Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hợp tác Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh (Phần 2)

Hợp tác Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh (Phần 2)

Vị trí địa – chính trị và địa chiến lược tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phức tạp và biến động khôn lường. Thêm vào đó, sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc lại càng khiến cho tình hình khu vực ngày càng trở nên phức tạp. Hướng tới hợp tác khu vực có hiệu quả với sự tham gia của các cường quốc khu vực là vấn đề hết sức quan trọng để tạo ra một lực lượng bảo vệ lãnh hải hiệu quả, đương đầu với những thảm họa thiên nhiên và các vấn đề chung khác.

02:20 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

Hợp tác Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh

                                               JAYADEVA RANADE*

Thông cáo được phát hành bởi lực lượng Hải Quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào tháng 8/2015 đã khẳng định rõ quyết tâm của Trung Quốc để giành quyền kiểm soát trên Biển Đông và thống trị vùng biển này, Với tiêu đề “Ước mơ của chúng ta” - “Our Dream”, thông cáo kêu gọi thế hệ sinh sau thập niên 90 là những người, như thông cáo nói, đã được chứng kiến một Trung Quốc “trỗi dậy”. Tuyên bố rằng “chúng ta phụ thuộc vào thứ nước biển chiếm 71% của quả địa cầu này”, nó nhấn mạnh rằng “bất cứ nơi nào có màu xanh nước biển thì chúng ta cũng sẽ ở đó để bảo vệ an ninh hàng hải của chúng ta”. Đánh giá rằng, “đất đai của chúng ta mênh mông, nhưng chúng ta quyết không để một tấc đất nào của biên giới rơi vào tay ngoại xâm”, bản thông cáo đề cập đến Biển Đông và kể lại rằng, “Trung Quốc có 3 triệu ki lô mét vuông đại dương theo hiến pháp, bao gồm 6.700 hòn đảo với diện tích ít nhất 500 mét vuông mỗi đảo” và tuyên bố: “Cuộc đấu tranh giành quyền trên biển vẫn chưa chấm dứt – chúng ta sẽ không từ bỏ thậm chí dù chỉ một mẩu nhỏ nhất tài nguyên của chúng ta”. Tuyên bố nêu rõ, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc luôn sẵn sàng chiến đấu và “chuẩn bị chiến tranh”, thông báo tuyển tân binh này do đó kêu gọi tất cả phải “cùng chia sẻ”. Thông báo đi đến kết luận với sự đảm bảo rằng: “Đất mẹ hùng cường cần một nền hải quân hùng cường, Hải quân cần các bạn” và “Hãy cùng nhau biến ước mơ về sự phục hưng của Trung Hoa vĩ đại thành sự thật”.

Trong bối cảnh này, sự căng thẳng sẽ còn tiếp tục leo thang trong vùng biển bao quanh Biển Nhật Bản và đặc biệt là Biển Đông trong vòng mấy tháng gần đây. Sự bất đồng về chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông, được tạo dựng từ năm 1989, giờ đây đang được đưa vào kiểm nghiệm. Chính sách của Bắc Kinh là nhằm chi phối những cuộc đàm phán song phương với những quốc gia bị tuyên bố là đối thủ, trong khi cố chống lại bất kỳ một sự tiếp cận có tính toán vùng nào. Sự cố kết của Trung Quốc với chính sách này là quá rõ ràng trong việc Trung Quốc sử dụng những đòn bẩy về kinh tế và những đòn bẩy khác để khiến cho các quốc gia bị tuyên bố là đối thủ phải nghe lời mình.

Sớm hơn trước đó, vào ngày 26/2/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đã thông báo rằng, Nga sẽ triển khai những đội quân lên Quần đảo đang bị tranh chấp Kurile để đảm bảo an ninh của những hòn đảo vốn là “một phần không thể tách rời của nước Nga”. Nước Nga sẽ triển khai những đơn vị quân sự trên các quần đảo Iturup và Kunashir vốn là một phần của chuỗi đảo Kurile. Thật trùng hợp, Nga và Trung Quốc là đồng sáng lập của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải - Shanghai Cooperation Organisation (SCO) và sự hiện diện của Nga tại vùng này sẽ giữ như vậy, ít nhất là trong mối quan hệ song phương thân thiện và có lợi với Trung Quốc.

