Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dự Triển lãm ảnh Kỷ niệm 125 ngày sinh Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar - Kiến trúc sư của Hiến pháp Ấn Độ

Lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dự Triển lãm ảnh Kỷ niệm 125 ngày sinh Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar - Kiến trúc sư của Hiến pháp Ấn Độ

Nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh Tiến sĩ B.R. Ambedkar, người được mệnh danh là Cha đẻ của Hiến pháp Ấn Độ hiện đại, ngày 14.4.2016, Đại sứ quán Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam phối hợp với Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Triển lãm ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

03:17 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Đến tham dự Triển lãm ảnh Kỷ niệm 125 ngày sinh Tiến sĩ  B.R. Ambedkar có Bà Nina Shengri La, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam, Ngài Jorge R. Uzcategui, Đại sứ Cộng hòa Boliva Venezuela tại Việt Nam, PGS, TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS, TS Lê Văn Toan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, và một số cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đại diện các phái đoàn ngoại giao các nước, và giảng viên, sinh viên Khoa Đông Phương học, trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Bà Nina Shengri La, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam đã phát biểu khai mạc và giới thiệu tóm tắt về tiểu sử hoat động của Tiến sĩ B. R. Ambedkar. 

Tiến sĩ B.R. Ambedkar (14.4.1891-06.12.1956), biểu tượng của niềm tin yêu và sự sống của "những người khốn khổ", người xây dựng và gìn giữ lương tâm của Ấn Độ hiện đại. Năm 1912, ông được nhận vào trường Elfinstone College ở Bombay, sau đó ông sang Mỹ để tiếp tục theo học. Ông đỗ tiến sĩ về kinh tế ở Đại học Columbia và tiếp tục sang Vương quốc Anh theo học ở trường London School of Economies.

Sau khi Ấn Độ giành được độc lập năm 1947, Thủ tướng J. Nerhu đứng ra thành lập chính phủ đầu tiên và đã bổ nhiệm B. R. Ambedkar làm Bộ trưởng Tư pháp và giao cho ông trọng trách tổ chức soạn thảo bản Hiến pháp đầu tiên của Ấn Độ. B. R. Ambedkar đã đưa vào Hiến pháp Ấn Độ nhiều tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, ví dụ như các điều khoản: cấm tất cả mọi hình thức kỳ thị giữa các tầng lớp dân chúng, bình đẳng cho người tiện dân và bình đẳng cho người phụ nữ, tự do tôn giáo, v.v.. Hơn nữa, ông còn đưa ra nhiều biện pháp cải thiện vai trò của người phụ nữ trong xã hội, nâng đỡ người nghèo khó, giúp con cái họ được đi học, mọi người đều được quyền xin việc làm tương xứng với khả năng của mình, không phụ thuộc vào giai cấp xuất thân.

B. R. Ambedkar cũng là người tổ chức, vận động khôi phục đạo Phật tại Ấn Độ - Nơi sản sinh ra một tôn giáo có nhiều tư tưởng tiến bộ nên được truyền thừa, lan toả ở nhiều nước trên thế giới.

Đại diện lãnh đạo trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi đăng cai tổ chức triễn lãm, PGS, TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng nhà trường, đã có bài phát biểu chào mừng Đại sứ quán Ấn Độ đã phối hợp với nhà trường tổ chức triển lãm những hình ảnh giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của B. R. Ambedkar – Kiến trúc sư của Hiến pháp dân chủ Ấn Độ. Ông khẳng định rằng, ở Việt Nam nói chung và Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, mọi người còn biết rất ít về TS B. R. Ambedkar. Sau sự kiện triển lãm này, người Việt Nam sẽ biết nhiều hơn về ông, về bản Hiến pháp đầu tiên của Ấn Độ.

Sau bài phát biểu của Ngài Hiệu trưởng, Ban Tổ chức đã mời bà Nina Shengri La,  Đại biện lâm thời Đại sứ quán Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam, PGS, TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS, TS Lê Văn Toan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ngài Jorge R. Uzcategui, Đại sứ Cộng hòa Boliva Venezuela tại Việt Nam cùng thắp nến khai trương triển lãm. Sau đó các đại biểu, cán bộ, sinh viên trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng xem các hình ảnh về cuộc đời, sự nghiệp của TS B. R. Ambedkar.

Triển lãm sẽ diễn ra trong hai ngày 14 và 15.4.2016.

(Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ)

Nguồn:

Cùng chuyên mục