Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Kho lịch sử Ấn Độ Dương (Phần 2)

Kho lịch sử Ấn Độ Dương (Phần 2)

Trong thời gian chuẩn bị cho hội nghị về biến đổi khí hậu COP26 dự kiến diễn ra vào tháng 11/2021 tại Glasgow, Scotland, tờ bào The Conversation (Úc) đã chuẩn bị một loạt bài gồm 5 phần mang tên Oceans 21 để xem xét lịch sử và tương lai của các đại dương trên thế giới. Đây là bài đầu tiên trong loạt bài nghiên cứu các mạng lưới thương mại Ấn Độ Dương cổ đại.

03:25 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Lịch sử sâu sắc của Ấn Độ Dương

Mặc dù Ấn Độ Dương có đặc điểm địa lý thuận lợi cho giao thông hàng hải và đã nhận được nhiều sự chú ý, nhưng độ sâu của Ấn Độ Dương hầu như không có trong trí tưởng tượng về văn hóa hoặc lịch sử. Nước của Ấn Độ Dương chiếm gần 20% tổng thể tích của các đại dương và điểm sâu nhất của nó, vực Sunda của rãnh Java, nằm dưới bề mặt nước biển gần 8 km. Tuy nhiên, đáy biển của Ấn Độ Dương, giống như nhiều đại dương trên thế giới, phần lớn chưa được lập bản đồ.

Đặc điểm đáy đại dương sẽ quyết định các loại hình thời tiết, trữ lượng cá và nguy cơ sóng thần. Các cuộc thăm dò ban đầu của các công ty khai thác đã phát hiện ra các mỏ giàu khoáng chất trên miệng núi lửa dưới lòng biển, trong khi các loài sinh vật mới vẫn tiếp tục được phát hiện.

Độ sâu của Ấn Độ Dương ít được nghiên cứu so với độ sâu của các đại dương khác, vì lý do kinh tế: nó bị bao quanh bởi các nước kém phát triển. Chuyến thám hiểm Ấn Độ Dương Quốc tế lần thứ hai (IIEO-2) chỉ được khởi động vào năm 2015, 50 năm sau chuyến đầu tiên, nhằm mục đích tăng cường hiểu biết về các đặc điểm sinh học và hải dương học của Ấn Độ Dương chưa từng được lấy mẫu khảo sát, cũng như sự thay đổi diễn ra trong lòng đại dương.

Việc chú ý đến thế giới dưới đấy biển ngày càng trở nên quan trọng trong thời kỳ biến đổi khí hậu do các hoạt động của con người. Ấn Độ Dương đang ấm lên nhanh hơn bất kỳ đại dương nào khác, và đang giữ trong lòng đại dương hơn 70% tổng lượng nhiệt mà lớp nước biển cao hơn hấp thụ kể từ năm 2003. Các hòn đảo ở Ấn Độ Dương – ví dụ đảo Maldives nổi tiếng - đã bị nhấn chìm do nước biển dâng toàn cầu.

Các hình thái lốc xoáy đang dịch chuyển xa hơn về phía nam và xảy ra thường xuyên hơn do nhiệt độ đại dương gia tăng. Gió mùa, nền tảng cho mạng lưới vận chuyển của Ấn Độ Dương và các mô hình mưa dọc đường bờ biển, đang mất dần sức mạnh và ngày càng khó dự đoán.

Các vị thần, linh hồn và tổ tiên

Mặc dù đáy Ấn Độ Dương còn chưa được khám phá, nhưng câu chuyện về đáy Ấn Độ Dương không phải là kém phổ biến trong trí tưởng tượng của mọi người. Đại dương nhộn nhịp với các thủy thần, thần tiên, nàng tiên cá và linh hồn tổ tiên - một thế giới tàu ngầm thần thoại phản ánh chủ nghĩa đô thị hóa của các quần thể trên đất liền.

Ở miền nam châu Phi, sự kết hợp này đặc biệt phong phú: các loài thủy sinh Khoisan/Đệ nhất quốc gia, các vị djinns đạo Hồi, là những câu chuyện được kể bởi nô lệ Đông Nam Á, tổ tiên châu Phi, một trong những lãnh thổ của họ là đại dương và những ý tưởng của đế quốc Anh về sự lãng mạn của biển.

Những ý tưởng này tương tác nhau và biến các vùng duyên hải thành kho tàng giàu ký ức và lịch sử. Những ý tưởng đó đã được khám phá bởi Khoa học Nhân văn Đại dương trong dự án Các quốc gia đang phát triển Nam địa cầu (Global South). Tác phẩm của Confidence Joseph, Oupa Sibeko, Mapule Mohulatsi và Ryan Poinasamy khám phá đề tài văn học và nghệ thuật của vùng nước kỳ vỹ của miền Nam châu Phi.

Khoa học viễn tưởng dự báo tương lai cũng đang hướng đến nghiên cứu đáy sâu của Ấn Độ Dương. Tác phẩm Những tấm thảm trôi (Floating Rugs) của Mohale Mashigo nói về cộng đồng tàu ngầm trên bờ biển phía đông của Nam Phi. Những câu chuyện của Mia Couto từ đường bờ biển Mozambique từ lâu đã kết hợp thần thoại về nàng tiên cá với sinh vật biển. Cuốn tiểu thuyết Biển rồng bay  (The Dragonfly Sea) của Yvonne Adhiambo Owuor kể lại các câu chuyện kết nối các mạng lưới châu Á-Phi đương đại với vùng dưới đáy biển.

Khai thác mỏ dưới biển sâu

Một số cuộc khám phá mỏ dưới đáy đại dương có vẻ là khoa học viễn tưởng phi thực tế, nhưng không phải vậy.

Cơ quan đáy biển quốc tế (ISA), một chi nhánh của Liên hợp quốc hoạt động từ năm 2001 và chịu trách nhiệm phân chia các khu vực khai thác biển tiềm năng, đã cấp các hợp đồng thăm dò khai thác ở Ấn Độ Dương. Đồng thời, các nhà nghiên cứu đang phát hiện ra một số lượng đáng kinh ngạc các loài sinh vật đại dương dưới đáy biển sâu mới trên cùng một địa điểm.

Thế giới tàu ngầm từ lâu đã bị khai thác để làm giàu. Lịch sử về lặn ngọc trai ở Ấn Độ Dương - như trong truyện Hai vạn dặm dưới đáy biển (Twenty Thousand Leagues under the sea) của Jules Verne - được thể hiện trong thực tế hoạt động buôn bán bào ngư bất hợp pháp ngày nay. Những kẻ săn trộm trên bờ biển Nam Phi không dụng cụ lặn, thu hoạch bào ngư để buôn bán với các thị trường châu Á, liên kết tài nguyên dưới biển với thế giới tội phạm ngầm ở Ấn Độ Dương, sử dụng cùng tuyến hàng hải với mạng lưới thương mại cổ đại.

Đôi khi, những mạng lưới này là nguồn gốc của của cải. Ví dụ, trên đảo Mozambique, những mảnh gốm lam được buôn bán trên khắp Ấn Độ Dương là một trong những đối tượng của hoạt động buôn bán săn tìm kho báu ngày nay. Trong khi một số kho báu được bán bởi những người buôn bán cổ vật, một số khác cung cấp bằng chứng quan trọng cho nghiên cứu khảo cổ hàng hải. Gần đây, Dự án Xác tàu nô lệ (SWP) đã phát hiện ra những xác tàu đắm nô lệ cung cấp những biểu tượng cụ thể về việc buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương và liên kết nó với lịch sử nô lệ Ấn Độ Dương.

Các khu vực mặt nước cổ xưa của các thành phố cảng Đông Phi như Mombasa, Zanzibar và Lamu nổi bật bởi các tòa nhà với lớp sơn trắng tinh. Kiến trúc này vẫn còn hiện diện tới ngày nay. Nó lặp lại truyền thống hàng thế kỷ về xây dựng nhà ở, nhà thờ Hồi giáo và lăng mộ từ đá san hô trắng và được quét vôi. Được làm từ vỏ sò và san hô, và các sinh vật sống dưới biển, thạch cao phát sáng khiến tàu thuyền có thể nhìn rõ các thành phố cảng từ xa.

Cuộc sống dưới đáy đại dương và lịch sử loài người luôn song hành gắn kết nhau. Và hiện nay, tính liên kết của chúng ngày càng được các nhà văn, nghệ sĩ và học giả chú ý và nghiên cứu.

Tác giả: Isabel Hofmeyr, Giáo sư văn học châu Phi, Đại học Witwatersrand, và Charne Lavery, Giảng viên, nghiên cứu viên Đại học Pretoria.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.indepthnews.net/index.php/sustainability/climate-action/4047-the-rich-historical-archive-that-is-the-indian-ocean

Bấm vào đây để đọc Phần 1 

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article 

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục