Khủng hoảng thiếu than ở Ấn Độ
Theo cơ quan điện lực trung ương Ấn Độ (CEA), 101 nhà máy điện than với tổng công suất khoảng 121 GW (giga watt) có lượng than dự trữ đủ cho hoạt động dưới 8 ngày. Trong đó có 22 nhà máy điện than có tổng công suất trên 27 GW có lượng than dữ trữ chỉ đủ cho hoạt động dưới 1 ngày theo tính toán vào ngày 24 tháng 10 năm 2021. Trong số 101 nhà máy có trữ lượng than cực kỳ thấp, hai nhà máy đầu cơ có lượng than dự trữ dưới 5 ngày (so với lượng dự trữ thông thường là 15 ngày) và 3 nhà máy khác có lượng than dự trữ ít hơn 3 ngày. Trong số các nhà máy không đầu tư hầm lò, 37 nhà máy có lượng than dự trữ dưới 7 ngày và 49 nhà máy có lượng than dự trữ đủ cho dưới 4 ngày (so với lượng dự trữ thông thường là 20-25 ngày). Trong số các nhà máy cách xa mỏ than hơn 1.500 km (km), có hai nhà máy có lượng dự trữ than dưới 9 ngày và 8 nhà máy dự trữ dưới 5 ngày (so với lượng dự trữ thông thường là 30 ngày). Điều này chỉ ra rằng, các nhà máy điện than có công suất tới 70% lượng điện than của Ấn Độ đã ở vào trạng thái dự trữ than thấp và siêu thấp vào ngày 24 tháng 10 năm 2021.
Nguyên nhân khách quan
Các nhà máy giải thích lượng than dự trữ thấp là do nguồn cung than thấp hơn dự kiến. Điều này có thể bắt nguồn từ việc mùa mưa kéo dài ảnh hưởng đến cả sản xuất than cũng như việc vận chuyển than. Các nguyên nhân khác khiến lượng than dự trữ thấp trong kho của các nhà máy điện là do nhu cầu than trong nước cao hơn, do chính sách “tự lực cánh sinh” của chính phủ làm tăng nhu cầu về than trong nước. Chênh lệch giá giữa than trong nước và than giao dịch quốc tế là đáng kể, thúc đẩy nhu cầu mua than trong nước ngay cả từ các nhà máy điện thường phụ thuộc vào than nhập khẩu. Sự phục hồi của nền kinh tế và sự gia tăng nhu cầu điện sau khi ngừng hoạt động do phong tỏa là những nguyên nhân khác để giải thích cho cuộc khủng hoảng thiếu than. Vào tháng 7 năm 2021, nhu cầu điện năng đạt mức cao nhất mọi thời đại ở Ấn Độ là 200.570 MW, vượt trên 9% so với nhu cầu đỉnh cao thời trước COVID-19 (182.533 MW). Nhu cầu điện đã cho thấy một xu hướng tăng kể từ khi kết thúc làn sóng thứ nhất của đại dịch, và đã tăng trở lại sau một đợt giảm nhẹ trong làn sóng đại dịch thứ hai.
Nguyên nhân chủ quan
Cuộc khủng hoảng thiếu than xảy ra trước đại dịch COVID-19 nhưng dịch bệnh đã làm tình hình trầm trọng thêm. Các nhà máy nhiệt điện than phải chịu gánh nặng của sự sụt giảm nhu cầu điện vào năm 2020, do nguồn điện mặt trời (quang điện) và các nguồn năng lượng tái tạo (RE) khác được ưu tiên tiếp cận lưới điện, đồng thời phát điện bằng khí đốt trải qua đà tăng do giá LNG (khí thiên nhiên lỏng) quốc tế thấp kỷ lục trong mùa xuân và mùa hè năm 2020. Hệ số tải (PLF) của các nhà máy nhiệt điện đã giảm từ mức cao 64% vào tháng 4 năm 2019 xuống khoảng 42% trong tháng 4 năm 2020. Đây là một thực tế đi xuống đối với các nhà máy nhiệt điện có PLF trong khoảng 75-80% vào đầu những năm 2000. Đầu tư hàng năm vào than cho sản xuất điện đã giảm từ mức đỉnh 28 tỷ USD năm 2010 xuống 11 tỷ USD năm 2019, và dự kiến sẽ giảm tiếp trong những thập kỷ tới. Vào tháng 1 năm 2021, Chính phủ Ấn Độ thông báo rằng, khu vực công và các công ty tư nhân sẽ đầu tư 4 nghìn tỷ INR vào lĩnh vực than trong thập kỷ hiện nay. Theo Chính phủ Ấn Độ, ngành than sẽ đóng góp lớn nhất cho mục tiêu kinh tế 5 nghìn tỷ USD của Ấn Độ. Đầu tư dự kiến vào lĩnh vực than có thể thành hiện thực hoặc có thể không thành hiện thực nhưng nếu thành hiện thực thì số tiền đầu tư vẫn thấp hơn nhiều so với mức đầu tư đỉnh cao vào năm 2010.
Một vấn đề cơ cấu khác đằng sau cuộc khủng hoảng thiếu than là sự bất hợp lý về công suất của năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, trong việc đáp ứng sự đa dạng của nhu cầu dùng điện. Tỷ trọng than trong sản xuất điện ở Ấn Độ vẫn ở mức khoảng 70% kể từ những năm 1990, bất chấp sự hỗ trợ dành cho các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo (NLTT). Sự tăng trưởng vượt bậc của NLTT đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng, nhưng không thể ngăn cản sự phát triển của công suất than. Từ năm 2012 đến năm 2021, công suất bổ sung NLTT tăng trung bình trên 17% trong khi công suất điện than tăng khoảng 7%. Trong cùng thời kỳ, sản lượng nhiệt điện than tăng hơn 7% và sản xuất NLTT tăng khoảng 13%. Sản xuất điện từ các máy phát nhiệt đã thay thế NLTT nhưng không trì hoãn nhu cầu công suất từ các máy phát điện đó do mối tương quan thấp giữa sản xuất NLTT và nhu cầu điện lúc cao điểm ở Ấn Độ.
Vấn đề đặt ra
Trong chiến lược hiện nay, tỷ trọng năng lượng mặt trời chiếm ưu thế, chi phí giảm thiểu CO2 (carbon dioxide) được cho là lớn hơn hoặc bằng các ước tính về chi phí xã hội của carbon (SCC). Chi phí giảm thiểu CO2 được cho là sẽ thấp hơn nếu Ấn Độ trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng và nhu cầu quốc gia của nước này ngày càng tương đồng với cách dùng điện ở 2 thành phố lớn Delhi và Mumbai. Điều này là do nhu cầu của Delhi và Mumbai có mối tương quan tốt trong việc sử dụng và mục tiêu NLTT so với hỗn hợp các loại năng lượng, dẫn đến NLTT được sử dụng nhiều hơn và ít bị cắt giảm. Nhưng trong tương lai, nhu cầu cao điểm ước tính sẽ cao hơn, đòi hỏi phải tăng công suất phát nhiệt mới. Trớ trêu thay, nếu Ấn Độ trải qua tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện thấp hơn, tổng lượng phát thải CO2 thấp hơn, chi phí giảm thiểu phát thải CO2 lại cao hơn do NLTT được cắt giảm nhiều hơn. Ngay cả khi nhu cầu thấp hơn, công suất than và khí đốt mới sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cao điểm, do giá trị công suất của điện gió và mặt trời thấp. Mặc dù các nhà hoạch định chính sách và người dân Ấn Độ nhìn chung ưa thích năng lượng mặt trời, nhưng có lẽ cần phân tích một cách khách quan thành phần thích hợp của công suất Năng lượng truyền thống và NLTT để phát điện và phân bổ tài chính và chính sách một cách tương xứng.
Tác giả: Akhilesh Sati, Giám đốc Chương trình Sáng kiến Năng lượng ORF; và Lydia Powell, nghiên cứu viên Trung tâm Quản lý Tài nguyên ORF.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.orfonline.org/expert-speak/coal-stock-shocks-in-india/
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024