Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương: quan hệ đối tác hướng tới tương lai chia sẻ chiến lược (Phần 4)

Mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương: quan hệ đối tác hướng tới tương lai chia sẻ chiến lược (Phần 4)

Trong bối cảnh chính trị khu vực và toàn cầu thay đổi, Ấn Độ và Việt Nam là những đối tác có tầm quan trọng chiến lược trong thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương. Đối với Ấn Độ, Việt Nam là một đối tác quan trọng mà qua đó có thể nâng cao lợi ích kinh tế và chiến lược của mình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mặt khác, Việt Nam chú trọng đến Ấn Độ để tăng cường an ninh và hợp tác khu vực.

02:33 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 3)

Mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương:
quan hệ đối tác hướng tới tương lai chia sẻ chiến lược
    

TS Sanghamitra Sarma*

Từ năm 2011, xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam đã có sự tiến bộ đáng kể (Bảng 1). Tuy nhiên, tính theo tỷ lệ phần trăm tăng trưởng, trong 5 năm qua đã cho thấy thậm chí có giảm tốc. Điều này có thể do các yếu tố như sự sụt giảm về khối lượng và giá cả của rổ hàng hoá mà Ấn Độ xuất khẩu sang Việt Nam. Cũng theo tính toán này, nhập khẩu cũng đã cho thấy xu hướng tương tự. Phần thú vị nhất là, tỉ lệ phần trăm  xuất khẩu và nhập khẩu trong tổng số rổ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của Ấn Độ vẫn ổn định. Với tổng thương mại đạt gần 8 tỷ USD, Việt Nam đang dần nổi lên như là một trong những đối tác thương mại quan trọng trong khu vực ASEAN, theo sát Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Tỷ lệ phần trăm của thương mại Việt Nam vẫn còn rất nhỏ, khoảng 1,22% trong tổng thương mại của Ấn Độ. Tuy nhiên, tỷ lệ này được dự kiến ​​sẽ tăng trong tương lai gần với việc thực hiện các FTA ASEAN - Ấn Độ trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, việc này có thể được bổ sung bằng tăng năng lực sản xuất của cả Ấn Độ và Việt Nam do thu hút được nhiều FDI trong lĩnh vực sản xuất. Ấn Độ có thể tiếp tục gặt hái những lợi ích của mối quan hệ kinh tế song phương nếu nó được tích hợp vào các chuỗi khu vực đối tác kinh tế toàn diện (RCEP) và cũng biểu hiện một lộ trình kinh tế cho hành lang kinh tế sông Mekong - sông Hằng.     

Bảng 1: Trao đổi Thương mại Ấn Độ-Việt Nam (2011-2016) đơn vị tính triệu đô la Mỹ

 

Ngoài việc Ấn Độ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ, hai nước cũng đã thành lập Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ trong năm 2009. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Ấn Độ. Về đầu tư, Ấn Độ đứng thứ 30 trên bậc thang đầu tư của Việt Nam[1]. Năm 2015, đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam là 507 triệu USD[2]. Các khoản đầu tư chính của Ấn Độ là vào sản xuất đường, thăm dò và khai thác dầu và khí đốt, dầu ăn, dược phẩm, đồ nội thất văn phòng và các ngành công nghiệp nhựa. Ðại sứ Việt Nam tại Ấn Ðộ, Tôn Sinh Thành, trong phát biểu ngày 12 tháng 4 năm 2016 mới đây rằng Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp ưu đãi cho các công ty Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam. Ông cũng hoan nghênh các công ty Ấn Độ đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí, dệt may, ngành công nghiệp hỗ trợ, dược phẩm, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin, cơ khí, phát triển hạ tầng và năng lượng tái tạo[3].

2.2.2 Con đường phía trước:

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và Việt Nam đã tăng, mặc dù không ổn định trong những năm qua. Tuy hai nước đã phát triển mối quan hệ chính trị và ngoại giao kể từ thời kỳ hậu thuộc địa, nhưng hợp tác kinh tế lại không thể theo kịp. Điều này về cơ bản là do sự khác biệt trong cách tiếp cận chính sách đối ngoại và trong cơ chế tổ chức. Khi quan hệ kinh tế và thương mại đã chính thức được thành lập sau năm 1990 lại có những hạn chế khác như thiếu sự kết nối trực tiếp giữa New Delhi và Hà Nội. Hơn thế nữa, Ấn Độ và Việt Nam lại xuất khẩu các chủng loại hàng hoá giống nhau. Mặc dù cả hai nước sẵn sàng ký một Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng cả hai bên đều tỏ ý rằng nên thực hiện sau khi đã tự do hóa đầy đủ và xây dựng sức mạnh cạnh tranh cho ngành công nghiệp.

Đà tăng trưởng của hai nền kinh tế Ấn Độ và Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội cho tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Để đạt được mục tiêu thương mại song phương 20 tỷ USD vào năm 2020, hai nước sẽ cần phải tăng cường xuất khẩu và nhập khẩu, phát triển các kết nối trực tiếp và thường xuyên, thúc đẩy du lịch giữa hai nước, tăng cường khả năng cạnh tranh, đàm phán nới lỏng quy định thị thực cho các doanh nhân và gia tăng đầu tư lẫn nhau.25 Về đầu tư, một sự phát triển đáng khích lệ là vốn đầu tư hơn 230 triệu USD của Ấn Độ tại Việt Nam trong năm 2015 đã đưa tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tăng lên hơn 530 triệu USD[4].

Chính sách Hành động phía Đông (AEP) của Chính phủ Narendra Modi đã tạo ra một xu hướng mới cho quan hệ Ấn Độ - ASEAN nói chung và quan hệ Ấn Độ - Việt Nam nói riêng. Hành động Phía Đông đã xác định ba trụ cột của sự tham gia mạnh mẽ của Ấn Độ với ASEAN, trong đó Việt Nam cũng là một thành viên. Ba trụ cột này là thương mại, văn hóa và liên kết. Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng trong Hành động Phía Đông của Ấn Độ. Các lực đẩy đối với Hành động Phía Đông của Chính phủ Ấn Độ hiện nay dự kiến sẽ thúc đẩy sự hợp tác hiện có cũng như tạo ra triển vọng cho các lĩnh vực hợp tác mới.

Ấn Độ đã thể hiện sự quan tâm và chào đón đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã ký trong tháng 2 năm 2016. Việc thực hiện Hiệp định TPP có thể sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam vì nó được dự kiến ​​sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam hơn 30% trong vòng 10 năm[5]. Ấn Độ, trong đã đưa ra dấu hiệu cho thấy, họ sẽ nghiêm túc xem xét các cơ hội đầu tư tại Việt Nam để xuất khẩu sang các nước thành viên TPP khác[6]. Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra gói tín dụng ưu đãi trị giá 300 triệu USD cho các khoản đầu tư trong ngành dệt may của Việt Nam hơn mười năm sử dụng thiết bị Ấn Độ, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)[7]. Tuy nhiên, các khoản ưu đãi thuế quan đã nêu ra một số mối quan tâm đối với Ấn Độ. Trong mối liên hệ này, sự tham gia của Ấn Độ trong khu vực thương mại tự do toàn diện châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) hoặc tham gia một TTP mở rộng có thể mở ra lợi nhuận xuất khẩu rất lớn đến hơn 500 tỷ đô la một năm[8]. Các khả năng của Ấn Độ gia nhập TPP tất nhiên có thể được dự kiến ​​chỉ trong tương lai gần, khi TPP bắt đầu được đưa vào thực tế thực hiện.

Trong mọi trường hợp, các trụ cột hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ và Việt Nam cần nâng cấp phù hợp để bắt kịp với nhu cầu thay đổi của kịch bản kinh tế toàn cầu. Kể từ khi trở thành đối tác chiến lược năm 2007, hai bên đã có nhiều cải thiện trong việc gia tăng đầu tư và khối lượng thương mại, tuy nhiên, vẫn cần phải tiếp tục tìm kiếm các lợi ích chung về các vấn đề kinh tế mà có thể tạo ra chiều hướng tốt cho sự phát triển quan hệ song phương. (Xem tiếp phần 5)

* Nghiên cứu viên, Hội đồng nghiên cứu thế giới của Ấn Độ, New Delhi, Ấn Độ.


[1] "Thương mại Ấn Độ-Việt Nam có thể tăng lên đến 20 tỷ USD vào năm 2020: Thanh", The Economic Times, ngày 13 tháng 01 năm 2015,  http://articles.economictimes.indiatimes.com/2015-01-13/news/58024495_1_pharmaceutical-research-and-production-india-and-vietnam-india-vietnam truy cập ngày 06 tháng 7 2016.

[2] "Việt Nam có cơ hội lớn cho các công ty của Ấn Độ", The Hindu, ngày 03 tháng 6 năm 2016, http://www.thehindu.com/news/cities/chennai/vietnam-has-vast-opportunities-for-indian-companies/article8684646.ece truy cập ngày 06 tháng 7 2016.

[3] "Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư Ấn Độ: Đại sứ", Việt Nam Plus, 13 tháng 4 năm 2016, http://en.vietnamplus.vn/vietnam-welcomes-indian-investors-ambassador/91769.vnp truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2016.

[4] Phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành Hội nghị thượng đỉnh đầu tư Vibrant Gujarat Gloabl tổ chức tại Gandhinagar, Gujarat vào ngày 12 háng 01 năm 2015, cho thấy rằng thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và Việt Nam có thể sẽ chạm mốc 20 tỷ USD vào năm 2020. Đã dẫn. Số 24.

[5] "Các công ty Ấn Độ nên tăng cường đầu tư tại Việt Nam để tận dụng các hiệp định thương mại", Tuổi Trẻ News, 17 tháng 7 năm 2015, http://tuoitrenews.vn/business/29264/indian-firms-advised-to-increase-investment-in-vietnam-to-leverage-trade-deals truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2016.

[6] "Ấn Độ nhảy vào viễn cảnh TPP ở Việt Nam", Tuổi Trẻ News, 21 tháng 7 năm 2015, http://tuoitrenews.vn/business/29349/tpp-train-too-attractive-for-vietnam-to-miss truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2016.

[7] Như trên.

[8] "Khảo sát kinh tế 2015-16 – Khu vực ngoài nước", không có ngày, http://indiabudget.nic.in/es2015-16/echapvol2-04.pdf truy cập ngày 14 tháng 7 2016.

Nguồn:

Cùng chuyên mục