Như một phần của chính sách ‘Sanzhong Dafa’ (hay còn gọi là “Ba cuộc chiến” - ‘Three Warfares’, liên quan đến quyền pháp chế, tuyên truyền và tâm lý chiến) để tăng cường thêm yêu sách của mình, Trung Quốc đã dày công xây dựng trong nhiều năm một loại hiến pháp để tạo thuận lợi cho những yêu sách về lãnh thổ và lãnh hải của mình. Chính phủ Cộng sản Trung Quốc đã đưa sự vươn xa của lãnh thổ Trung Quốc lên đến mức lớn nhất từ xưa đến nay dựa trên cơ sở  những yêu sách của nó và tìm kiếm để “xây dựng” một quyền hợp pháp cho những yêu sách về lãnh thổ của nó dựa trên những sự mô tả về những cuộc hành trình trên biển của Đô đốc hoạn quan Trịnh Hòa (Zheng He), về những bản đồ đã xuất bản vào tháng 4/ 1935 và tháng 2/ 1948 và, gần đây hơn, là hiến pháp đã được thông qua hay thực thi bởi Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (NPC) - Một phiên bản Trung Quốc của Quốc hội. Như Mohan Malik đã chỉ ra trong tạp chí Diplomat (30/8/ 2013), thật là nực cười khi trong những cuộc tranh luận về lãnh thổ của nó, Bắc Kinh cứ khăng khăng rằng, biên giới giữa những nước có liên quan chưa bao giờ được xác định, vạch rõ và phân định, tuy nhiên, trong những trường hợp những yêu sách về lãnh hải của Trung Quốc trên Biển Đông thì nước này lại nói hoàn toàn ngược lại.

Như người ta có thể đoán định, căng thẳng ngày một gia tăng trong vùng và quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản đã bị sứt mẻ. Các nước Đông Nam Á vốn rất sợ hãi trước sự “trỗi dậy” của Trung Quốc, những cuộc nói chuyện tại thủ đô các nước Đông Nam Á coi sự “trỗi dậy” là một mối đe dọa đã vạch đường để tìm kiếm những cường quốc khác cũng đang chú ý đến vùng này. Đồng thời, giữa sự căng thẳng này, có những chỉ định cho thấy Bắc Kinh có vẻ đã quyết định ở cấp cao nhất để điều chỉnh chính sách nhằm làm giảm bới sự căng thẳng đó.

Vào cuối tháng 7/ 2013, Toàn bộ 25 Ủy viên Bộ chính trị của Trung Quốc  (PB) đã gặp nhau trong một phiên họp đặc biệt để thảo luận về sức mạnh trên biển. Tập Cận Bình chủ trì phiên họp này. Ông ta đã lặp lại những nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XVIII rằng, Trung Quốc phải trở thành một cường quốc chủ yếu trên biển và phát triển những nguồn tài nguyên trên biển của nó. Đồng thời, ông ta cũng làm sống lại sự mô tả của Đặng Tiểu Bình trước đây rằng, ‘chủ quyền lãnh thổ là của chúng ta; thu xếp bất đồng, theo đuổi sự liên kết phát triển’. Tập Cận Bình cũng có vẻ như đang lặp lại chính sách đã được làm rõ của Trung Quốc sau thời kỳ của Hồ Cẩm Đào vào năm 2006, khi Hồ Cẩm Đào đề cập đến tầm quan trọng tương ứng của việc kiểm soát toàn diện trong nội bộ và quốc tế. Tập Cận Bình nói trong phiên họp của Bộ Chính trị rằng, Trung Quốc cần phải chú trọng đến việc “Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phải làm chủ được tổng thể cả hai tình huống vừa giữ được sự ổn định lẫn quyền bảo vệ an ninh”. Cái thành ngữ này dường như đem lại tầm quan trọng tương tự cho việc bảo về sự ổn định của vùng và bảo vệ những “quyền và lợi ích trên biển” của Trung Quốc. Vài ngày sau đó, Ngoại trưởng mới của Trung Quốc Vương Nghị, trong một chuyến đi thăm các nước Đông Nam Á, đã nói rằng, nghị quyết cuối cùng về những cuộc tranh chấp ở vùng này sẽ tốn thời gian. Ông ta cũng thêm rằng, một luật ứng xử có khả năng được đem ra thảo luận cho việc giảm thiểu những vấn đề và những tranh chấp trên biển, nhưng không được có sự can thiệp từ bên ngoài. Câu nói này chắc chắn là ám chỉ sự can thiệp của Mỹ và những hành động của Philippines.

Bắc Kinh đã lựa chọn một chính sách áp dụng một sự trộn lẫn áp lực giữa kinh tế, ngoại giao và quân sự tại Philippines và Nhật Bản. Sau khi bộc lộ sự kháng cự bước đầu, Việt Nam có vẻ như hiện đang lựa chọn sự nén mình (lie low) và sử dụng về mặt hành pháp những mối liên kết ‘anh em’ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) để giữ mối quan hệ song phương trong một tình thế hàn gắn giữa hai bên, đồng thời, cả những mâu thuẫn và va chạm giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam. Philippines, không thể chịu đựng được áp lực cả về quân sự và kinh tế với Trung Quốc nhưng không sẵn lòng đồng tình với những yêu sách về lãnh hải của Trung Quốc, đã lựa chọn việc quốc tế hóa những vấn đề này. Philippines đã đưa những vấn đề về lãnh hải đang tranh cãi ra trọng tài quốc tế. Vì điều này mà Philippines đã phải hứng những cơn thịnh nộ của Trung Quốc, những điều bộc lộ rõ trong những lời nhận xét của Ruan Zongze, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc (CIIS), trong một chuyến đi chính thức tới Manila vào ngày 3/4/2013. Ông ta cảnh báo Philippines một cách thẳng thừng ngay khi đang ở trên đất Philippines rằng, Philippines hãy chuẩn bị cho 04 năm khó khăn tới đây bởi hậu quả cho những hành động này của Philippines.

Lập trường của Trung Quốc như đã được các phương tiện thông tin đại chúng của nước này thể hiện kể từ cuối tháng 7, tuy nhiên, vẫn còn chưa dịu đi. Trung Quốc đã ‘ba hoa’ về lực lượng hải quân của mình đang bao quanh Nhật Bản và tiết lộ rằng, các tàu của Trung Quốc đã giữ kỷ lục ở 28 giờ liền trong vùng lãnh hải của Nhật Bản. Tuy nhiên, quyết định của Tokyo trong việc tăng cường ngân sách quốc phòng sẽ khơi lên mối quan ngại tại Bắc Kinh và khiến cho Nhật phải ngừng quyết định này lại. Bắc Kinh chắc chắn không muốn thấy một Nhật Bản tái vũ trang tại ngưỡng cửa nhà mình, đặc biệt nếu như Nhật Bản muốn sử dụng vũ khí hạt nhân. Một quan chức cấp cao trong Vụ châu Á thộc Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết, có cuộc họp bí mật cấp cao ở những đối tác Nhật Bản vào đầu tháng 10. Trong Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Indonesia cũng diễn ra vào đầu tháng 10, trong khi Bắc Kinh từ chối một cuộc họp chính thức giữa hai nhà lãnh đạo để thảo luận về những bất đồng về hòn đảo này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn bắt tay với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong khi đó, kế hoạch của Bắc Kinh nhằm hiện đại hóa Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Quốc và muốn mua thêm ít nhất hai tàu sân bay nữa cho hạm đội của họ để giữ quyền thống lĩnh đối với Biển Đông và Biển Nhật Bản đang được đẩy mạnh. Đánh giá gần đây của Mỹ đưa ra tuyên bố rằng, lực lượng hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có tới 372 tàu chiến vào khoảng năm 2020. Trung Quốc cũng đang tiến hành các bước để đặt toàn bộ các tàu đang triển khai trên tất cả các vùng biển mà họ cho rằng mình có thẩm quyền dưới một quyền chỉ huy canh giữ bờ biển tập trung. Trung Quốc cũng thêm vào hơn 1.500 hecta đất hoang ở các hòn đảo nhỏ và đổ đất đá lên những bãi đá ở Biển Đông, xây dựng các sân bay trên những bãi đá này để gia tăng bán kính tác chiến của máy bay ném bom và máy bay trinh sát của họ. Sự ngừng lại của Bắc Kinh nên được xem một cách chính xác như là sự giảm thiểu và ngừng nghỉ tạm thời khi vấp phải sự phản đối cuả các bên hữu quan để giành được những bước tiến chiến lược lớn hơn trong tương lai mà thôi. 

Thực lực về kinh tế và quân sự của Trung Quốc với tư cách là thành viên thường trực của UNSC sẽ làm hạn chế những lựa chọn có thể có của ASEAN và các nước thành viên của nó để khiến cho Trung Quốc phải tuân thủ một luật ứng xử có thể chấp nhận được mà đảm bảo cho quyền làm chủ lãnh thổ của họ vẫn được giữ nguyên. Khả năng tác chiến và tiếp cận rộng của Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Quốc là một nhân tố hạn chế thứ hai. Trung Quốc cũng đang tiến tới thành lập một lực lượng thống nhất để giải quyết vấn nạn cướp biển và thảm họa thiên nhiên trong vùng. Trong khi tất cả các nước trong vùng được chào đón để tham gia vào lực lượng này, đa số lực lượng sẽ thuộc về Trung Quốc. 

Trừ phi Mỹ và Nhật Bản bắt đầu sát vai để giữ một vai trò lớn hơn và hữu hình hơn trong vùng, các nước nhỏ hơn sẽ nhanh chóng thấy lãnh thổ và quyền tự quyết của mình ngày càng co lại. Một khởi đầu hướng tới sự hợp tác toàn vùng có hiệu quả sẽ được dành cho ASEAN và Việt Nam để tạo ra một lực lượng bảo vệ lãnh hải có hiệu quả để đương đầu với những thảm họa thiên nhiên và các vấn đề chung khác; việc thành lập một hệ thống thám sát hàng hải của cả vùng dựa trên hoạt động của vệ tinh sẽ giúp cho việc kiểm soát những vi phạm về lãnh thổ; và khuyến khích những nỗ lực khai thác dầu ngoài thềm lục địa bởi các nước khác, nhất là các cường quốc lớn hơn.  

* Giám đốc Trung tâm Phân tích và Chiến lược Trung Quốc, Cựu Trợ lý Nội các Chính phủ Ấn Độ; Chủ tịch Trung tâm phân tích và chiến lược với Trung Quốc.

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục