Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: lấy ASEAN làm trung tâm và tầm quan trọng của Ấn Độ

Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: lấy ASEAN làm trung tâm và tầm quan trọng của Ấn Độ

Buổi Tọa đàm "Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: lấy ASEAN làm trung tâm và tầm quan trọng của Ấn Độ", do Báo cáo viên Ram Madhav trình bày, sẽ được tổ chức tại Hội trường 2, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, từ 9h30 sáng thứ Ba, 28/3/2023. Trân trọng kính mời quý vị quan tâm tham gia tọa đàm.

10:01 23-03-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Người Ấn Độ phần lớn đã quên rằng họ có ảnh hưởng rộng lớn đối với khu vực Đông Nam Á trong thiên niên kỷ đầu tiên của kỷ nguyên hiện tại cho đến khi một số học giả châu Âu, như học giả người Pháp George Coedes và Sylvain Levi bắt đầu khám phá và tìm hiểu câu chuyện dưới những lớp hiện vật khảo cổ vào thế kỷ 19 và thế kỷ 20. Các học giả Ấn Độ như Neelakantha Sastry đã thu thập các dữ liệu về chủ đề này trong thế kỷ 20; nhưng nghiên cứu học thuật của Ấn Độ trong lĩnh vực này rất ít ỏi.

Cuộc xâm nhập của người Ấn Độ vào các vùng đất phía đông Ấn Độ, trong các đại dương bao la, đã bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất sau công nguyên và tiếp tục cho đến những thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ hai. Mối bận tâm lớn hơn của giới tinh hoa cầm quyền Ấn Độ với các cuộc xâm lược từ phương Tây, bắt đầu từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất và tiếp tục trải qua các trận chiến bất tận trong cả thiên niên kỷ thứ hai, đã dẫn đến sự mất kết nối giữa Ấn Độ đại lục và các vùng đất mà Ấn Độ có ảnh hưởng văn hóa.

Lịch sử ghi lại ảnh hưởng của Ấn Độ trong thiên niên kỷ thứ nhất kéo dài từ lưu vực sông Mê Kông đến bán đảo Mã Lai. Hoạt động khảo cổ cho thấy văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng tới nhiều di tích tương tự như quần thể đền thờ tráng lệ ở Angkor ở Campuchia vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trong khu vực, nơi được các học giả đặt tên là “Ấn Độ mở rộng” hay “vùng Ấn Độ rộng lớn bên ngoài Ấn Độ”. Không chỉ các địa điểm khảo cổ, nhiều quốc gia trong khu vực vẫn còn mang ảnh hưởng văn hóa và tôn giáo trong ngôn ngữ, nghệ thuật, múa, kịch, lễ hội và thậm chí cả gia đình, xã hội và nghệ thuật quản lý xã hội. Ví dụ, nhà vua ở Thái Lan được gọi là Rama (tên vị thần Ấn Độ), và quốc vương Thái Lan hiện tại có tên hiệu là Rama X.

Mặc dù các nhà sử học châu Âu đã mô tả khu vực chịu ảnh hưởng của Ấn Độ là “Ấn Độ mở rộng” hay “vùng Ấn Độ rộng lớn bên ngoài Ấn Độ”, nhưng mô tả này có thể không hoàn toàn phù hợp. Những người di cư Ấn Độ - hoàng gia, thủy thủ, thương nhân, nhà sư - không gặp phải bất kỳ sự man rợ thiếu văn minh nào ở những vùng đất mà họ đã đến thăm. Ngược lại, những xã hội có tổ chức đó đều ưu đãi họ với một hệ thống giá trị có nhiều điểm tương đồng với hệ thống giá trị của những vị khách đến từ Ấn Độ. Do đó, cái gọi là Ấn Độ hóa của vùng đất Ấn Độ ngoài lãnh thổ Ấn Độ là một sự phóng đại bởi vì những gì thực sự xảy ra là sự giao thoa của các nền văn hóa Ấn Độ và bản địa.

Tương tác của các nền văn hóa

Cả Ấn Độ và Đông Nam Á đều đã có người sinh sống từ thời tiền sử trong những khu định cư có tổ chức, không chỉ để kiếm ăn mà còn để làm nông nghiệp và thờ cúng tín ngưỡng. Trong lịch sử, con người đã di cư và đồng hóa, đan xen và trao đổi. Cả hai nền văn hóa đều không có bất kỳ thực tại nguyên sơ nào.

Sự tác động lẫn nhau của các nền văn hóa đã bắt đầu ở khu vực này vào đầu thiên niên kỷ đầu tiên của Công nguyên. Ptolemy là một trong những người đầu tiên ghi lại cuộc giao tranh này bên cạnh một số học giả Trung Quốc vào Thế kỷ thứ 2 và thứ 3 sau Công nguyên. Cuộc giao chiến đầu tiên được ghi nhận là tại Phù Nam, vùng đồng bằng hạ lưu sông Mê Kông bao gồm miền nam Việt Nam và bán đảo Mã Lai, vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Câu chuyện ghi lại rằng một du khách Ấn Độ tên là Kaundinya đã đến vương quốc Phù Nam, kết hôn với công chúa và thành lập đế chế Ấn Độ đầu tiên trong khu vực. Các cuộc khai quật các khu định cư của người Pyu ở Myanmar ngày nay cho thấy bằng chứng về sự tiếp xúc sớm nhất của Đông Nam Á với Ấn Độ, và một trong những địa điểm được gọi là Beikthano, là từ phái sinh của Vaikuntha, hay “Thành phố của thần Vishnu”.

Các làn sóng di cư liên tiếp xảy ra từ các vương quốc như Kalinga ở Orissa đến Cholas, Pallavas và Pandya ở Tamil Nadu.

Vào khoảng thời gian này, người Trung Quốc cũng đang mạo hiểm tiến vào cùng một khu vực địa lý. Các bộ phận của khu vực, như miền bắc Việt Nam đã chứng kiến ảnh hưởng của người Trung Quốc trước khi ảnh hưởng của Ấn Độ đến đó. Nhưng có một sự khác biệt rõ rệt trong cách thức mở rộng diễn ra. Trong trường hợp của người Trung Quốc, những chiến binh bước những bước đầu tiên đến vùng đất mới, sau đó là những thương nhân. Do đó, ảnh hưởng của Trung Quốc chỉ giới hạn ở những khu vực chịu sự khuất phục của quân đội Trung Quốc, sau đó là các thương nhân Trung Quốc.

Ảnh hưởng của Ấn Độ không đi theo quỹ đạo đó. Hầu như không có bất kỳ hoạt động quân sự nào xảy ra từ phía Ấn Độ trong khu vực này. Nó luôn luôn là một ảnh hưởng lành tính thông qua các linh mục đạo Hindu, tu sĩ Phật giáo và các học giả tôn giáo khác, sau đó là các thủy thủ và thương nhân. Trên thực tế, ảnh hưởng chính đối với các khu vực này là của Ấn Độ giáo và Phật giáo, những dấu ấn của nó vẫn còn hiện diện rõ ràng tới hiện nay.

Tiếng Phạn cũng có ảnh hưởng rộng lớn đối với ngôn ngữ và văn học của khu vực. Ramayana là câu chuyện phổ biến nhất ở nhiều quốc gia trong khu vực cho đến ngày nay. Đó là Ramakien ở Thái Lan, nơi có một thành phố tên là Ayutthaya được đặt theo tên của Ayodhya. Ở Lào, phiên bản phổ biến của Ramayana được gọi là Pha Lak Pha Lam, trong khi ở Philippines, câu chuyện dân gian có nhiều điểm tương đồng với Ramayana. Một bản chuyển thể của Ramayana có tên là Yama Zatddaw đã phổ biến trong truyền khẩu ở Myanmar. Ở Indonesia, Ramayana được gọi là Kakawin Ramayana. Ở bán đảo Mã Lai nó được gọi là Ramayana Hikayat Seri Rama.

Các cuộc di cư đã dẫn đến việc thành lập các vương quốc Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á, từ Campuchia đến Bali, người Ấn Độ, không giống như người Trung Quốc, hầu như không được coi là thực dân. Trong khi người Trung Quốc trở thành những người cai trị các khu vực chịu ảnh hưởng của họ, thì người Ấn Độ hài lòng với việc cố vấn cho các thủ lĩnh địa phương, những người đã cải sang tôn giáo mà những người di cư mang theo.

Nhà sử học nổi tiếng K A Nilakantha Sastry, trong bài phát biểu trước phiên họp thứ 9 của Đại hội Lịch sử Ấn Độ năm 1946, nhấn mạnh rằng sự xâm nhập của Ấn Độ dường như luôn diễn ra trong hòa bình, không nơi nào nó đi kèm với chiến tranh hay sự hủy diệt.

Giải thích thêm về điểm này, Coedes viết: “Không hề bị những kẻ chinh phục tiêu diệt, các dân tộc bản địa ở Đông Nam Á đã tìm thấy trong xã hội Ấn Độ một khuôn khổ mà trong đó xã hội của họ có thể hội nhập và phát triển. Người Ấn Độ không tham gia vào các cuộc chinh phạt và thôn tính quân sự dưới danh nghĩa của nước lớn hay mẫu quốc. Các quốc gia bị Trung Quốc chinh phục bằng quân sự phải áp dụng hoặc sao chép các thể chế, phong tục, tôn giáo, ngôn ngữ và chữ viết của họ. Ngược lại, những quốc gia mà Ấn Độ chinh phục một cách hòa bình đã bảo tồn những điều cốt yếu của các nền văn hóa riêng của họ và phát triển chúng cách riêng. Chính điều này giải thích sự khác biệt, và ở một mức độ nào đó, tính độc đáo của các nền văn minh Khmer, Chăm và Java, mặc dù có chung nguồn gốc Ấn Độ”.

Sau gần một thiên niên kỷ, sự tái hợp tác có tổ chức của Ấn Độ với khu vực này bắt đầu vào cuối thiên niên kỷ thứ hai. Có công lao của Thủ tướng P V Narasimha Rao vì đã nêu rõ ý tưởng Hướng Đông vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Dưới thời Thủ tướng Vajpayee, nó đã được nâng cấp thành Chính sách Hành động phía Đông. Chính phủ Ấn Độ ngày nay đang tích cực tham gia vào việc tăng cường quan hệ với các nước ASEAN, những nước chủ yếu cấu thành khu vực ảnh hưởng văn hóa của Ấn Độ trong quá khứ. Các nỗ lực đang được tiến hành để bảo tồn, bảo vệ và khôi phục nhiều biểu tượng và cấu trúc đại diện cho mối quan hệ văn minh giữa ASEAN và Ấn Độ.

Một trong những mối liên kết chính giữa khu vực và Ấn Độ là thương mại. Người Ấn Độ luôn coi vùng này là 'Vùng đất vàng' - 'Suvarna Bhumi'. Có cơn sốt vàng sau đó là buôn bán gia vị và kim loại quý. Triều đại Gupta ở Bắc Ấn Độ và triều đại Chola ở Nam Ấn Độ tổ chức nhiều hoạt động thương mại lớn diễn ra giữa khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Thương nhân và thủy thủ là đại sứ của Ấn Độ.

Ấn Độ có hiệp định thương mại tự do với ASEAN ngày hôm nay và thương mại song phương đã chạm mốc 110,40 tỷ USD.

Tầm quan trọng không kém là sự tham gia học thuật. Các trường đại học như Nalanda và Sanchi, từng là trung tâm học tập ở bậc đại học về Ấn Độ giáo và Phật giáo, từng là điểm đến chính của sinh viên từ nhiều quốc gia ở vùng Đông Nam Á. Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện các bước, phối hợp với các quốc gia trong khu vực, để khôi phục vinh thời vàng son trong quá khứ của Đại học Nalanda.

Trao đổi văn hóa, tri thức và giao lưu giữa người với người nên tạo thành một trụ cột quan trọng trong quan hệ của chúng ta với khu vực. Hợp tác Sông Mê Koong, Sông Hằng nhằm phục hồi sự hợp tác giữa người dân lưu vực sông Mekong và sông Hằng trong các lĩnh vực du lịch, giáo dục, văn hóa và giao lưu nhân dân là một sáng kiến quan trọng theo hướng này.

Ấn Độ và Đông Nam Á: Kết nối

Kết nối là chìa khóa để tạo điều kiện trao đổi văn hóa xã hội và là ưu tiên quan trọng mà chúng tôi đang thực hiện. Ấn Độ chia sẻ cả biên giới trên bộ và trên biển với ASEAN. Mối liên kết giữa các quốc gia và cộng đồng Đông Bắc của ASEAN và Ấn Độ không chỉ là sự gần gũi về địa lý mà còn là quan hệ huyết thống. Chủng tộc Tai từ Thái Lan có hậu duệ là người Ahoms, sống ở bang Assam phía đông bắc Ấn.

Người Khamtis là hậu duệ của người Tai từ Thái Lan và Myanmar cũng được tìm thấy ở cả Assam và Arunachal Pradesh. Trong khi đó, người Khasis ở Meghalaya được cho là có mối liên hệ tổ tiên với Thái Lan. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải làm nhiều việc trong lĩnh vực kết nối, cả trên đất liền cũng như trên biển.

Dân số Ấn Độ nhập cư đến Đông Nam Á vào thế kỷ 18 và 19 với tư cách là công nhân đồn điền và khai thác mỏ bởi những người cai trị từ nước Anh, là một tài sản lớn đối với Ấn Độ ngày nay. Chỉ riêng Malaysia có gần 2 triệu người gốc Ấn Độ, tạo thành cộng đồng người Ấn Độ lớn thứ hai ở nước ngoài, sau Hoa Kỳ. Họ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và công cộng của đất nước.

Tất cả điều này đòi hỏi rất nhiều nghiên cứu và học tập. Đáng buồn thay, các học giả Ấn Độ đơn giản đã quên rằng họ có những vùng rộng lớn trong khu vực láng giềng gần, nơi có nền văn minh và văn hóa sống động, nếu không muốn nói là hoàn toàn, được tiếp thu một phần từ Ấn Độ. Nó đã được để lại cho người Pháp và các học giả châu Âu khác trong thế kỷ trước khám phá khía cạnh này của Ấn Độ. Đã đến lúc các học giả trong khu vực quan tâm nhiều hơn đến chủ đề này.

Ngoài thiện chí được tạo ra bởi sự giao thoa văn hóa, sẽ nảy sinh mối liên kết mạnh mẽ giữa các vùng Sông Mekong và Sông Hằng để gắn kết và hợp tác nhiều hơn trong những năm tới.

Nội dung trên sẽ được trao đổi tại tọa đàm "Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: lấy ASEAN làm trung tâm và tầm quan trọng của Ấn Độ", do báo cáo viên Ram Madhav trình bày. 

Ram Madhav là một chính trị gia, nhà lãnh đạo xã hội, tác giả và nhà tư tưởng người Ấn Độ. Tiến sĩ Madhav là Thành viên sáng lập của Hội đồng Quản trị Ấn Độ (India Foundation), một cơ quan nghiên cứu tư vấn chính sách (Think-tank) có trụ sở tại New Delhi, Ấn Độ. Trong hơn một thập kỷ của cơ quan India Foundation, Tiến sĩ Madhav là người phụ trách các sáng kiến đa phương đa quốc gia và toàn cầu thường niên, như Hội nghị Ấn Độ Dương, Hội nghị Dharma-Dhamma, Hội nghị Thượng đỉnh Thanh niên ASEAN-Ấn Độ, và Hội nghị Chống Khủng bố, có sự tham gia của nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo của các chính phủ, và các học giả. Gần đây nhất, Tiến sĩ Madhav đã đưa ra sáng kiến triển khai Diễn đàn Tôn giáo-20 (R20) như một phần trong nhiệm kỳ chủ tịch của Ấn Độ tại G20.

Trước đây, Tiến sĩ Madhav đã từng là Tổng Bí thư Quốc gia của Đảng Bharatiya Janata (BJP) trong giai đoạn 2014-2020, chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề chính trị Jammu & Kashmir, Assam và các bang Đông Bắc khác của Ấn Độ.

Là một tác giả và nhà tư tưởng nổi tiếng, Tiến sĩ Madhav đã có hơn 300 ấn phẩm được xuất bản. Ông là tác giả của một số cuốn sách bằng tiếng Anh và tiếng Telugu bao gồm “Mô hình Hindutva – Chủ nghĩa nhân văn toàn diện và cuộc tìm kiếm một thế giới quan phi phương Tây”; “Vì Ấn Độ là trên hết: Những suy nghĩ về chủ nghĩa dân tộc, bản sắc và văn hóa” và “Những người láng giềng khó chịu: Ấn Độ và Trung Quốc sau 50 năm chiến tranh”. Cuốn sách gần đây nhất của ông “Tự do bị chia cắt” khám phá lịch sử chưa kể về sự chia cắt của Ấn Độ vào năm 1947 và sự ra đời của Pakistan. Ông thường xuyên có bài đăng trên các báo lớn như The Indian Express, The Hindustan Times và OPEN Magazine và nhiều báo khác. Ông từng là biên tập viên của Bharatiya Pragna, một tạp chí hàng tháng bằng tiếng Anh do Pragna Bharati xuất bản, và là phó tổng biên tập của Jagriti, một tuần báo tiếng Telugu.

Được đánh giá cao về những đóng góp của mình trong lĩnh vực tư duy chiến lược, triết học chính trị và chính sách đối ngoại của Ấn Độ, Tiến sĩ Madhav đã đi nhiều nơi và phát biểu tại các diễn đàn như Câu lạc bộ Thảo luận Valdai ở Nga, Diễn đàn R20 ở Indonesia, Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Diễn đàn An ninh Halifax tại Canada, Diễn đàn Hội nhập Á-Âu Sochi tại Nga, Diễn đàn Chính trị BRICS tại Trung Quốc và Hội nghị Hòa bình Thế giới tại Thái Lan.

Trân trọng kính mời các nhà khoa học tới tham dự tọa đàm do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, ông Ram Madhav là báo cáo viên.

Tọa đàm "Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: lấy ASEAN làm trung tâm và tầm quan trọng của Ấn Độ"

Thời gian: 9h30 đến 11h00, thứ Ba, ngày 28 tháng 3 năm 2023

Địa điểm: Phòng họp số 2, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 135 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội

Chú thích ảnh: Ông Ram Madhav, India Foundation.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục