn cầu và thay đổi hiện trạng tại châu Á.

Quan điểm đạt được sự chấp thuận ở các cấp cao hơn trong ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) là: trong khi nước Mỹ hiện đang suy yếu, sức mạnh nội tại sẵn có và khả năng phục hồi của nó vẫn đảm bảo cho sự trở lại của Mỹ trên vũ đài thế giới với tư cách một siêu cường mạnh mẽ hơn, có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, có sự nhận thức chung tại Trung Quốc rằng khả năng của Mỹ để thiết kế quyền lực trên những sân khấu khác nhau quanh địa cầu hiện đang có những giới hạn, do đó, sẽ đem lại cho Trung Quốc cánh cửa mở ra một cơ hội kéo dài ít nhất là từ 5 đến 10 năm. Ở Trung Quốc, tờ Thời báo toàn cầu là báo chính thức do nhà nước quản lý (một tờ báo khác được bao cấp và coi như cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc là tờ Nhân dân Nhật báo) vào giữa tháng 8/2014 đã nhận xét rằng: “Quân đội Mỹ vẫn có đủ sức mạnh để duy trì sự thống trị mang tính quốc tế của Mỹ, nhưng nó không thể ra lệnh cho tất cả các nước hay từng quốc gia. Tại Đông Á, nước Mỹ không có quyết tâm để cam kết mọi điều không liên quan đến những lợi ích cốt lõi của nó”.  Đây là một lý do chính cho Ban lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục thúc giục Mỹ chấp nhận “một kiểu quan hệ cường quốc kiểu mới” mà sẽ ngầm mang tới một nhận thức rằng, Trung Quốc ngang tầm với Mỹ, và rằng hai nước sẽ đóng vai trò hầu như ngang bằng trong việc giải quyết những vấn đề khu vực và toàn cầu.   

Sự đánh giá của Bắc Kinh về khả năng của Mỹ đã được tóm lược bởi Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), khi nói chuyện với một nhóm người Mỹ vào ngày 20/2/2014. Thôi Thiên Khải kêu gọi chuyển hướng mối quan hệ Trung Quốc và Mỹ từ một mối quan hệ “quản lý khủng hoảng sang quản lý cơ hội”. Ông ta cũng thẳng thừng nhận xét rằng: “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một nước rất hùng mạnh và đầy quyền lực… là nước hùng mạnh nhất và quyền lực nhất trên thế giới, và sẽ còn giữ được như vậy trong nhiều nhiều năm tới”. 

Đồng thời, nhận xét của Thôi Thiên Khải đã làm rõ dự định của Bắc Kinh trong việc thỏa mãn tham vọng của mình, nhất là tham vọng ở Châu Á - Thái Bình Dương. Ông ta đánh giá rằng, Bắc Kinh không định rút lui những tuyên bố về chủ quyền lãnh hải. Thôi Thiên Khải nói rằng: “ Sự hiện diện, lợi ích và vai trò ảnh hưởng tại vùng châu Á - Thái Bình Dương của nước Mỹ được công nhận một cách đầy đủ và rộng rãi” và rằng, Bắc Kinh chào đón một “vai trò mang tính xây dựng của nước Mỹ tại khu vực”. Quan sát của ông ta cũng có tầm quan trọng ngang như vậy khi cho rằng: “Trung Quốc cũng là một nước ở Thái Bình Dương và Trung Quốc cũng là một nước châu Á. Về mặt địa lý, Trung Quốc nằm ngay ở trung tâm của lục địa châu Á. Và chúng tôi đã ở đây từ nhiều thế kỷ rồi, có thể là lâu hơn một chút so với toàn bộ chiều dài lịch sử của nước Mỹ.  Vì thế, tôi nghĩ rằng cũng là công bằng khi nói rằng không phải người Trung Quốc cũng không phải người Mỹ là những người ngoài hành tinh từ sao Hỏa sa xuống châu Á – Thái Bình Dương nhưng chúng tôi về một mặt nào đó, mang tính bản địa nhiều hơn một chút so với các bạn”. Ông ta cũng cảnh báo rằng: “Bất cứ một nỗ lực nào nhằm kiểm soát hay giật dây các công việc của vùng này với giá phải trả là những lợi ích hợp pháp của Trung Quốc đối với vùng thì không thể coi là đúng đắn và sẽ thực sự có hại đối với sự ổn định và phồn vinh của toàn vùng, và trong thực tế, sẽ không phục vụ được cho lợi ích của bất kỳ ai”.

Những tình cảm tương tự như vậy cũng được nêu ra, nhưng có vẻ ít tính ngoại giao hơn, bởi nhà bình luận kiêm nhà tư bản liên doanh Trung Quốc - Mỹ, có tổng hành dinh đặt cơ sở tại Thượng Hải, là Eric X. Li, khi phát biểu tại Seoul. Ông ta nhấn mạnh rằng, Trung Quốc đã không có lỗi gì trong những hành động của mình - được coi là gây ra những bất đồng về lãnh hải trên Biển Đông và Biển Hoa Đông - và rằng lịch sử “sẽ chứng minh” rằng, Trung Quốc có tính ưu việt trong khi giải quyết những tình hình như thế này. Ông ta tuyên bố rằng, mục tiêu chiến lược của Trung Quốc trong khu vực là để thay đổi hiện trạng, cái mà nước này đã không có quyền lực để gây ảnh hưởng khi quyền lực vùng bắt đầu được thiết lập tới mức phát triển lên cao hơn, trong khi vẫn tránh xung đột quân sự. Ông ta đi đến kết luận bằng cách tuyên bố rằng, Trung Quốc có vẻ sẽ luôn luôn có hành động của riêng mình vì lợi ích quốc gia tốt nhất, và rằng, “quan điểm về thế giới của Trung Quốc là tránh xa những kẻ mọi rợ và không xâm lược chúng”.

Gần đây nhất, vào ngày 14/9/2015, tại Hội nghị Quốc tế về Vũ khí An ninh và Phòng vệ (Defence & Security Equipment International) (DSEI) tại London, một viên tướng thuộc Hạm đội Biển Bắc của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLN) - Phó Đô Đốc Yuan Yubai - đã tuyên bố: “Biển Nam Trung Hoa (tức là Biển Đông), như cái tên của nó đã chỉ ra, là một khu vực trên biển. Nó thuộc về Trung Quốc”.

Bị kích động theo hướng này, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã bắt đầu đòi hỏi một hình hài sắc bén hơn, bạo lực hơn, ảnh hưởng đến Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam và những nước khác và đi kèm với sự ảnh hưởng này là sự bất đồng về lãnh thổ. Những cuộc tranh luận đang bào chữa cho một lối tiếp cận không thỏa hiệp đã tạo nên cơ sở lý luận trong một cuộc tranh luận căng thẳng theo cách mà Trung Quốc gây ra trong vài năm gần đây về cái gọi là môi trường an ninh quốc tế của Trung Quốc; rằng nước này phải thay đổi hiện trạng nhằm tăng cường những lợi ích của nó bao gồm cả sự bắt đầu tạo dựng hơn là hội nhập vào xã hội có tính quốc tế, cái lý lẽ cho rằng Trung Quốc có thể làm được điều này vì nó hiện đã có đủ năng lực để làm như vậy.

Được nhìn nhận từ góc độ triển vọng địa - chính trị, cuộc tranh luận hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản về quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu trong tiếng Trung), hay Senkaku (trong tiếng Nhật), thì đây không còn là sự tranh chấp về lãnh thổ, mà sâu sắc hơn, cơ bản hơn, là vấn đề liên quan đến bản sắc dân tộc của Trung Quốc và về vị trí của Trung Quốc dưới ánh mặt trời. Trung Quốc, vốn đang tìm kiếm phương tiện để thoát ra khỏi nỗi nhục mất nước trong quá khứ và giành lại lãnh thổ mà nó “đã đánh mất” và vị trí được coi là “chính nghĩa” do nó tự nhận thức, đã đưa đến quan điểm tái sở hữu về những lãnh thổ đang tranh chấp như một sự công nhận quyền thống trị trước đây của nó trong khu vực. Sự “trỗi dậy” về kinh tế và quân sự của nó đã đem đến cho nước này niềm tin rằng, thời điểm hiện nay là cơ hội để hiện thực hóa những yêu sách của nó và giành được sự công nhận mang tính quốc tế về vị trí mang tính thống trị trước đây tại châu Á - Thái Bình Dương. Sự đánh giá này tương hợp với những động thái tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII cho rằng, Trung Quốc sẽ là một cường quốc trên biển. (Xem tiếp phần 2)


* Giám đốc Trung tâm Phân tích và Chiến lược Trung Quốc, Tác giả là cựu Trợ lý cho Nội các Chính phủ Ấn Độ và Chủ tịch Trung tâm phân tích và chiến lược với Trung Quốc.

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục