Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Lan tỏa văn hóa không biên giới

Lan tỏa văn hóa không biên giới

Ấn Độ đã và đang khôi phục một số ngôi đền và di tích cổ trên khắp các quốc gia Đông Nam Á. Đây là một phần trong các sáng kiến hợp tác phát triển của Ấn Độ. Các dự án bảo tồn gần đây của Bộ Ngoại giao Ấn Độ phối hợp với khảo sát khảo cổ học của Ấn Độ và các nước đối tác đã làm phát lộ một di sản văn hóa ở Việt Nam.

03:02 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Khu vực Nam Á đã được lịch sử gọi là Suvrnabhumi, hay vùng đất vàng trong văn học cổ đại Ấn Độ, một danh hiệu đúng với sự trù phú, sôi động và thân thiện của các nền văn hóa thể hiện rõ trong các di tích cổ trên khắp các quốc gia ở vùng này. Ấn Độ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa chung trong khu vực.

Mới đây, Cơ quan Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) phát hiện một Shiv Linga bằng đá sa thạch nguyên khối có từ thế kỷ thứ 9 (Shiv Linga tượng trưng cho Thần Shiva trong Ấn Độ giáo) khi đang thực hiện dự án bảo tồn tại Quần thể Đền Chăm, một phần của Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, ở Quảng Nam, Việt Nam. Dự án này là một phần trong quan hệ đối tác phát triển giữa Ấn Độ với Việt Nam, do Bộ Ngoại giao (MEA), Chính phủ Ấn Độ tài trợ. Ấn Độ đã tích cực tham gia vào các dự án khôi phục và bảo tồn quy mô lớn, điều này đã tái khẳng định sự tồn tại của mối liên hệ văn hóa mạnh mẽ khắp khu vực từ thời cổ đại.

Công việc bảo tồn của ASI đang được thực hiện tại một số địa điểm di sản nằm ngoài biên giới Ấn Độ. Ấn Độ đã đi đầu trong việc khôi phục các di sản trên khắp Đông Nam Á, từ đền Angkor Wat ở Campuchia đến di tích Mỹ Sơn ở Việt Nam. Những sáng kiến ​​này phù hợp với chính sách của Ấn Độ nhằm thúc đẩy hoạt động tiếp cận ngoại giao lành mạnh và cùng có lợi, đồng thời mang những khía cạnh của di sản văn hóa và văn minh Ấn Độ đến với công chúng.

Các dự án, được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Ấn Độ do ASI đóng vai trò là cơ quan thực hiện, đã khẳng định lại mối quan hệ lâu đời bền chặt của Ấn Độ trên khắp Nam Á. Dưới đây là tổng hợp một số dự án quy mô lớn:

ANGKOR WAT, CAMPUCHIA

Thành phố này đạt đến đỉnh cao dưới Vương triều Jayavarmana II. Với tín ngưỡng Vaishnavism, Saivism (hai giáo phái chính của Ấn Độ giáo) và Phật giáo Đại thừa, địa điểm khảo cổ nổi bật của Angkor Wat được xây dựng bởi vua Suryavaramana II vào thế kỷ 12, với những ngôi đền tráng lệ thờ thần Shiva, Vishnu và Brahma.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ cùng với ASI đã tiến hành công tác bảo tồn trên quy mô lớn với sự hợp tác của Chính phủ Campuchia và đã có những kết quả khả quan trong bảo tồn vẻ đẹp của những ngôi đền này. Vào năm 1980, Ấn Độ là quốc gia đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi của Campuchia đối với cộng đồng thế giới nhằm giúp cứu Angkor Wat, trung tâm của vương quốc Khmer cổ trong nhiều thế kỷ. Nhóm ASI đã làm việc trong bảy năm tại khu phức hợp này, khôi phục bờ kè phía bắc của một con hào, một cửa ngõ, phòng trưng bày Samudra Manthana lớn, thư viện phía Bắc và tháp trung tâm của đền Angkor Wat cùng các phần khác.

Các bức phù điêu đặc biệt của ngôi đền, các tấm trang trí của văn hóa dân gian và các hình tượng đáng chú ý đã được khôi phục lại nguyên vẹn.

ĐỀN TA PROHM, CAMPUCHIA

Sau Angkor Wat, ASI bắt đầu trùng tu đền Ta Prohm nằm trong khu di sản thế giới Angkor. Ngôi đền Ta Prohm được xây dựng dưới thời Vua Suryavaramana VII và là trung tâm của các giáo lý của Phật giáo Đại thừa. Ngôi đền đặc biệt này là một tu viện cổ và một trường đại học, rajvihara (dinh thự hoàng gia) được nhà vua xây dựng để tưởng nhớ người mẹ kính yêu.

Theo thời gian, Ta Prohm bị cây cối và bụi rậm che phủ, đe dọa cấu trúc ban đầu. Ngôi đền cũng có nhiều tảng đá bị gò quá mức cần được dỡ bỏ để tạo lối đi thông thoáng. Dự án bảo tồn được ASI thực hiện với sự cho phép của Ủy ban Điều phối Quốc tế và Cơ quan Bảo vệ và Quản lý Angkor và Vùng Siem Reap (APSARA).

Những bức tường cổ kính trang trí những họa tiết lộng lẫy của tín ngưỡng Phật giáo và các vị Bồ tát đang trong quá trình được khôi phục lại chất lượng ban đầu.

CHÙA ANANDA, MYANMAR

Ngôi chùa Ananda của Myanmar được coi là một trong những ngôi chùa đẹp nhất theo giáo lý của Phật giáo Nguyên thủy. Được xây dựng dưới thời Vua Kyansittha thuộc triều đại Pagan. Ngôi chùa theo phong cách thanh lịch này là một ví dụ tinh tế của kiến ​​trúc Mon và có bốn pho tượng khổng lồ của Đức Phật. Các mảng tường khắc họa cuộc sống thời thơ ấu của Đức Phật, các tín đồ và những câu chuyện bí ẩn. Khu vực này đã bị nhiều hoạt động địa chấn dữ dội tàn phá, và cần được phục hồi cấu trúc và dùng hóa chất. Bộ Ngoại giao Ấn Độ cùng ASI và chính quyền địa phương đã nhận trách nhiệm khôi phục ngôi chùa này.

CHÙA VAT PHOU, LÀO

Ấn Độ có mối quan hệ bền chặt với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. ASI đã thực hiện dự án khôi phục lại ngôi chùa Vat Phou của Lào. Là một công trình kiến ​​trúc cổ có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, là một phần của thành phố quan trọng của đế chế Khmer, ngôi chùa này thờ Thần Shiva, sau này được chuyển thành trung tâm Phật giáo. ASI đã phân tích cấu trúc và hệ thống thoát nước, phục hồi cũng như soạn các tài liệu cần thiết cho việc trùng tu ngôi chùa.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng nhấn mạnh mối liên hệ lịch sử và văn hóa của Ấn Độ với Lào và bày tỏ sự hài lòng khi được tham gia vào việc trùng tu Di sản Thế giới tại Vat Phou qua cuộc trò chuyện qua điện thoại với Tiến sĩ Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Lào vào tháng 6/2020. .

THÁNH ĐỊA MỸ SƠN, VIỆT NAM

Là một trong những ngôi đền nổi bật nhất theo phong cách Bhadreswar thờ Thần Shiva, di tích có một không hai này và các đền thờ phụ được xây dựng bởi các vị vua của triều đại Champa từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 14.

Cơ quan Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ đã thành công trong bảo tồn và khôi phục lại cơ sở của thánh địa này. Biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa hai quốc gia Việt Nam - Ấn Độ. Hiện tại, công việc trùng tu đang được thực hiện tại ba nhóm đền thờ nổi bật trong quần thể.

NEPAL, INDONESIA VÀ SRI LANKA

Cơ quan Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ đã tích cực tham gia vào việc bảo tồn ngôi đền Pashupatinath ở Nepal; đền Borobudur ở Indonesia và đền Thirukuteeshwara ở Sri Lanka. Với chuyên môn khéo léo của ASI, những ngôi đền này đang được bảo tồn, được chăm sóc cẩn thận để khôi phục những nét vinh quang vốn có.

Khi các chuyên gia của ASI khôi phục những công trình kiến ​​trúc cổ đại này, không chỉ lịch sử được bảo tồn mà còn hỗ trợ quan hệ song phương. Nó cho thấy sự giao thoa của nhiều tín ngưỡng, phong tục và nghi lễ bị tác động văn hóa khác nhau đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa và tầm nhìn của Ấn Độ nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng toàn cầu. Tư tưởng của Vasudhaiva Kutumbakam (thế giới là một gia đình) thật phù hợp với những dự án bảo tồn này. Tư tưởng này đã giúp Ấn Độ củng cố lập trường thống nhất về một nền tảng văn hóa toàn cầu, nền tảng này đang phát triển mạnh mẽ hơn theo thời gian.

Chú thích ảnh: Tổng thống Ấn Độ, Ram Nath Kovind trồng cây si tại khu đền tháp Mỹ Sơn trong chuyến thăm Việt Nam, tháng 11/2018

Tác giả: Juhi Mirza có chuyên môn Khảo cổ học và là một người đam mê văn hóa cổ xưa. Bà là nhà văn sống ở thành phố Lucknow, đã đi rất nhiều các di tích và nền văn hóa cổ đại ở khắp nơi trên thế giới.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article

Nguồn: Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục