Kiều hối của Ấn Độ sẽ giảm 5% trong năm 2016
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), Ấn Độ, quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới năm 2015, có thể đón nhận lượng kiều hối đạt 65.5 tỷ USD trong năm nay, giảm 5% so với năm trước.
Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút này là do tăng trưởng kinh tế yếu kém ở các nước nguồn kiều hối và vòng tròn giá dầu thấp.
"Trong năm 2016, dòng kiều hối được dự kiến sẽ giảm khoảng 5% ở Ấn Độ và 3,5% ở Bangladesh, trong khi dự kiến tăng trưởng 5,1% ở Pakistan và 1,6% ở Sri Lanka", Ngân hàng Thế giới cho biết.
Mặc dù có sự sụt giảm, nhưng Ấn Độ có thể vẫn đứng đầu danh sách các nước nhận kiều hối.
WB cho biết, trong năm 2016, Ấn Độ sẽ nhận được 65.5 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc (65,2 tỷ USD). Pakistan đứng vị trí thứ năm với khoảng 20,3 tỷ USD trong năm 2016.
WB cũng cho biết, kiều hối chuyển về Nam Á dự kiến sẽ giảm 2,3% trong năm 2016, sau khi giảm 1,6% trong năm 2015.
Tăng trưởng kinh tế yếu kém
Điều này chủ yếu là do tăng trưởng kinh tế yếu kém ở các nước nguồn kiều hối và giá dầu thấp theo chu kỳ.
Ấn Độ giữ vị trí hàng đầu về kiều hối trong năm 2015, với khoảng 69 tỷ USD.
Kiều hối từ các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) tiếp tục giảm do giá dầu giảm và chính sách "quốc hữu hóa" thị trường lao động ở Ả Rập Saudi. Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) là một liên minh của sáu quốc gia: Ả Rập Saudi, Kuwait, UAE, Qatar, Bahrain và Oman.
Tăng trưởng chậm – Tình trạng “bình thường mới”
Trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu thụt lùi, lưu chuyển tiền sang các nước có thu nhập thấp và trung bình (LMICs) dường như đã bước vào một trạng thái "bình thường mới" - tăng trưởng chậm.
Trong năm 2016, dòng kiều hối đổ về các nước LMICs được dự báo sẽ đạt 442 tỷ USD, đánh dấu mức tăng 0,8% so với năm 2015.
Sự phục hồi lượng kiều hối khiêm tốn trong năm 2016 phần lớn là do sự gia tăng các luồng chuyển tiền sang khu vực Mỹ Latinh và Caribbean; Ngược lại, dòng chảy đến tất cả các khu vực đang phát triển khác hoặc giảm hoặc ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Các ngân hàng cho biết, giá dầu tiếp tục thấp là một yếu tố khiến dòng kiều hối giảm từ Nga và các nước GCC.
Ngoài ra, các yếu tố cấu trúc cũng có vai trò nhất định trong việc làm giảm kiều hối tăng trưởng.
Nỗ lực chống rửa tiền đã khiến các ngân hàng phải đóng cửa tài khoản của các nhà khai thác dịch vụ chuyển tiền, từ đó chuyển hướng hoạt động sang kênh không chính thức.
"Kiều hối tiếp tục là một thành phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, vượt qua viện trợ quốc tế. Tuy nhiên, tình trạng "bình thường mới" này của kiều hối có thể là thách thức cho hàng triệu gia đình chủ yếu dựa vào dòng tiền này”.
Ông Augusto Lopez Claros, Vụ Chỉ số - Phân tích Toàn cầu, Ngân hàng Thế giới cho biết, "điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trở thành một trong những thách thức đối với tăng trưởng kinh tế".
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch
Nguồn: http://www.thehindu.com/news/national/remittances-to-india-to-decline-by-five-per-cent-in-2016-world-bank/article9198088.ece
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ và Anh nối lại đàm phán FTA vào năm 2025
Kinh tế 03:00 20-11-2024
Ấn Độ và Mexico: Đầu tư, thương mại và những con đường hợp tác
Kinh tế 10:00 30-10-2024
Rào cản ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế ở Ấn Độ
Kinh tế 10:00 26-08-2024
Vietnam Airlines, Innovation India seal MoU for collaboration
Kinh tế 10:00 31-07-2024