Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hợp tác Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác

Hợp tác Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác

02:28 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hợp tác Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác

Bhabani Dikshit*

Việt Nam là một tác nhân khu vực tiềm năng ở Đông Nam Á có được vị trí chiến lược, sức mạnh quân sự, ổn định chính trị và thịnh vượng kinh tế, nên đất nước này đáp ứng tất cả các yêu cầu cần thiết cho việc thúc đẩy và tiếp tục mối quan hệ đã được thử thách qua thời gian với Ấn Độ trong bối cảnh những phát triển mới của thế giới như sự chuyển dịch quyền lực từ phương Tây sang châu Á Thái Bình Dương. Như là sự lựa chọn tự nhiên, cả Việt Nam và Ấn Độ đều đi tìm đồng minh cho những yêu cầu địa chiến lược của mình. Ấn Độ và Việt Nam là bàn bè gần gũi nhiều thập kỷ nay, và luôn là những người bạn đáng tin cậy của nhau. Lòng tin và lợi ích chung là cơ sở nền tảng cho mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ. Với Việt Nam, Ấn Độ với tư cách là cường quốc kinh tế đang lên sẽ là điểm kết nối phù hợp cho những quan tâm an ninh và tăng trưởng kinh tế của mình.

Sau khi Chính phủ Narendra Modi lên cầm quyền ở New Delhi, Ấn Độ mong muốn thúc đẩy những mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, và theo chiến lược này, Ấn Độ cũng đặt trọng tâm vào duy trì những mối quan hệ thân thiện với các quốc gia láng giềng mở rộng, xác định lại “chính sách hướng về phía Đông” (look east policy) thành “chính sách hành động về phía Đông” (act east policy), theo đó cố gắng hết sức để tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia Đông Nam Á. Theo suy nghĩ của Thủ tướng Modi, với Ấn Độ, Việt Nam vẫn là hòn đá tảng trong khuôn khổ ASEAN. Kể từ 2007, các quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam được dựa trên 3 tiền đề: (i) chính trị và ngoại giao, (ii) kinh tế và thương mại, và (iii) văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, những nỗ lực tiếp xúc trực tiếp giữa hai bên cũng đóng vai trò quan trọng.

Ấn Độ hiện nằm trong số những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ thương mại song phương giữa hai nước đã tăng trong những năm qua. Hai nước đã nhất trí đạt mục tiêu mới là 15 tỷ USD đến năm 2020.

Năm nay Việt Nam là quốc gia điều phối viên của ASEAN và sẽ giữ vị trí này  trong 3 năm. Đây sẽ là cơ hội vàng để Ấn Độ - ASEAN và Việt Nam cùng nhau hành động vì sự phát triển và thịnh vượng chung của khu vực.

Các nhà lãnh đạo và toàn thể nhân dân Ấn Độ hết sức tôn trọng Việt Nam và ngưỡng mộ sự chân thành, giản dị, tận tâm đầy giá trị nhân văn cao cả và dũng khí của người Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ đảm đương được trách nhiệm to lớn là quốc gia lãnh đạo của các nước ASEAN khác trong 3 năm tới.

ASEAN mà Việt Nam là thành viên nhất định hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế với sự hợp tác tích cực với Ấn Độ. Nhân dân Ấn Độ chúng tôi luôn sát cánh với nhân dân Việt Nam trên mọi lĩnh vực phát triển như nông nghiệp, kinh tế, giáo dục, môi trường, công nghệ thông tin, dược phẩm, an ninh và tham gia chiến lược./.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ lược dịch


* Tiến sĩ, Tổng biên tập World Focus, Giám đốc điều hành Quỹ Nghiên cứu đương đại (FCS), New Delhi, Ấn Độ.

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục