Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Màu xanh lam trên lá cờ Ấn Độ

Màu xanh lam trên lá cờ Ấn Độ

Quốc kỳ Ấn Độ có ba sọc ngang màu vàng nghệ, trắng và xanh lục. Nhưng còn màu thứ tư thường bị bỏ qua, đó là bánh xe màu xanh lam ở trung tâm quốc kỳ.

03:55 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nói về điều này trong một bài phát biểu tại buổi lễ khai trương tàu “Barracuda” ở Mauritius vào ngày 12/3/2015. Thủ tướng Ấn Độ Modi nói: “Đối với tôi, luân xa hay bánh xe màu xanh trên lá cờ của Ấn Độ đại diện cho tiềm năng của cuộc cách mạng biển xanh, hay nền kinh tế đại dương”.[1]

Barracuda là một tàu tuần tra xa bờ (OPV) nặng 1.300 tấn do hãng Garden Reach Shipyard & Engineers (GRSE) chế tạo. Đây là tàu chiến đầu tiên được nước ngoài đặt hàng một nhà máy đóng tàu của Ấn Độ.[2] Trong bài phát biểu tại buổi vận hành tàu Barracuda, Thủ tướng Modi phác thảo tầm nhìn của Ấn Độ về Ấn Độ Dương. Ông nói về tầm quan trọng của Ấn Độ Dương đối với tương lai của thế giới và tuyên bố rằng, tất cả các quốc gia sẽ cùng thịnh vượng khi vùng biển này an toàn và tự do cho tất cả mọi người. Tầm nhìn mà Thủ tướng Ấn Độ nói tới có năm yếu tố chính[3]:

  • Ấn Độ sẽ làm mọi cách để bảo vệ đất liền và các đảo cũng như bảo vệ lợi ích của mình. Tương tự, Ấn Độ sẽ nỗ lực để đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương an toàn, an ninh và ổn định.  
  • Ấn Độ sẽ tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh với các nước bạn bè trong khu vực, đặc biệt là các nước láng giềng trên biển và các quốc đảo, đồng thời sẽ tiếp tục nâng cao năng lực an ninh hàng hải và sức mạnh kinh tế của họ.
  • Tăng cường hiểu biết lẫn nhau về các thách thức hàng hải và tăng cường khả năng phối hợp tập thể để giải quyết những thách thức thông qua các cơ chế khu vực về hợp tác hàng hải.
  • Hướng tới tương lai hợp tác và hội nhập hơn trong khu vực nhằm nâng cao triển vọng phát triển bền vững cho tất cả mọi người.  
  • Trách nhiệm chính đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương thuộc về những người sống trong khu vực này. Tuy nhiên, Ấn Độ thừa nhận thực tế là có nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng có lợi ích và lớn trong khu vực và Ấn Độ đang tham gia sâu sắc với những quốc gia đó.

Từ năm điểm nêu trên, đã xuất hiện từ viết tắt SAGAR, có nghĩa là An ninh và Tăng trưởng cho Tất cả trong Khu vực. Đây là điểm cốt lõi trong tầm nhìn của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương và trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Đó là định hướng cho sự phát triển của Ấn Độ, và nhấn mạnh không gian biển chung cần được bảo vệ. Ở một khía cạnh nào đó, điều này thể hiện sự chuyển đổi trong tư tưởng của Ấn Độ, vốn lâu nay vẫn coi mình là một cường quốc lục địa, nhưng giờ đây cũng nhìn tự nhìn nhận qua lăng kính hàng hải.

Lịch sử Ấn Độ ghi lại một truyền thống hàng hải lâu đời, trải qua khoảng thời gian hơn 5 thiên niên kỷ. Từ năm 2500 trước Công nguyên, người Harappan đã xây dựng các bến cảng nhờ dòng thủy triều tại Lothal để làm bến đậu và bảo dưỡng tàu, và có lẽ là nhóm người đầu tiên trên thế giới làm như vậy. Truyền thống hải quân mạnh mẽ của Ấn Độ đã được tài liệu hóa trong kinh sách thiêng liêng trong tôn giáo Ấn Độ, và trong các văn bản khác. Thời kỳ đế chế Chola chứng kiến đỉnh cao của sức mạnh biển của Ấn Độ cổ đại, nhưng khi Chola suy tàn vào cuối thế kỷ 13, sức mạnh biển của Ấn Độ đã suy giảm. Người Ả Rập dần dần loại bỏ người Ấn Độ khỏi hoạt động thương mại trên biển, và người Ấn Độ đã đứng ngoài cuộc khi người Bồ Đào Nha đến vùng này và nắm quyền kiểm soát nhiều vùng biển vào đầu thế kỷ XVI. Có một giai đoạn ngắn chứng kiến sự trỗi dậy của sức mạnh biển Ấn Độ là khi người Maratha tiến lên. Maharaja Shivaji đã tạo ra lực lượng hải quân của riêng mình, lực lượng này đã đạt đến đỉnh cao sức mạnh dưới sự chỉ huy của các đô đốc nổi tiếng như Sidhoji Gujar và Kanhoji Angre. Nhưng khi Angre qua đời, sức mạnh hải quân của Maratha suy giảm.[4]

Một khía cạnh thú vị cần được lưu ý là mối quan hệ tương hỗ giữa sự thịnh vượng kinh tế của Ấn Độ và quyền kiểm soát các vùng biển của nước này. Khi Ấn Độ mất quyền kiểm soát các vùng biển, các thế lực bên ngoài xâm nhập để cai trị Ấn Độ, do đó dẫn đến sự suy giảm kinh tế của Ấn Độ. Sau khi Ấn Độ giành độc lập, lực lượng an ninh của Ấn Độ tập trung vào các đường biên giới trên bộ. Nhưng giờ đây, thương mại hàng hải đang trở thành một chỉ số quan trọng trong câu chuyện tăng trưởng của Ấn Độ. Và do đó cần có một chính sách đại dương năng động, cần phải giữ cho các tuyến đường biển tự do, an toàn và an ninh cho tất cả mọi người.

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ hai vào tháng 5/2019, chính phủ do Thủ tướng Narendra Modi lãnh đạo đã đặt mục tiêu đưa nền kinh tế đạt 5 nghìn tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Đây là một cam kết khó khăn và đầy tham vọng, nhưng với điều kiện nền kinh tế Ấn Độ có các nền tảng cơ bản mạnh mẽ, đó không phải là điều không thể đạt được. Đại dịch Covid-19 chắc chắn sẽ trì hoãn các mốc thời gian có lẽ thêm ba đến bốn năm nữa, vì vậy chúng ta có thể xem xét năm 2028 để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Nhưng một điểm quan trọng hơn cần lưu ý là để đạt được mục tiêu, cần phải phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế biển xanh (Kinh tế Xanh lam), khái niệm các đại dương là “không gian phát triển chung”.

Ngân hàng Thế giới đã định nghĩa Kinh tế Xanh lam là “việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đại dương để tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế và việc làm cũng như sức khỏe hệ sinh thái đại dương”.[5] Nỗ lực phát triển của Ấn Độ sẽ ngày càng phụ thuộc vào Kinh tế Xanh lam và do đó không gian Đại dương trở nên quan trọng đối với Ấn Độ. Theo Bộ Vận tải biển Ấn Độ, khoảng 95% giao dịch theo khối lượng và 70% giá trị hàng hóa của Ấn Độ được thực hiện thông qua vận tải biển. Chương trình Sagarmala của Ấn Độ được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển các cảng trong nước thông qua việc khai thác đường bờ biển dài 7.500 km của Ấn Độ, 14.500 km đường thủy đầy tiềm năng và vị trí chiến lược trên các tuyến thương mại hàng hải quốc tế quan trọng. Tổng cộng 189 dự án đã được xác định để hiện đại hóa các cảng với khoản đầu tư 1,42 nghìn tỷ Rupi (22 tỷ USD) vào năm 2035. [6] Hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là yêu cầu chính đối với chương trình phát triển của Ấn Độ.

Sức mạnh hải quân và không quân ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông và các kế hoạch bành trướng của họ trong khu vực, đã làm dấy lên mối quan ngại rõ ràng, không chỉ giữa các nước ASEAN mà còn giữa các cường quốc khu vực khác, chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Trung quốc đang đơn phương áp đặt cái gọi là “Đường chín đoạn” lên các nước láng giềng nhỏ hơn, hoàn toàn không tuân theo các Công ước của Liên hợp quốc. Rõ ràng là cần phải đẩy lùi chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc và hướng tới một trật tự dựa trên luật lệ.

Đối thoại An ninh Tứ giác, thường được gọi là Quad - một diễn đàn chiến lược không chính thức giữa Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ, hiện đang được duy trì bằng các hội nghị thượng đỉnh bán thường kỳ, trao đổi thông tin và diễn tập quân sự giữa các nước thành viên. Cần phải chính thức hóa Bộ tứ và đưa nó vào chương trình nghị sự và dựa trên quy tắc, để ngăn chặn quyền bá chủ của Trung Quốc trong khu vực. Điều này sẽ khuyến khích một số, nếu không phải tất cả các quốc gia ASEAN tham gia vào nhóm, có khả năng Vương quốc Anh, Pháp và một số quốc gia châu Âu khác cũng tham gia.

Cần phải có nỗ lực thống nhất để làm đối trọng với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt là khi Liên hợp quốc tỏ ra không hiệu quả trong vấn đề này. Ấn Độ phải đóng một vai trò hàng đầu đối với mục tiêu đó, đối mặt với thái độ bá quyền của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc và phía Đông Ấn Độ. Điều này nên được thực hiện sớm, nếu không, thế giới có thể chứng kiến một kịch bản khi hành động thiếu quyết đoán có thể dẫn đến thế chiến thứ hai như đã từng xảy ra. Như Thủ tướng Ấn Độ Modi đã tuyên bố, giữ cho các tuyến đường giao thông trên biển được an toàn, bảo mật và tự do cho tất cả mọi người, do đó phải là ưu tiên không chỉ của Ấn Độ, mà đối với tất cả những ai coi trọng hòa bình và tự do.

Tác giả: Thiếu tướng Dhruv C. Katoch, Giám đốc Quỹ Ấn Độ

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: The Blue in India’s Flag – India Foundation

 

[1] https://indianexpress.com/article/opinion/columns/for-the-record-to-me-the-blue-chakra-or-wheel-in-indias-flag-represents-the-potential-of-the-blue-revolution-or-the-ocean-economy/

[2] ]https://www.business-standard.com/article/economy-policy/india-s-first-warship-export-to-mauritius-114121900027_1.html

[3] https://www.pmindia.gov.in/en/news_updates/text-of-the-pms-remarks-on-the-commissioning-of-coast-ship-barracuda/

[4]https://www.researchgate.net/publication/344443150_Maritime_History_of_Ancient_Hindu_Traders

[5] https://www.worldbank.org/en/news/infographic/2017/06/06/blue-economy

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục